Bài 8: Vào nhà vệ sinh, bỏ tham, sân, si

- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu)
- Bài 1: Thức dậy sớm, mở mắt tuệ giác
- Bài 2: Thỉnh chuông tỉnh thức
- Bài 3: Nghe chuông chính niệm
- Bài 4: Đắp y, mặc áo quần
- Bài 5: Xuống giường, gieo giống từ bi
- Bài 6: Bước chân không sát hại
- Bài 7: Đi ra khỏi phòng
- Bài 8: Vào nhà vệ sinh, bỏ tham, sân, si
- Bài 9: Rửa sạch
- Bài 10: Rửa sạch nhơ bẩn
- Bài 11: Rửa tay
- Bài 12: Rửa mặt
- Bài 13: Uống nước từ bi
- Bài 14: Pháp y năm điều
- Bài 15: Pháp y bảy điều
- Bài 16: Pháp y giải thoát
- Bài 17: Trải tọa cụ, ươm tâm linh
- Bài 18: Trang nghiêm trên điện Phật
- Bài 19: Ca ngợi Phật
- Bài 20: Lễ bái Phật
- Bài 21: Cúng bình sạch
- Bài 22: Chơn ngôn uống nước
- Bài 23: Quán tưởng trước khi múc cơm
- Bài 24: Quán tưởng khi đã múc cơm
- Bài 25: Cúng cơm cho chúng sinh
- Bài 26: Cúng cơm cho chim đại bàng
- Bài 27: Cúng cơm cho quỷ thần
- Bài 28: Ăn cơm chính niệm
- Bài 29: Nâng bát cơm ngang trán
- Bài 30: Ba điều phát nguyện khi ăn cơm
- Bài 31: Năm điều quán tưởng khi đang ăn
- Bài 32: Kết thúc ăn cơm
- Bài 33: Rửa chén bát
- Bài 34: Khi mở bát cơm ăn
- Bài 35: Nhận phẩm vật cúng dâng
- Bài 36: Cầm tăm xỉa răng
- Bài 37: Xỉa răng sau khi ăn
- Bài 38: Đánh răng súc miệng
- Bài 39: Khi cầm tích trượng
- Bài 40: Trải dụng cụ ngồi thiền
- Bài 41: Tư thế ngồi thiền
- Bài 42: Chính niệm lúc ngủ
- Bài 43: Nhìn thấy nước chảy
- Bài 44: Khi gặp sông lớn
- Bài 45: Khi thấy cầu đường
- Bài 46: Bài kệ tắm Phật
- Bài 47: Tán dương Phật Tổ
- Bài 48: Kinh hành quanh tháp
- Bài 49: Thăm viếng bệnh nhân
- Bài 50: Cạo bỏ tóc râu
- Bài 51: Tắm rửa thân thể
- Bài 52: Rửa chân
- Tài liệu tham khảo
I. Nguyên tác và phiên âm
登廁 大小便時, 當願眾生, 棄貪瞋癡, 蠲除罪法。 唵,狠魯陀耶莎訶。 |
Đăng xí Đại tiểu tiện thời Đương nguyện chúng sinh, Khí tham sân si, Quyên trừ tội pháp. Án, ngận-lỗ-đà-gia sa-ha. |
II. Dịch nghĩa: Vào nhà vệ sinh
Khi đưa phẩn uế ra ngoài
Cầu cho tất cả mọi loài,
Bỏ tham, si mê, giận tức
Dứt sạch tội lỗi nhiều đời.
Oṃ krodhāya svāhā.
III. Chú thích từ ngữ
Đăng (登): Đi lên, leo lên, hướng lên. “Đăng xí” là “đi vào nhà vệ sinh”, do sự bức bách của cơ thể, vào nhà vệ sinh để phóng thích phẩn uế ra ngoài, để cảm thấy dễ chịu.
Xí (廁): Nhà vệ sinh, cầu tiêu, nơi phóng uế. Nhà xí là nơi phóng thích phẩn uế trong cơ thể người, ai vào đó xong đi ra đều khỏe, nên còn gọi là “nhà khỏe”. Do đó, “đăng xí” có thể được dịch là “đi nhà khỏe” hoặc “vào nhà khỏe”.
Đại tiện (大便): Thuận tiện lớn, từ chỉ cho “đi cầu”, hay “đi ỉa”. Sự phóng thích phân ra ngoài cơ thể. Khi có cảm giác hơi “mắc đi” là liền đi, đừng để cơ thể dồn thúc, đè nén quá mức, đến độ phải tháo chạy.
Tiểu tiện (小便): Thuận tiện nhỏ, từ chỉ cho “đi tiểu”, hay “đi đái”. Sự phóng thích nước tiểu ra ngoài cơ thể.
Khí (棄): Quăng đi, vứt bỏ, ném bỏ.
Tham (貪, P. taṇhā; S. tṛṣṇā): Gọi đủ là tham ái (taṇhā). Là một trong ba gốc rễ bất thiện (P. akusala-mūla; S. akuśala-mūla), tham gồm có ba phương diện: a) Dục ái (P. kāma-taṇhā), hay dục lậu (P. kāmogha), tức đam mê tính dục, b) Hữu ái (P. bhava-taṇhā) hay hữu lậu (P. bhavogha, hữu lậu), tức khao khát tái sinh/ hiện hữu, c) Vô hữu ái (P. vibhava-taṇhā), tức khao khát không hiện hữu, muốn hủy hoại sự sống, không thiết sống nữa, muốn kết liễu mạng sống. Người tại gia sống theo đuổi và ám ảnh bởi dục ái, người xuất gia nỗ lực chuyển hóa dục ái thành từ bi. Còn dục ái thì còn tái sinh, tức còn hữu ái hay vô hữu ái.
Sân (瞋, P. dosa; S. dveṣa): Sân hận, hận thù. Là một trong ba gốc rễ bất thiện (P. akusala-mūla; S. akuśala-mūla), sân gồm có nhiều cấp độ khác nhau: Giết người, tàn phá, gây thương tật, hung dữ, ác độc, cay độc, ẩu đả, phá phách, gây tổn hại, kiếm chuyện, gây hấn, loại trừ, xung đột, mâu thuẫn, bực tức, hiềm khích, ganh tỵ, ghen tức, không tùy hỷ, giận đổi sắc mặt, thách thức, quát tháo, chửi bới, văng tục, tạo âm thanh khó chịu v.v… Sân tàn phá hòa bình thế giới và hòa bình nội tâm. Thực tập thiền từ bi, thể hiện tâm vô ngã, lòng vị tha, cao thượng, độ lượng, bao dung, tha thứ… sẽ giúp ta giải phóng tâm sân, nhờ đó, tâm trở nên mát mẽ, an lạc.
Si (癡, P=S. moha): Còn gọi là vô minh (無明, P. avijjā; S. avidyā) hay mê mờ. Là một trong ba gốc rễ bất thiện (P. akusala-mūla; S. akuśala-mūla), si gồm có các cấp độ: ngu xuẩn, không có kiến thức, thiếu hiểu biết… Si là mù tịt về tứ thánh đế, luật duyên khởi, luật nhân quả, vô thường, vô ngã, tái sinh và Niết-bàn. Do vô minh, sau khi tắt hơi thở, tâm thức tiếp tục vận hành và tái sinh vào bào thai của người mẹ hay giống cái, tùy theo nghiệp thiện và nghiệp ác đã tạo. Chỗ nào còn vô minh, chỗ đó còn bất hạnh, khổ đau, tái sinh và luân hồi. Để chấm dứt vô minh, hành giả cần tu tập tác ý như thật, phát triển tuệ quán, trau dồi văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ.
Quyên trừ (蠲除): Ném bỏ, quăng bỏ, vứt bỏ, vứt đi; trừ sạch, dứt sạch, kết liễu sạch; chấm dứt hết.
Tội pháp (罪法): Các điều tội lỗi, chỉ cho các ý niệm, lời nói và hành động vi phạm luật pháp, trái ngược lương tâm, không phù hợp đạo đức, tạo ra tội lỗi, mang lại khổ đau cho mình và cho người.
IV. Giải thích gợi ý
Ở các chùa Việt Nam, có nơi gọi nhà vệ sinh là nhà xí, nơi khác dùng chữ toillet - từ của phương Tây để ám chỉ nơi bất tịnh, một số chùa sử dụng từ “nhà khỏe”. Khi vào nhà vệ sinh, những bức bách của cơ thể được tống khứ ra bên ngoài, vài ba phút sau ra khỏi nhà đó, ta sẽ cảm thấy khỏe liền.
Theo tín ngưỡng Trung Quốc, con tì hưu không có hậu môn, miệng to, ăn nhiều. Những thương gia mê tín theo Trung Quốc thường thờ một cặp tì hưu trước cổng công ty, hay nhà mình, hy vọng tiền lãi từ đầu tư sẽ vào nhà thật nhiều, không thoát ra. Ý nguyện làm giàu qua hình ảnh con tì hưu là dựa trên lòng tham. Rất may không có con vật như thế, nếu có, con vật đó sẽ chết thúi vì nó đưa vào cơ thể mỗi ngày 3 cữ ăn mà không tống khứ, bài tiết phân ra bên ngoài thì tất cả thực phẩm chất chứa trong con vật đó sẽ làm nó bị úng thúi. Giống như nước tù đọng trong ao, mương tạo ra mùi tanh hôi và có màu rêu xanh. Dòng sông nào lưu lượng nước chảy mạnh, có thể mang phù sa từ nơi này đến nơi khác; dòng nước tù đọng không thể phục vụ cho các mục đích dân sự và xã hội.
Khi có mặt trong nhà khỏe, đưa phẩn uế ra ngoài bằng đường đại tiện và tiểu tiện, thân không bị bức bách. Đối với lậu hoặc gồm tham ái, sân hận, si mê và chấp thủ, cần tống khứ ra khỏi tâm ta. Mỗi người sở dĩ phước nhiều hay phước ít, hạnh phúc hay khổ đau… là do con người chuyển hóa được tam độc hay bị chúng chi phối. Tu tập đối với người xuất gia cốt là tẩy trừ các xú uế tham, sân, si, thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ v.v… ra bên ngoài.
Trong bài thiền kệ này, sự tham lam, giận dữ và si mê được xem như phẩn và nước tiểu. Tam độc là các vật dơ dáy đến độ ai chứa nó trong tâm sẽ trở nên bất tịnh. Ảnh dụ tam độc như phẩn uế là hình ảnh khá ấn tượng, đánh trực tiếp vào hành vi bất thiện và lối sống tiêu cực của con người.
Người có thói tham, đi đâu cũng ăn cắp, thấy vật của người mà không lấy thì không chịu nổi dù họ không nghèo. Người nghèo dễ oán trách, dễ phê bình. Bần cùng quá thì dễ phát sinh đạo tặc, mặc dù cũng có người “nghèo cho sạch, rách cho thơm”. Người si mê do thiếu hiểu biết, không có kiến thức, không hiểu nhân quả, dễ rơi vào sợ hãi và mê tín dị đoan, nên suốt đời lẫn quẫn, không có lối thoát. Kẻ giận dữ thường mất kiểm soát bản thân, dễ gây thương tổn người khác. Tham, sân, si mang lại nhiều đau khổ cho mình và cho người.
Nhiều người, bình thường rất tốt nhưng khi rượu vào, lời ra, bắt đầu bạo động, gây thương tổn, sát hại là điều có thể xảy ra. Những cuộc ấu đả, giết người, gây thương tổn nhau từ rượu và ma túy gần như nhan nhản khắp mọi nơi, mọi chốn. Tiêu thụ ma túy và rượu, con người mất khả năng làm chủ nhận thức, cảm xúc và hành vi. Người uống rựou có thể hiếp dâm, trộm cắp, lường gạt, ngoại tình, phạm pháp, gây bạo lực và nhiều hành động bất hảo khác.
Đức Phật, bằng tuệ giác, rất rõ tác hại tiềm ẩn của ma túy và rượu nên cấm đệ tử của ngài không tiêu thụ những độc tố nêu trên. Chấm dứt sự tiêu thụ rượu và ma túy sẽ giúp ta thoát khỏi mọi sợ hãi, phạm pháp và bị trừng phạt, nhờ đó, sống bình an hơn. Mong sao mọi người rũ bỏ được tham, sân, si như khi tống khứ phẩn uế ra ngoài, để thế giới này trở nên bình an hơn.
Để vượt qua lòng tham, ta nên tôn trọng sở hữu tài sản của người khác, quý trọng sức lao động chân chính của con người vốn được luật pháp bảo hộ. Thực tập hạnh bố thí là cách chia sẻ cho tha nhân, giúp họ vượt qua sự bất hạnh.
Là cha mẹ, để giúp con em mình có tâm không tham, mỗi khi phát tâm cúng dường cho chùa, làm từ thiện cho các trung tâm, thay vì ta trực tiếp làm thì hướng dẫn con cháu làm việc đó thế cho mình. Như vậy, cả hai đều được phước. Tạo cơ hội cho con cháu làm lành từ nhỏ thì những hạt giống lành sẽ trở thành nhân cách cao đẹp trong tương lai. Khi lớn lên, người biết bố thí không thể lấy bàn tay nhân từ đi cướp giật, đánh đập, tra tấn, hành hạ người khác. Những hạt giống nhân từ do cúng dường và bố thí bao giờ cũng trổ quả hạnh phúc.
Đối với tâm sân, ta phải thực tập vượt qua bằng cách làm trì hoãn phản ứng cảm xúc đang diễn ra. Ta có thể thay đổi không gian đang có mặt, đi khỏi nơi đó với từng bước nhẹ nhàng; đưa tầm mắt nhìn về các mảng cây cỏ xanh; hít thở thật sâu không khí trông lành; lắng nghe tiếng chim kêu ríu rít… nhờ đó, các xúc cảm căng thẳng trên bộ não được lắng dịu, những cái đập tim mạnh được ổn định lại, không còn đỏ mắt, xanh mày, môi giựt, mắt trợn. Khi đã thư giản và buông xả, việc trở lại nơi xảy ra giận dữ không làm ta bực tức, trả đũa, nhờ đó, sự hiềm hận, hiềm khích, ác cảm, thành kiến v.v… được kết thúc.
Trong mọi tình huống của cơn giận, ta không làm thay thế chức năng của luật pháp. Để đảm bảo công bằng xã hội và thoát khỏi nỗi hàm oan, nạn nhân có thể nhờ luật sư, chứ không nên để cho tâm hận thù sai xử và chi phối hành động. Trong tình huống xã hội bị lũng đoạn, luật pháp bị phá vỡ, công bằng xã hội mất hết, ta cũng đừng nên trả thù, lại càng không nên ứng xử giang hồ. Hãy điềm tĩnh và tin tưởng rằng, con người có thể qua mặt được luật pháp nhưng không ai có thể qua mặt được luật nhân quả, vốn là cán cân công bằng nhất. Niềm tin nhân quả sẽ giúp ta thoát khỏi sự tức giận. Nhờ trị liệu nỗi khổ, niềm đau một cách khéo léo, ta có thể biến thù thành bạn.
Đọc tụng kinh điển, thông suốt Bát chính đạo, thực tập sáu Ba-la-mật, hiểu rõ về nhân quả, và ứng dụng bốn nhiếp pháp trong cuộc sống… có khả năng giúp ta kết thúc mê tín, nhờ đó, sống tốt hơn và có giá trị hơn. Để giúp người khác thoát khỏi si mê, ngoài việc hướng dẫn phát triển văn huệ, tư huệ và tu huệ, ta nên ấn tống kinh, sách, băng, đĩa Phật pháp rộng rãi, để mọi người hiểu sâu và thực hành đúng lời Phật dạy.
V. Câu hỏi ôn tập
1. Vì sao tham ái, sân hận và si mê được gọi là phẩn uế?
2. Người kết thúc tam độc thì chứng đắc được gì?
***
- Hãy là phước điền Tăng HT. Thích Trí Quảng
- Mười giới Sa di là bản chất đích thực của một vị Sa di Thích Nhất Hạnh
- Mười Hai Lời Nguyện Chùa Linh Xứng Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Các Giới Khinh Của Bồ Tát Giới Tây Tạng Tác giả: Alexander Berzin /August 1997, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người Hạnh Trung
- Tìm hiểu ý nghĩa của Giới trong Ngũ uẩn và Cõi giới TS Huệ Dân
- Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược Thiền sư Thích Duy Lực
- Truyền giới Bồ tát Vô Sanh Pháp Nhẫn tại Tổ đình Hàn Quốc Thích Vân Phong đưa tin
- Tìm Hướng Đi Lên Thích Minh Thông
- Ý nghĩa tuyển Phật trường Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
- Mười điều thiện Phúc Trung
- Công dụng của Giới đức Tỳ kheo Thanissaro - Bình Anson lược dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người 23/07/2013 17:01:00 |
![]() |
Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) 02/05/2015 19:43:00 |
![]() |
Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược 02/05/2012 20:01:00 |
![]() |
Mười điều thiện 28/08/2011 10:24:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)