image

Khóa tu và nghi thức Xuất gia gieo duyên

“Xuất gia gieo duyên” là cơ hội giúp cho mọi người, nhất là các bạn trẻ muốn trở thành người tu nhưng không đoan chắc rằng mình có thể đi trọn vẹn sự chọn lựa đó, hiểu thấu được ý nghĩa, giá trị, lợi ích của người xuất gia, từ đó, dễ dàng quyết định mục đích sống và lý tưởng dấn thân.

Bài mới        

Tìm hiểu tên chính xác của Kinh Dược Sư

Tìm hiểu tên chính xác của Kinh Dược Sư

Kinh Dược Sư thuộc loại Kinh nhật tụng. Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là vị Phật có công năng chữa bệnh. Trong kinh, Đức Phật Thích Ca giới thiệu Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật là vị vua về thầy thuốc. Khi còn hành Bồ Tát đạo, ngài đã phát 12 đại nguyện để cứu độ chúng sinh. Đức Phật dạy, hành trì kinh Dược Sư giúp cho chúng ta được tiêu trừ ách nạn, kéo dài thọ mạng. Các chùa từ mùng 8 tháng giêng trở đi thường khai đàn Dược Sư để đại chúng cùng tụng đọc và hành trì kinh. Kinh được các Phật tử trì tụng với niềm tin chữa được những đau khổ từ thân và tâm, từ đó giúp người hành trì Kinh có cuộc sống an lạc hơn. Đặc biệt là đoạn Chú Dược Sư quán đỉnh chân Ngôn.
Khóa tu và nghi thức Xuất gia gieo duyên

Khóa tu và nghi thức Xuất gia gieo duyên

“Xuất gia gieo duyên” là cơ hội giúp cho mọi người, nhất là các bạn trẻ muốn trở thành người tu nhưng không đoan chắc rằng mình có thể đi trọn vẹn sự chọn lựa đó, hiểu thấu được ý nghĩa, giá trị, lợi ích của người xuất gia, từ đó, dễ dàng quyết định mục đích sống và lý tưởng dấn thân.
Hãy Thiền Như Một Kẻ Khờ

Hãy Thiền Như Một Kẻ Khờ

Trong lịch sử Thiền Tông Nhật Bản có một Thiền sư nổi tiếng, trong pháp danh có nghĩa “Kẻ rất mực là ngu” nhưng ngài thực sự là một nhà thơ lớn, một nhà thư pháp nổi tiếng: Ryōkan Taigu (1758-1831), tên phiên âm là Lương Khoan Đại Ngu. Ngài là một thiền sư thi sĩ dòng Tào Động ở Nhật Bản. Ryōkan được nhớ đến nhờ thơ ca và thư pháp, thể hiện tinh hoa của đời sống Thiền. Thơ của Ryōkan đa dạng, từ thơ chữ Hán theo thể Đường luật, đến các thể thơ riêng của Nhật Bản như waka và haiku. Cuộc đời và những dòng thơ của ngài gắn liền nhau trong khung lịch sử thơ mộng của Thiền Tông Nhật Bản.
Những Món Quà Ngài Để Lại: Di Sản Giáo Pháp của Ajaan Dune Atulo

Những Món Quà Ngài Để Lại: Di Sản Giáo Pháp của Ajaan Dune Atulo

Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ. Sáu năm sau, thất vọng với nếp sống của một tăng sĩ thất học, ngài rời đi để học ở Ubon Ratchathani, nơi ngài kết bạn với Ajaan Singh Khantiyagamo và tái xuất gia vào tông phái Dharmayut. Không lâu sau đó, ngài và Ajaan Singh gặp Ajaan Mun, người vừa trở về vùng Đông Bắc Thái Lan sau nhiều năm lang thang. Ấn tượng với những lời dạy và pháp thực hành của Ajaan Mun, cả hai tu sĩ đều từ bỏ việc học và bắt đầu cuộc sống thiền định lang thang dưới sự hướng dẫn của ngài Ajaan Mun. Vì vậy họ là hai đệ tử đầu tiên của Ajaan Mun. Sau khi lang thang 19 năm qua rừng núi Thái Lan và Campuchia, Ajaan Dune nhận được lệnh từ cấp trên giáo hội của mình để đứng đầu một tu viện kết hợp học tập và thực hành ở Surin. Do đó, ngài đảm nhận chức vụ trụ trì của Wat Burapha, ở giữa thị trấn từ năm 1934. Ngài ở đó cho đến khi qua đời vào năm 1983. Và sau đây là những lời dạy của ngài, với cách xưng hô tôn kính là Luang Pu.
Như Huyễn Như Mộng

Như Huyễn Như Mộng

Kinh Kim Cang dạy chúng ta quán chiếu thế gian bằng tinh thần của bài kệ Lục Như là để “Nhậm vận thịnh suy vô bố úy” như Thiền sư Vạn Hạnh viết, và để đạt đến cảnh giới “vô hữu khủng bố, viển ly điên đảo, mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn” của Trí Tuệ Bát Nhã. Phần này có thể được coi là quan trọng nhất trong kinh. Lục Tổ giảng về pháp Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa (Maha Prajna Paramita), có nghĩa là đại trí huệ đến bờ bên kia. Pháp tu này đạt thẳng mục đích của Thiền là Kiến Tánh Thành Phật. Tất cả chúng sinh, từ người ngu đến kẻ trí đều có Phật Tánh như nhau. Có khác nhau chăng chỉ là kẻ mê, người ngộ. Vì vậy nên LụcTổ chỉ rõ thêm, "Phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ Đề; niệm trước mê tức phàm phu, niệm sau ngộ tức Phật. Niệm trước chấp cảnh tức phiền não, niệm sau lìa cảnh tức Bồ đề." Thế nào là mê, mê đây là không thấy được tự tánh của mình. "Bản tánh là Phật, lìa tánh chẳng có Phật ... Trí Bát Nhã đều từ bản tánh mà sanh, chẳng phải từ bên ngoài vào, không nên lầm với ý thức." Tất cả muôn pháp đều ở trong tự tánh của con người, hoặc nói cách khác là tự tánh bao hàm muôn pháp.
Mối quan hệ giữa Phật giáo và Nhân quyền

Mối quan hệ giữa Phật giáo và Nhân quyền

Lịch sử trí thức của vần đề nhân quyền rất phức tạp và không thể được đào sâu ở đây (Ishay, 2008; Donnelly 2013). Chúng ta có thể chỉ đơn giản ghi nhận rằng những tiền đề trực tiếp của nhân quyền ngày nay được nói đến như là các quyền "tự nhiên", nói một cách khác, quyền xuất phát từ bản chất của con người. Từ thế kỷ XVII trở đi, các triết gia và chính khách bắt đầu định nghĩa các quyền này và ghi nhận chúng trong hiến pháp, lời tuyên bố, hiến chương và tuyên ngôn trong một truyền thống mà nó đã tiếp tục đi vào thời hiện đại.
Ký Sự Hành Hương Nhật Bản

Ký Sự Hành Hương Nhật Bản

Kyoto là một thung lũng nhỏ có 1.500.000 dân, hơn 11 thế kỷ. Nơi đây có 18 công trình di sản văn hóa thế giới. Chùa Vàng Kinkaku-ji và chùa Thanh Thủy là hai di sản văn hóa thế giới.
Những Yếu Tố Tạo Nên Sự Kỳ Vĩ Của Thắng Hoan Đại Sư

Những Yếu Tố Tạo Nên Sự Kỳ Vĩ Của Thắng Hoan Đại Sư

Duy Thức Học là bộ môn khó trong Giáo Lý Phật Pháp Đại Thừa, thế mà Ngài đi sâu vào đó, khai thác, khảo nghiệm. Ngài xứng đáng là : “Bậc Thầy của những bậc Thầy”, nghĩa là giảng dạy, huấn luyện tu nghiệp cho những giảng sư Phật Pháp, Sứ Giả Như Lai. Bởi vì Duy Thức Học áp dụng vào cuộc sống là lĩnh vực khó và mới, ngay cả đối với nhiều tu sỹ cho nên việc giảng dạy của Ngài trong các Khóa An Cư, Khóa Tu Bắc Mỹ càng cần thiết và bổ ích thiết thực. Giảng dạy cho Phật tử nơi các đạo tràng thì tương đối dễ nhưng giảng dạy cho tu sỹ thì khó hơn nhiều, nhưng với việc triển khai Duy Thức Học, chức năng này không khó và rất xứng đáng với vai trò của Ngài.
Thân – khẩu – ý trong đời sống và tâm lý con người.

Thân – khẩu – ý trong đời sống và tâm lý con người.

Kinh điển Phật giáo đã dẫn ra cho con người rất nhiều những giá trị cốt lõi không nhầm lẫn với những hình thái mê tín dị đoan, những bậc chân sư cũng đã thuyết giảng cho tín đồ phật tử về việc vận dụng Kinh điển giáo lý vừa đúng tinh thần nhà Phật vừa phù hợp đời sống thực tế để không sai lạc vào chấp mê, chấp ngộ, như vậy chúng ta thấy được rằng các vị chân sư chính là người dẫn dắt tinh tấn, thiện lành để giúp con người chúng ta khai sáng được nhiều chân lý trong cuộc sống và đạo Phật đã mở ra con đường an lạc khi chúng sinh đang ngụp lặn giữa biển bờ đau khổ, bế tắc và mù mịt lối ra.
Lịch khóa tu và các ngày lễ lớn trong năm 2023 tại chùa Giác Ngộ

THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH LAN TỎA CHÁNH PHÁP KỲ 7 (CP7 )

ẤN TỐNG MÁY NGHE PHÁP THOẠI KỲ 6 (C270)

ẤN TỐNG THÁNH ĐIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM (ĐẠI TẠNG KINH TIẾNG VIỆT) (C200)

THƯ VẬN ĐỘNG CÚNG DƯỜNG TRAI PHẠN VÀ HỘ TRÌ CHO KHÓA TU KỲ 8 (GN8)

HÙN PHƯỚC XÂY DỰNG CHÙA QUAN ÂM ĐÔNG HẢI – SÓC TRĂNG (QAĐH – 3)

Bài viết theo ngày - tháng

first first Tháng 3, 2024 first first
Chủ nhật Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy
1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
31

Bình luận cuối cùng

avatar Chính Phan Chí vào lúc 26/11/2023 13:54:45

Đăng nhập