Bài 52: Rửa chân

- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu)
- Bài 1: Thức dậy sớm, mở mắt tuệ giác
- Bài 2: Thỉnh chuông tỉnh thức
- Bài 3: Nghe chuông chính niệm
- Bài 4: Đắp y, mặc áo quần
- Bài 5: Xuống giường, gieo giống từ bi
- Bài 6: Bước chân không sát hại
- Bài 7: Đi ra khỏi phòng
- Bài 8: Vào nhà vệ sinh, bỏ tham, sân, si
- Bài 9: Rửa sạch
- Bài 10: Rửa sạch nhơ bẩn
- Bài 11: Rửa tay
- Bài 12: Rửa mặt
- Bài 13: Uống nước từ bi
- Bài 14: Pháp y năm điều
- Bài 15: Pháp y bảy điều
- Bài 16: Pháp y giải thoát
- Bài 17: Trải tọa cụ, ươm tâm linh
- Bài 18: Trang nghiêm trên điện Phật
- Bài 19: Ca ngợi Phật
- Bài 20: Lễ bái Phật
- Bài 21: Cúng bình sạch
- Bài 22: Chơn ngôn uống nước
- Bài 23: Quán tưởng trước khi múc cơm
- Bài 24: Quán tưởng khi đã múc cơm
- Bài 25: Cúng cơm cho chúng sinh
- Bài 26: Cúng cơm cho chim đại bàng
- Bài 27: Cúng cơm cho quỷ thần
- Bài 28: Ăn cơm chính niệm
- Bài 29: Nâng bát cơm ngang trán
- Bài 30: Ba điều phát nguyện khi ăn cơm
- Bài 31: Năm điều quán tưởng khi đang ăn
- Bài 32: Kết thúc ăn cơm
- Bài 33: Rửa chén bát
- Bài 34: Khi mở bát cơm ăn
- Bài 35: Nhận phẩm vật cúng dâng
- Bài 36: Cầm tăm xỉa răng
- Bài 37: Xỉa răng sau khi ăn
- Bài 38: Đánh răng súc miệng
- Bài 39: Khi cầm tích trượng
- Bài 40: Trải dụng cụ ngồi thiền
- Bài 41: Tư thế ngồi thiền
- Bài 42: Chính niệm lúc ngủ
- Bài 43: Nhìn thấy nước chảy
- Bài 44: Khi gặp sông lớn
- Bài 45: Khi thấy cầu đường
- Bài 46: Bài kệ tắm Phật
- Bài 47: Tán dương Phật Tổ
- Bài 48: Kinh hành quanh tháp
- Bài 49: Thăm viếng bệnh nhân
- Bài 50: Cạo bỏ tóc râu
- Bài 51: Tắm rửa thân thể
- Bài 52: Rửa chân
- Tài liệu tham khảo
I. Nguyên tác và phiên âm
洗足 若洗足時, 當願眾生, 具神足力, 所行無礙。 唵,藍莎訶。 |
Tẩy túc Nhược tẩy túc thời, Đương nguyện chúng sinh, Cụ thần túc lực, Sở hành vô ngại. Án, Lam sa-ha. |
II. Dịch nghĩa: Rửa chân
Mỗi khi dùng nước rửa chân,
Cầu cho tất cả chúng sinh,
Có được phép mầu thần túc,
Chỗ đi hành động thong dong.
Oṃ Raṃ svāhā.
III. Chú thích từ ngữ
Tẩy túc (洗足): Rửa chân.
Thần túc (神足, S. ṛddhi-pāda): Một trong sáu loại thần thông. Đồng nghĩa với thần túc lực (神足力), thần túc thông (神足通), thần túc biến hóa (神足變化), thần túc thị hiện (神足示現), hoặc như ý túc (如意足). Thần túc là đôi chân thần kỳ, có khả năng tự do di động rất phi thường gồm biến hóa, phi thân, khinh thân, xuyên vách, độn thổ, độn thủy. Đức Phật không cho phép tăng sĩ sử dụng thần thông nói chung và thần túc thông nói riêng. Đức Phật khích lệ sử dụng “giáo hóa thần thông” tức “giáo dục là một phép mầu”. Điều này cho thấy đức Phật nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong việc chuyển hóa nhân tâm.
Vô ngại (無礙, S. apratihata): Không có chướng ngại, không bị trở ngại, không gặp trục trặc, không bị kháng cự. Từ “vô ngại trí” có nghĩa là “trí tuệ vô ngại, tự tại” (自在無礙的智慧), tên gọi khác của Phật trí của Phật (佛智).
IV. Giải thích gợi ý
Chân là bộ phận thấp nhất của cơ thể. Giẫm đạp trên mặt đất, nếu không mang dép, chân có thể đạp lên gai góc, dẫn đến đau nhức, thương tật, hoặc đạp lên mìn có thể bị đứt chân, tổn mạng, đạp trên các vật dơ thì chân bị xú uế. Trước khi đi ngủ, ta phải rửa chân cho sạch sẽ, kích hoạt các huyệt đạo dưới lòng bàn chân. Đi trên các loại dép y khoa lồi lõm nhằm kích hoạt các huyệt đạo. Thực tập như thế làm chân ta được khỏe hơn. Mỗi khi ngâm chân trong chậu nước nóng có dược liệu như gừng, muối hạt hay một số loại dược liệu hỗ trợ khác, ta cũng phải đọc bài kệ rửa chân này.
Trong thời đức Phật, mỗi buổi sáng sau khi đi khất thực về, công việc đầu tiên các tu sĩ phải làm là rửa sạch đôi tay, rửa mặt, rửa chân rồi mới ngồi vào bàn ăn. Đây là cách các vị khất sĩ không làm cho những đồng tu ngồi xung quanh bị phiền não vì cái mùi khó chịu của chân dơ.
Ở phương Tây, vào mùa lạnh, người ta thường mang vớ, hoặc mang giày có tất. Khi về nhà, mở giày dép ra, mùi hôi chân rất khó chịu, phải rửa chân, thay vớ rồi mới ngồi vào bàn ăn. Khi rửa chân, ta mong mình và mọi người có được thần túc thông, đi trên mặt nước, có khả năng độn thổ, bay xa mà không cần sử dụng các phương tiện giao thông. Ngày nay, máy bay có thể đưa ta đi hàng ngàn kilomet trong vòng vài giờ, có mặt từ nửa trái đất này qua nửa trái đất khác. Tương tự, xe lửa cao tốc, xe hơi có thể vận chuyển chúng ta từ nơi này đến nơi khác. Các phương tiện giao thông hữu hiệu nêu trên có thể được xem là “thần túc thông” trong thời hiện đại, theo đó, không cần huấn luyện, chỉ cần sử dụng các dịch vụ giao thông này, ta có đôi chân thần túc, có mặt khắp mọi nơi.
Trong vòng hai chục năm tới, nếu thí nghiệm biến ô xy thành công trên bề mặt mặt trăng, Hoa Kỳ có thể thực hiện các chuyến du lịch trên mặt trăng. Giá du hành mặt trăng dự kiến trung bình khoảng 500.000 USD/ người. Với các phát minh hiện đại này, không cần phải có thần túc thông, ta vẫn bay đến được mặt trăng bằng các loại phi thuyền.
Chức năng của đôi chân là đi. Nương vào đôi chân sạch sẻ, ta cầu mong cho mình và mọi người đạt được sự “đến đi vô ngại”. Khi ta đã quyết tâm xuất phát, ta đều phải có mục đích đến, nương theo mục đích đó, ta quyết tâm đạt được mọi thành tựu tốt đẹp trong đời.
“Sở hành” là “sự đi”, cũng có nghĩa “các việc ta làm”. Khi cất bước đi, ta mong cho mình được thong dong tự tại trong hành động lời nói, thân thể. Thong dong khác với “làm càn”. Người làm càn thường không tôn trọng luật pháp, không giữ chính niệm, không để ý, để tứ, thích là cứ khạc nhổ, quăng xả rác bừa bãi, nên dễ dàng bị phạt trong thế giới văn minh. Đôi với người thong dong tự tại thì trong lối đi, nếp suy nghĩ, dáng đứng, điệu ngồi, cách nằm đều thể hiện cái đẹp trang nghiêm toát ra từ trong tâm. Khi tâm có chính niệm tỉnh thức, không cần gắng gượng để ý tới, sự thong dong vẫn thể hiện ra một cách tự nhiên. Người sống thong dong không còn vướng bận gì trong cuộc đời, lúc nào an vui hạnh phúc. Người thong dong thưởng nở nụ cười hoan hỷ, thể hiện rạng rỡ trên gương mặt. Sống thong dong là sống vô chấp, sống bình an.
Tóm lại, bài kệ này dạy ta nghệ thuật sống chính niệm trong động tác đi, đứng của chân. Nhờ chính niệm, những việc làm bình dị đều mang lại chất liệu an vui.
V. Câu hỏi ôn tập
1. Thế nào là “thần túc”?
2. Làm thế nào để đạt được “sở hành vô ngại”?
***
- Mười giới Sa di là bản chất đích thực của một vị Sa di Thích Nhất Hạnh
- Mười Hai Lời Nguyện Chùa Linh Xứng Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Các Giới Khinh Của Bồ Tát Giới Tây Tạng Tác giả: Alexander Berzin /August 1997, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người Hạnh Trung
- Tìm hiểu ý nghĩa của Giới trong Ngũ uẩn và Cõi giới TS Huệ Dân
- Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược Thiền sư Thích Duy Lực
- Truyền giới Bồ tát Vô Sanh Pháp Nhẫn tại Tổ đình Hàn Quốc Thích Vân Phong đưa tin
- Tìm Hướng Đi Lên Thích Minh Thông
- Ý nghĩa tuyển Phật trường Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
- Mười điều thiện Phúc Trung
- Công dụng của Giới đức Tỳ kheo Thanissaro - Bình Anson lược dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người 23/07/2013 17:01:00 |
![]() |
Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) 02/05/2015 19:43:00 |
![]() |
Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược 02/05/2012 20:01:00 |
![]() |
Mười điều thiện 28/08/2011 10:24:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)