Bài 26: Cúng cơm cho chim đại bàng

- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu)
- Bài 1: Thức dậy sớm, mở mắt tuệ giác
- Bài 2: Thỉnh chuông tỉnh thức
- Bài 3: Nghe chuông chính niệm
- Bài 4: Đắp y, mặc áo quần
- Bài 5: Xuống giường, gieo giống từ bi
- Bài 6: Bước chân không sát hại
- Bài 7: Đi ra khỏi phòng
- Bài 8: Vào nhà vệ sinh, bỏ tham, sân, si
- Bài 9: Rửa sạch
- Bài 10: Rửa sạch nhơ bẩn
- Bài 11: Rửa tay
- Bài 12: Rửa mặt
- Bài 13: Uống nước từ bi
- Bài 14: Pháp y năm điều
- Bài 15: Pháp y bảy điều
- Bài 16: Pháp y giải thoát
- Bài 17: Trải tọa cụ, ươm tâm linh
- Bài 18: Trang nghiêm trên điện Phật
- Bài 19: Ca ngợi Phật
- Bài 20: Lễ bái Phật
- Bài 21: Cúng bình sạch
- Bài 22: Chơn ngôn uống nước
- Bài 23: Quán tưởng trước khi múc cơm
- Bài 24: Quán tưởng khi đã múc cơm
- Bài 25: Cúng cơm cho chúng sinh
- Bài 26: Cúng cơm cho chim đại bàng
- Bài 27: Cúng cơm cho quỷ thần
- Bài 28: Ăn cơm chính niệm
- Bài 29: Nâng bát cơm ngang trán
- Bài 30: Ba điều phát nguyện khi ăn cơm
- Bài 31: Năm điều quán tưởng khi đang ăn
- Bài 32: Kết thúc ăn cơm
- Bài 33: Rửa chén bát
- Bài 34: Khi mở bát cơm ăn
- Bài 35: Nhận phẩm vật cúng dâng
- Bài 36: Cầm tăm xỉa răng
- Bài 37: Xỉa răng sau khi ăn
- Bài 38: Đánh răng súc miệng
- Bài 39: Khi cầm tích trượng
- Bài 40: Trải dụng cụ ngồi thiền
- Bài 41: Tư thế ngồi thiền
- Bài 42: Chính niệm lúc ngủ
- Bài 43: Nhìn thấy nước chảy
- Bài 44: Khi gặp sông lớn
- Bài 45: Khi thấy cầu đường
- Bài 46: Bài kệ tắm Phật
- Bài 47: Tán dương Phật Tổ
- Bài 48: Kinh hành quanh tháp
- Bài 49: Thăm viếng bệnh nhân
- Bài 50: Cạo bỏ tóc râu
- Bài 51: Tắm rửa thân thể
- Bài 52: Rửa chân
- Tài liệu tham khảo
I. Nguyên tác và phiên âm
大鵬金翅鳥, 曠野鬼神眾, 羅剎鬼子母, 甘露悉充滿。 唵,穆帝莎訶。 |
Đại bàng kim sí điểu, Khoáng dã quỷ thần chúng, La-sát quỷ tử mẫu, Cam lồ tất sung mãn, Án, mục-đế sa-ha. |
II. Dịch nghĩa: Đại bàng cánh vàng hung dữ,
Ma quỷ ở chốn hoang vu,
Mẹ con La-sát ác độc,
Cam lồ thảy đều no đủ.
Oṃ mukti svāhā.
III. Chú thích từ ngữ
Đại bàng kim xí điểu (大鵬金翅鳥): Chim đại bàng cánh vàng.
Khoáng dả (曠野): Hoang vắng, hoang sơ, hoang dại.
Quỷ thần (鬼神): Loài quỷ và thần. Quỷ là một trong sáu loại chúng sinh. Thần là tên gọi chung của tám loại trời rồng (thiên long bát bộ, 天龍八部). Theo tín ngưỡng dân gian, quỷ sống ở thiên nhiên như núi, sông, cây; thần sống ở khắp nơi nhằm bảo hộ sinh vật. Đây là hai loại chúng sinh có uy lực khủng bố, có khả năng biến hóa. Quỷ thần có hai loại: a) Loại thiện quỷ thần (善鬼神) thì hộ trì Phật pháp (護持佛法) và bảo hộ thế gian (守護世間) như Đại Phạm thiên vương (大梵天王), Nan-đà long vương (難陀龍王), Bạt-nan-đà long vương (跋難陀龍王), b) Loại ác quỷ thần (惡鬼神) gồm loài la-sát (羅剎). Trong Phật giáo có sáu loại quỷ thần (六部鬼神) sau đây: Càn-thát-bà (乾達婆), Dạ-xoa (夜叉), A-tu-la (阿修羅), Ca-lầu-la (迦樓羅), Khẩn-na-la (緊那羅), Ma-hầu-la-già (摩睺羅伽).
Chúng (眾): 1) Tăng đoàn (P. sangha; S. saṃgha), 2) Tập thể, nhóm loại, quần chúng. Ví dụ, quỷ thần chúng là “nhóm quỷ thần”. Từ “chúng trung tôn” (眾中尊, S. ṛṣabhaḥ) có nghĩa là bậc đáng kính trong quần chúng. Từ “chúng chi đạo sư” (眾之導師, S. sārtha-vāha) có nghĩa là bậc đạo sư của quần chúng.
La-sát quỷ (羅剎鬼): Quỷ La-sát, một trong 36 loại quỷ, là loại ác quỷ (惡鬼).
Tử mẫu (子母): Mẹ và con.
Cam lộ (甘露, S. amṛta): 1) Còn gọi là cam-lộ vị (甘露味), hay cam-lộ pháp (甘露法) có nghĩa là hương vị bất tử (不死), pháp bất tử, chỉ cho sự giải thoát (解脫), tức thoát khỏi sinh, già, bệnh, chết (永盡生老病死). Theo Phật giáo, người không sinh thì không chết, người giải thoát thì không tái sinh (不生者不死,解脫者不生), 2) Còn gọi là “rượu trời” (thiên tửu, 天酒) hay “mỹ lộ” (美露) có vị ngọt như mật ong (味甘如蜜). Cam-lộ còn được gọi là “thuốc bất tử của chư thiên” (天不死之藥), ai uống vào thì được thân khỏe, sống thọ (命長身安), thậm chí uống vào được làm tiên (得仙) nên gọi là thuốc bất tử (bất tử dược, 不死藥).
Sung mãn (充滿, S. paripūrṇa): Sung mãn, đầy đủ.
IV. Giải thích gợi ý
Đây là bài thiền kệ, dành cho thầy chủ lễ trong Trai đường. Tập tục cúng này có điển tích mang tính niềm tin như sau. Con đại bàng cánh vàng, mỗi ngày, sẽ biến các con vật nhỏ hơn nạp mạng cho sự sống của nó; các loài quỷ quậy phá cuộc sống con người. Để chận đứng nghiệp sát và nghiệp bất thiện này, thầy chủ lễ sẽ quán tưởng các hạt cơm này biến khắp mười phương, như cam lộ ngọt mát, có nhiều dưỡng chất để ma quỷ chốn hoang vu, mẹ con quỷ La-sát và độc ăn vào no đủ, nhờ đó, không giết các loài động vật nhỏ bé hơn. Thực tế, các loài ma quỷ không thể hại được con người. Ma quỷ đáng tội nghiệp, hơn là đáng sợ. Ma quỷ theo nghĩa bóng là những con người ác độc, xấu xa, chuyên đâm thuê chém mướn, làm hại nhiều người phải sống trong nỗi khổ niềm đau.
Khi cúng cơm cho đại bàng, quỷ la-sát và các ma quỷ chốn hoang vu, ta phải quán chiếu, do vì luyến tiếc tài sản, hận thù trong chiến tranh, oan ức trong các vu cáo, chết bất đắc kỳ tử, tình yêu quyến luyến không buông, tiếc nuối sở hữu chưa xả, nên bị kẹt vào cảnh giới trung gian trong vòng tối đa là 49 ngày. Ta cầu mong các loài đó nhận thức rõ khổ đau trong cảnh giới ngạ quỷ, thực tập vô ngã, vô thường, không chấp vào thi thể là họ, thừa nhận cái chết diễn ra là sự thật, để sớm được siêu thoát.
Dù Phật giáo thừa nhận có hương linh, nhưng không thừa nhận có cõi âm. Để tránh mê tín dị đoan, ta không nên đốt giấy vàng bạc, bày biện phẩm thực cúng cho người chết. Tục đốt giấy vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các vị vua Ai Cập khi còn sống đã xây Kim tự tháp nguy nga, chôn vàng bạc ngọc ngà châu báu dưới đế của Kim tự tháp. Khi vua qua đời, hoàng hậu sẽ bị chôn sống theo, cung tần mỹ nữ được vua sủng ái phải bị chết theo, để vua tiếp tục hưởng thụ dưới âm phủ lâu. Niềm tin sai lầm này làm người ta tốn rất nhiều tiền bạc cho cái chết thay vì phải đầu tư cho cái sống một cách tử tế và có giá trị.
Có phần cải biên và tiến bộ hơn Ai Cập, người Trung Quốc có tục đốt giấy vàng mã, làm nhà vàng mã, người nộm vàng mã. Thay vì chôn người thật, đốt nhà thật, đốt tiền thật như Ai Cập, thì người Trung Quốc dùng giấy vàng mã thay thế. Tục đốt giấy vàng mã là một tệ đoan, gây nghiệp phá tài sản, ô nhiễm môi trường, gây nỗi sợ hãi và hoàn toàn vô ích. Nên nhớ rằng không có cõi âm dưới lòng đất, người chết không mặc được áo quần, không ăn uống được, không đeo bám chúng ta được, không hại ai được. Theo đạo Phật Đại thừa, trong 49 ngày khi chưa được siêu thoát, các hương linh sống xung quanh ta. Theo Phật giáo Nguyên thủy, sau khi chết, tất cả tái sinh ngay lập tức. Thay vì cúng thực phẩm mặn gieo nghiệp sát, tốn kém tiền, Phật giáo khuyên chỉ nên cúng tượng trưng; điều quan trọng là khóa lễ cầu siêu, hướng dẫn hương linh từ bỏ luyến tiếc, sớm tái sinh theo nghiệp, không nên tiếp tục tồn tại trong cảnh giới ngạ quỷ.
Ở Ấn Độ và Tây Tạng có tục thiên táng hay điểu táng. Sau khi làm lễ cầu siêu, người ta chặt thi thể ra thành nhiều khúc, xương cứng cho các loài thú dữ ăn, thịt cho các loài chim ăn, các thứ vụn vặt cho các loài côn trùng. Họ quan niệm nếu làm thế, trong ngày đó có vài chục con vật được no đủ nhờ ăn thịt người chết, nên chúng không giết những con vật nhỏ hơn. Cách làm này giúp cho thi thể người chết có cơ hội phụng sự các chúng sinh khác, làm giảm nghiệp sát, không thương tổn mạng sống sinh linh. Không sống trong bối cảnh văn hóa tống táng nên trên, ta có thể sợ hãi hay nhờm gớm tục điểu táng này.
Trong Phật giáo có khái niệm “bố thí nội tài” được hiểu trong ngữ cảnh y học hiện đại là “hiến mô, hiến tạng và hiến xác cho y học”. Hành động nhân đạo này có thể giúp cho nhiều người được sống thêm một lần nữa, được tái sinh thêm một lần nữa trong kiếp sống hiện tại này. Sau khi chết, trong lục phủ ngũ tạng, bộ phận nào còn tốt có thể được ghép tạng vào cơ thể người khác, nhờ đó, cứu giúp được người khác tránh được cái chết, sống hạnh phúc thêm. Thi thể được hiến tặng này được mổ xẻ, phục vụ cho giáo dục y khoa và nghiên cứu y khoa, nhờ đó, các thực tập sinh bác sĩ sẽ tránh được những rũi ro trong mổ xẻ về sau. Về phương diện Phật học, người hiến xác cho y khoa không còn chấp cái tôi với thi thể, dễ được siêu thoát. Hiến mô, tạng, xác cho y học thì kẻ còn lẫn người mất đều được lợi lạc.
V. Câu hỏi ôn tập
1. Quỷ có thật hay không? Tại sao phải cúng quỷ thần?
2. Khi cúng thực phẩm, người chết có nhận được không?
***
- Mười giới Sa di là bản chất đích thực của một vị Sa di Thích Nhất Hạnh
- Mười Hai Lời Nguyện Chùa Linh Xứng Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Các Giới Khinh Của Bồ Tát Giới Tây Tạng Tác giả: Alexander Berzin /August 1997, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người Hạnh Trung
- Tìm hiểu ý nghĩa của Giới trong Ngũ uẩn và Cõi giới TS Huệ Dân
- Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược Thiền sư Thích Duy Lực
- Truyền giới Bồ tát Vô Sanh Pháp Nhẫn tại Tổ đình Hàn Quốc Thích Vân Phong đưa tin
- Tìm Hướng Đi Lên Thích Minh Thông
- Ý nghĩa tuyển Phật trường Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
- Mười điều thiện Phúc Trung
- Công dụng của Giới đức Tỳ kheo Thanissaro - Bình Anson lược dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người 23/07/2013 17:01:00 |
![]() |
Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) 02/05/2015 19:43:00 |
![]() |
Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược 02/05/2012 20:01:00 |
![]() |
Mười điều thiện 28/08/2011 10:24:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)