Bài 42: Chính niệm lúc ngủ

- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu)
- Bài 1: Thức dậy sớm, mở mắt tuệ giác
- Bài 2: Thỉnh chuông tỉnh thức
- Bài 3: Nghe chuông chính niệm
- Bài 4: Đắp y, mặc áo quần
- Bài 5: Xuống giường, gieo giống từ bi
- Bài 6: Bước chân không sát hại
- Bài 7: Đi ra khỏi phòng
- Bài 8: Vào nhà vệ sinh, bỏ tham, sân, si
- Bài 9: Rửa sạch
- Bài 10: Rửa sạch nhơ bẩn
- Bài 11: Rửa tay
- Bài 12: Rửa mặt
- Bài 13: Uống nước từ bi
- Bài 14: Pháp y năm điều
- Bài 15: Pháp y bảy điều
- Bài 16: Pháp y giải thoát
- Bài 17: Trải tọa cụ, ươm tâm linh
- Bài 18: Trang nghiêm trên điện Phật
- Bài 19: Ca ngợi Phật
- Bài 20: Lễ bái Phật
- Bài 21: Cúng bình sạch
- Bài 22: Chơn ngôn uống nước
- Bài 23: Quán tưởng trước khi múc cơm
- Bài 24: Quán tưởng khi đã múc cơm
- Bài 25: Cúng cơm cho chúng sinh
- Bài 26: Cúng cơm cho chim đại bàng
- Bài 27: Cúng cơm cho quỷ thần
- Bài 28: Ăn cơm chính niệm
- Bài 29: Nâng bát cơm ngang trán
- Bài 30: Ba điều phát nguyện khi ăn cơm
- Bài 31: Năm điều quán tưởng khi đang ăn
- Bài 32: Kết thúc ăn cơm
- Bài 33: Rửa chén bát
- Bài 34: Khi mở bát cơm ăn
- Bài 35: Nhận phẩm vật cúng dâng
- Bài 36: Cầm tăm xỉa răng
- Bài 37: Xỉa răng sau khi ăn
- Bài 38: Đánh răng súc miệng
- Bài 39: Khi cầm tích trượng
- Bài 40: Trải dụng cụ ngồi thiền
- Bài 41: Tư thế ngồi thiền
- Bài 42: Chính niệm lúc ngủ
- Bài 43: Nhìn thấy nước chảy
- Bài 44: Khi gặp sông lớn
- Bài 45: Khi thấy cầu đường
- Bài 46: Bài kệ tắm Phật
- Bài 47: Tán dương Phật Tổ
- Bài 48: Kinh hành quanh tháp
- Bài 49: Thăm viếng bệnh nhân
- Bài 50: Cạo bỏ tóc râu
- Bài 51: Tắm rửa thân thể
- Bài 52: Rửa chân
- Tài liệu tham khảo
I. Nguyên tác và phiên âm
睡眠 以時寢息, 當願眾生, 身得安隱, 心無亂動。 (觀想此阿字輪一氣持二十一遍) |
Thụy miên Dĩ thời tẩm tức, Đương nguyện chúng sinh, Thân đắc an ổn, Tâm vô loạn động. (Quán tưởng thử A tự luân nhất khí trì nhị thập nhất biến). |
II. Dịch nghĩa: Ngủ nghỉ
Việc xong đến giờ nằm ngủ,
Cầu cho tất cả chúng sinh,
Thân không bệnh tật, mạnh khỏe,
Tâm không loạn động bình an.
Quán chữ A hăm mốt lần,
Trong một hơi thở ra vào.
III. Chú thích từ ngữ
Thụy miên (睡眠): 1) Ngủ nghỉ, đi ngủ, 2) Cảm giác buồn ngủ (睡覺). Khi ngủ nghỉ, sáu giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, ý giác) trở nên hôn muội, không thể thấy, nghe, ngửi, biết nên gọi là “thùy miên vô tâm” (睡眠無心). Ngủ nhiều sinh tham dục và ngu muội. Người xuất gia ăn ít, ngủ ít, hưởng thụ ít, nhờ đó, sống thọ và có giá trị.
Tẩm (寢): 1) Ngủ, nghỉ ngơi, dừng nghỉ, 2) Phòng nằm nghỉ, phòng nghỉ.
Tức (息): 1) Thở, hơi thở, 2) Nghỉ ngơi, dừng lại. “Sổ tức quán” (數息觀, S. ānāpāna) có nghĩa là theo dõi và đếm hơi thở [ra vào], là cách làm cho tinh thần an ổn (資神安隱), dứt trừ vọng niệm (停止心想), thể đạt buông xả (捨).
An ổn (安隱): An lạc, thư thái. Đây là trạng thái không bệnh, không phiền (無有病惱), lìa khỏi mọi sợ hãi (離怖畏).
Loạn động (亂動, S. vikṣepa): Rối loạn và dao động, dao động và bất an. Loạn động tâm trí (S. mano-vispandita). Đây là trạng thái tâm đánh mất chính niệm, dao động theo hoàn cảnh. Tu chính niệm là pháp đối trị tâm loạn động, nhờ đó, thân tâm an ổn.
IV. Giải thích gợi ý
Sau nhiều giờ làm việc trong ngày, những căng thẳng thường đè nén trên dòng cảm xúc. Để sức khỏe được tốt, ta nên phân thời gian biểu rõ ràng. Đến giờ thức dậy, giờ tụng kinh, vệ sinh cá nhân, ăn sáng, làm Phật sự, học hỏi Phật pháp, làm trực nhật, từ sáng đến chiều tối, ta nên phân thời khóa biểu. Giữ chính niệm trong công việc, giờ nào việc đó, ta sống không bị áp lực, tâm trở nên thoải mái. Không kiêm nhiệm 2-3 việc trong cùng thời điểm, vì hiệu quả sẽ không cao, làm tâm bị đừ đẩn và mệt mỏi.
Kết thúc một ngày làm việc, trước khi đi ngủ, ta cần nhớ ba điều: (i) Tư thế nằm phải thoải mái; gối không quá cao; hai tay không để trên ngực, bụng; duỗi tay theo chiều dọc của thân; hít thở nhẹ nhàng, theo dõi hơi thở ra vào để tâm thật sự bình an, thân được thư thái, (ii) Đang nằm trên giường, ta chỉ nhớ đến giấc ngủ. Đừng đèo bồng công việc và trách nhiệm của ngày hôm sau trong giấc ngủ. Đừng ký ức lại công việc diễn ra trong ngày. Tâm không rượt đuổi quá khứ, rong ruỗi với tương lai.
Rượt đuổi quá khứ làm mình mệt mỏi. Ký ức như một bộ phim có những kỷ niệm vui, buồn. Nhớ chuyện buồn thì nỗi buồn gia tăng gấp đôi, tự hâm nóng bất hạnh thêm một lần nữa. Nhớ chuyện vui khi chuyện vui không còn, rơi vào trạng thái nuối tiếc. Ký ức vui hay buồn đều làm tổn thất năng lượng tâm, trằn trọc băn khoăn nên giấc ngủ chẳng thành.
Rong chạy tương lai là tự tạo nhiều áp lực đối với những gì chưa diễn ra. Lên giường ngủ, ta chỉ nhớ hơi thở, chỉ việc ngủ thôi, đừng nhớ chuyện gì khác. Có thể niệm Phật thầm kín trong tâm, để tâm nhẹ nhàng, thư thái. Có thể đếm con số trong niệm Phật. Niệm một câu danh hiệu Phật thì tính là con số một. Cứ như thế, đến lần 18 thì quay trở lại số một. Khi niệm Phật có thể lần chuỗi để hỗ trợ tập trung. Có thể dùng sổ niệm Phật công cứ để ghi chép trong tâm được rõ ràng. Giữ chính niệm với hơi thở, buông bỏ mọi thứ, giấc ngủ diễn ra dễ dàng và nhờ đó, ta ngủ thật sau, sức khỏe phục hồi thật nhanh.
Người bị bệnh mất ngủ nên thực tập quán thân mình là khúc gỗ. Khúc gỗ vốn không có cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức, tình cảm, thái độ, nói chung không có hoạt động của ý thức. Khi hoạt động ý thức tạm ngưng, ta dễ ngủ. Đồng thời, ta nên quán niệm: “Tôi đang là một khúc gỗ, khúc gỗ đang là tôi”. Lặp lại câu nói này, các suy nghĩ mộng mị, bâng quơ, đăm chiêu, lo buồn, sầu khổ, uất hận, tức tối, oan trái sẽ rơi rụng, nhờ đó, giấc ngủ sẽ diễn ra nhanh chóng và an lành.
Có thể quán thân thể này như thi thể, toàn thân và não ngưng hoạt động, tập trung vào trạng thái như thế, tự động mọi suy nghĩ được lắng dịu, nhờ đó, có giấc ngủ ngon lành.
Người tu Phật có thể quán từ bi. Liên tưởng năng lượng từ bi đang lưu xuất từ tâm mình đến với những người thân, người dưng, kẻ thù, đồng vật, thực vật, và vũ trụ bao la này. Tần số tâm từ bi đang lan tỏa và ảnh hưởng tích cực, nhờ đó, các hận thù, tức tối được rũ bỏ hết. Thực tập thiền buông xả, ta rũ hết mọi thứ, tâm trống rỗng thư thái, giấc ngủ được an lành. Ngủ ngon giấc, thân khỏe mạnh, không trầm uất, không tuyệt vọng, không chán chường, không sợ hãi, không ưu bi, theo đó, tâm được thơ thới, thanh thản và bình an.
V. Câu hỏi ôn tập
1. Thế nào là “an ổn”?
2. Thế nào là “tâm không loạn động”?
***
- Mười giới Sa di là bản chất đích thực của một vị Sa di Thích Nhất Hạnh
- Mười Hai Lời Nguyện Chùa Linh Xứng Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Các Giới Khinh Của Bồ Tát Giới Tây Tạng Tác giả: Alexander Berzin /August 1997, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người Hạnh Trung
- Tìm hiểu ý nghĩa của Giới trong Ngũ uẩn và Cõi giới TS Huệ Dân
- Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược Thiền sư Thích Duy Lực
- Truyền giới Bồ tát Vô Sanh Pháp Nhẫn tại Tổ đình Hàn Quốc Thích Vân Phong đưa tin
- Tìm Hướng Đi Lên Thích Minh Thông
- Ý nghĩa tuyển Phật trường Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
- Mười điều thiện Phúc Trung
- Công dụng của Giới đức Tỳ kheo Thanissaro - Bình Anson lược dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người 23/07/2013 17:01:00 |
![]() |
Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) 02/05/2015 19:43:00 |
![]() |
Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược 02/05/2012 20:01:00 |
![]() |
Mười điều thiện 28/08/2011 10:24:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)