Bài 48: Kinh hành quanh tháp

- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu)
- Bài 1: Thức dậy sớm, mở mắt tuệ giác
- Bài 2: Thỉnh chuông tỉnh thức
- Bài 3: Nghe chuông chính niệm
- Bài 4: Đắp y, mặc áo quần
- Bài 5: Xuống giường, gieo giống từ bi
- Bài 6: Bước chân không sát hại
- Bài 7: Đi ra khỏi phòng
- Bài 8: Vào nhà vệ sinh, bỏ tham, sân, si
- Bài 9: Rửa sạch
- Bài 10: Rửa sạch nhơ bẩn
- Bài 11: Rửa tay
- Bài 12: Rửa mặt
- Bài 13: Uống nước từ bi
- Bài 14: Pháp y năm điều
- Bài 15: Pháp y bảy điều
- Bài 16: Pháp y giải thoát
- Bài 17: Trải tọa cụ, ươm tâm linh
- Bài 18: Trang nghiêm trên điện Phật
- Bài 19: Ca ngợi Phật
- Bài 20: Lễ bái Phật
- Bài 21: Cúng bình sạch
- Bài 22: Chơn ngôn uống nước
- Bài 23: Quán tưởng trước khi múc cơm
- Bài 24: Quán tưởng khi đã múc cơm
- Bài 25: Cúng cơm cho chúng sinh
- Bài 26: Cúng cơm cho chim đại bàng
- Bài 27: Cúng cơm cho quỷ thần
- Bài 28: Ăn cơm chính niệm
- Bài 29: Nâng bát cơm ngang trán
- Bài 30: Ba điều phát nguyện khi ăn cơm
- Bài 31: Năm điều quán tưởng khi đang ăn
- Bài 32: Kết thúc ăn cơm
- Bài 33: Rửa chén bát
- Bài 34: Khi mở bát cơm ăn
- Bài 35: Nhận phẩm vật cúng dâng
- Bài 36: Cầm tăm xỉa răng
- Bài 37: Xỉa răng sau khi ăn
- Bài 38: Đánh răng súc miệng
- Bài 39: Khi cầm tích trượng
- Bài 40: Trải dụng cụ ngồi thiền
- Bài 41: Tư thế ngồi thiền
- Bài 42: Chính niệm lúc ngủ
- Bài 43: Nhìn thấy nước chảy
- Bài 44: Khi gặp sông lớn
- Bài 45: Khi thấy cầu đường
- Bài 46: Bài kệ tắm Phật
- Bài 47: Tán dương Phật Tổ
- Bài 48: Kinh hành quanh tháp
- Bài 49: Thăm viếng bệnh nhân
- Bài 50: Cạo bỏ tóc râu
- Bài 51: Tắm rửa thân thể
- Bài 52: Rửa chân
- Tài liệu tham khảo
I. Nguyên tác và phiên âm
繞塔 唵,杜波杜波娑婆訶。 |
Nhiễu tháp Án, đổ-ba, đổ-ba, sa-bà-ha. |
II. Dịch nghĩa: Đi nhiễu tháp
Nhiễu tháp theo chiều tay phải,
Cầu cho tất cả mọi loài,
Việc làm đều không trái đạo,
Thành tựu tuệ giác Như Lai.
Namo samanta-buddhānāṃ
Oṃ dhūpa dhūpa svāhā.
III. Chú thích từ ngữ
Hữu nhiễu (右繞, S. pradaksina): Nhiễu bên phải của Phật và cao tăng. Kinh Vô Lượng Thọ có chép: “Đảnh lễ chân Phật, nhiễu bên phải ba vòng” (稽首佛足,右繞三匝). Đây là một trong các cách thể hiện lòng tôn kính đối với Phật và các vị thánh tăng.
Tháp (塔, S. stūpa): Phiên âm là “tháp-bà” (塔婆), “thâu-bà” (偷婆), “Phật-đồ” (佛圖). Là kiến trúc đặc thù của Phật giáo, có nhiều tầng, hoặc bốn mặt, hoặc bát giác, hoặc hình nón, uông, bên trong thường có thờ xá-lợi, Phật tượng, kinh sách, thần chú. Tương truyền, đại đế Aśoka sắc dựng 84,000 tháp để thờ xá lợi của đức Phật. Thực tế, hiện nay các nhà khảo cổ học Anh, Ấn Độ và Nepal mới phát hiện ra tháp thờ xá lợi của đức Phật ở Tỳ-xá-ly (hiện xá lợi được tôn trí tại Viện bảo tàng Patna) và ở Ca-tỳ-la-vệ (hiện xá lợi được tôn trí tại Viện bảo tàng quốc gia New Delhi).
Sở hành (所行): Đối xưng với từ “năng hành” (能行). Từ chỉ cho tất cả hành vi (一切行為), hành sự (行事), hành pháp (行法) được tác tạo nên (所作所為).
Vô nghịch (無逆, S. apratikūla): Không bị trái nghịch, không trái ngược.
Nhất thiết trí (一切智, S. sarvajña): Trí tuệ thấu biết thực tướng của mọi sự vật. Đồng nghĩa với “nhất thiết chủng trí” (一切種智) và Phật trí (佛智).
IV. Giải thích gợi ý
Theo văn hóa Phật giáo, khi lên điện Phật, hay nhiễu tháp, ta đi theo chiều kim đồng hồ (từ phải sang trái). Văn hóa đi nhiễu này bày tỏ lòng tôn kính đối với các nhân vật tôn giáo thiêng liêng. Vào thời Phật, để tôn kính Phật, Tăng Ni và Phật tử thường đi nhiễu quanh bên phải đức Phật ba vòng, sau đó ngồi xuống một bên và trịch áo bày vai phải. Trong nền văn hóa Ấn Độ, “phía bên phải” tượng trưng cho kiết tường. Thay vì nói đức Phật sinh ra đời mang lại an lạc cho số đông, người Ấn Độ nói đức Phật sinh ra từ “hông phải” của hoàng hậu Maya. Thực tế, đức Phật được sinh ra giống như bao nhiêu con người khác trên hành tinh này. Sử dụng ngôn ngữ biểu tượng trong văn hóa Ấn Độ là để làm tăng thêm chất liệu văn học và triết lý trong các mô tả, nhất là mô tả tôn giáo.
Đi nhiễu quanh tháp Phật ba vòng theo chiều kim đồng hồ là thuận với chiều sinh học của cơ thể, nhờ đó ta tăng trưởng sức khỏe. Khi nhiễu Phật theo chiều kim đồng hồ, ta phải thực hiện nội dung tâm linh như sau: a) Tất cả các việc làm, từ lời nói, đến các hành động cụ thể, không trái đạo lý, không ngược luật pháp, không nghịch lương tâm, không phản chính pháp, đồng thời, b) Đạt được cái nhìn tuệ giác về mọi sự vật.
Thường dân phải lấy hiến pháp và luật pháp làm quy chiếu. Người tu học Phật, ngoài hiến pháp và pháp luật, ta cần phải lấy Phật pháp làm nền tảng. Luật Phật sâu sắc hơn luật pháp thế gian. Động tác “đi thuận chiều” thể hiện quyết tâm “không làm bất cứ gì ngược đời, trái quy luật, trái đạo lý, trái đạo đức, trái lương tâm. Ví dụ, ban ngày là thời gian thích hợp cho làm việc mà có người lại có thói quen ngủ, ban đêm là thời gian ngủ thì lại có người thích làm việc, là ngược đời, làm tổn hại sức khỏe.
Ngày nay, có nhiều công ty làm việc cả ngày và đêm. Làm ca đêm thì lương cao hơn làm ngày. Do trái đồng hồ sinh học, người làm ca đêm thường phải ngủ bù. Ở Ấn Độ có nghề gác đêm. Kẻ gác đêm phải đi suốt đêm, đến từng nhà, gỏ tốc tốc… để ăn trộm không dám đến quấy phá và chủ nhà biết có người đi canh gác nên an tâm ngủ. Những người sống bằng nghề gác đêm bị tổn thất sức khỏe nên ở tuổi 45, họ già hơn người bình thường trung bình 5-7 tuổi.
Tương tự, cái gì trái Phật pháp, đạo đức, chân lý, trái với khoa học thì không lợi lạc. Đã làm người tu phải tu trọn nghĩa người tu. Khi sống giống đời tại gia thì phải có trách nhiệm tại gia trọn vẹn. Đã xuất gia rồi mà sống tiếp tục sống thói phàm của người tại gia thì đánh mất niềm tin tôn giáo của quần chúng. Làm người tại gia sống giống như người xuất gia mà không dám đi tu, thường làm vợ/ chồng còn lại sẽ bị khổ đau. Ở vai trò nào, ta làm đúng bổn phận đó. Thủ vai đúng chính danh là làm đúng đạo.
Tóm lại, nương vào sự thuận chiều của việc đi kinh hành, ta mong muốn mọi việc trên đời diễn ra đúng với quý luật, phù hợp chân lý, nhờ đó, mở mang Phật trí và thành tựu mọi sự nghiệp.
V. Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày ý nghĩa của “nhiễu tháp”?
2. Thế nào gọi là “sở hành vô ngại”?
***
- Hãy là phước điền Tăng HT. Thích Trí Quảng
- Mười giới Sa di là bản chất đích thực của một vị Sa di Thích Nhất Hạnh
- Mười Hai Lời Nguyện Chùa Linh Xứng Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Các Giới Khinh Của Bồ Tát Giới Tây Tạng Tác giả: Alexander Berzin /August 1997, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người Hạnh Trung
- Tìm hiểu ý nghĩa của Giới trong Ngũ uẩn và Cõi giới TS Huệ Dân
- Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược Thiền sư Thích Duy Lực
- Truyền giới Bồ tát Vô Sanh Pháp Nhẫn tại Tổ đình Hàn Quốc Thích Vân Phong đưa tin
- Tìm Hướng Đi Lên Thích Minh Thông
- Ý nghĩa tuyển Phật trường Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
- Mười điều thiện Phúc Trung
- Công dụng của Giới đức Tỳ kheo Thanissaro - Bình Anson lược dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người 23/07/2013 17:01:00 |
![]() |
Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) 02/05/2015 19:43:00 |
![]() |
Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược 02/05/2012 20:01:00 |
![]() |
Mười điều thiện 28/08/2011 10:24:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)