Bài 49: Thăm viếng bệnh nhân

- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu)
- Bài 1: Thức dậy sớm, mở mắt tuệ giác
- Bài 2: Thỉnh chuông tỉnh thức
- Bài 3: Nghe chuông chính niệm
- Bài 4: Đắp y, mặc áo quần
- Bài 5: Xuống giường, gieo giống từ bi
- Bài 6: Bước chân không sát hại
- Bài 7: Đi ra khỏi phòng
- Bài 8: Vào nhà vệ sinh, bỏ tham, sân, si
- Bài 9: Rửa sạch
- Bài 10: Rửa sạch nhơ bẩn
- Bài 11: Rửa tay
- Bài 12: Rửa mặt
- Bài 13: Uống nước từ bi
- Bài 14: Pháp y năm điều
- Bài 15: Pháp y bảy điều
- Bài 16: Pháp y giải thoát
- Bài 17: Trải tọa cụ, ươm tâm linh
- Bài 18: Trang nghiêm trên điện Phật
- Bài 19: Ca ngợi Phật
- Bài 20: Lễ bái Phật
- Bài 21: Cúng bình sạch
- Bài 22: Chơn ngôn uống nước
- Bài 23: Quán tưởng trước khi múc cơm
- Bài 24: Quán tưởng khi đã múc cơm
- Bài 25: Cúng cơm cho chúng sinh
- Bài 26: Cúng cơm cho chim đại bàng
- Bài 27: Cúng cơm cho quỷ thần
- Bài 28: Ăn cơm chính niệm
- Bài 29: Nâng bát cơm ngang trán
- Bài 30: Ba điều phát nguyện khi ăn cơm
- Bài 31: Năm điều quán tưởng khi đang ăn
- Bài 32: Kết thúc ăn cơm
- Bài 33: Rửa chén bát
- Bài 34: Khi mở bát cơm ăn
- Bài 35: Nhận phẩm vật cúng dâng
- Bài 36: Cầm tăm xỉa răng
- Bài 37: Xỉa răng sau khi ăn
- Bài 38: Đánh răng súc miệng
- Bài 39: Khi cầm tích trượng
- Bài 40: Trải dụng cụ ngồi thiền
- Bài 41: Tư thế ngồi thiền
- Bài 42: Chính niệm lúc ngủ
- Bài 43: Nhìn thấy nước chảy
- Bài 44: Khi gặp sông lớn
- Bài 45: Khi thấy cầu đường
- Bài 46: Bài kệ tắm Phật
- Bài 47: Tán dương Phật Tổ
- Bài 48: Kinh hành quanh tháp
- Bài 49: Thăm viếng bệnh nhân
- Bài 50: Cạo bỏ tóc râu
- Bài 51: Tắm rửa thân thể
- Bài 52: Rửa chân
- Tài liệu tham khảo
I. Nguyên tác và phiên âm
看病 見疾病人, 當願眾生, 知身空寂, 離乖諍法。 唵室唎哆,室唎哆,軍吒唎,莎婆訶。 |
Khán bệnh Kiến tật bệnh nhơn, Đương nguyện chúng sinh, Tri thân không tịch, Ly quai tránh pháp. Án, thất-lý-đa, thất-lý-đa, quân-tra-lý, sa-bà-ha. |
II. Dịch nghĩa: Thăm người bệnh
Thăm người bị bệnh khổ đau,
Cầu cho tất cả chúng sinh,
Hiểu thân tổ hợp vô ngã,
Xa lìa các loại đấu tranh.
Oṃ śrīta śrīta-kuṇḍali svāhā.
III. Chú thích từ ngữ
Tật bệnh (疾病): Bệnh tật, bệnh. Từ “tật bệnh nhân” có nghĩa là “bệnh nhân” tức người không được khỏe mạnh, không được an vui (安樂強盛), lúc nào cũng chịu đựng các cảm giác khó chịu trên thân (身諸苦受). Bệnh tật của thân phần lớn do lối sống không thích hợp, một số trường hợp khác là do di truyền. Ăn uống, làm việc, ngủ nghỉ thích hợp, thể thao vừa phải, làm chủ cảm xúc, v.v… là những yếu tố dẫn đến khỏe mạnh và sống thọ.
Quai tránh (乖諍, S. adhikaraṇa): Cải lộn, tranh luận, tranh chấp; chống đối; tranh tụng (鬥訟).
IV. Giải thích gợi ý
Thăm và hộ niệm cho bệnh nhân là sự thực tập lòng từ bi một cách cụ thể. Mỗi tháng một lần, ta nên dành thời gian đến bệnh viện thăm bệnh nhân, nhằm an ủi và giúp bệnh nhân vượt qua nỗi khổ niềm đau. Phật giáo Thái Lan có truyền thống vào bệnh viện thăm bệnh nhân khá mạnh. Khi có mặt trong bệnh viện, các Tăng sĩ Thái Lan đến bên giường bệnh của bệnh nhân nghèo, biếu lại các tặng phẩm được thí chủ cúng dường. Những người bị bệnh khổ sinh tâm cảm động, nên sẵn lòng lắng nghe các góp ý chân thành của người thăm bệnh. Cần giúp bệnh nhân thấy rằng bệnh tật không phải là mất hết tất cả, dù một số người không còn thân nhân, hoặc bị người thân chối bỏ. Khi thăm bệnh, ta nhớ thể hiện sự quan tâm, chúc phúc, giúp bệnh nhân được phấn chấn tinh thần, nhờ đó, kháng thể mạnh hơn. Có nhiều trường hợp, do lắng nghe những lời khuyên thích hợp của người tu mà các bệnh nhân vượt qua cô đơn, chán chường, tuyệt vọng, nhờ đó, bệnh tình chóng khỏi.
Khi thăm người bệnh, cần giúp bệnh nhân ý thức được thân này là vô thường, khi mạnh khi đau, khi khỏe lúc yếu, và bệnh tật là thường tình để không cường điệu hóa bệnh đang diễn ra trên thân, cũng không quan trọng nó để nó không hành hạ bản thân mình về phương diện cảm xúc. Thực tập vô ngã có khả năng giúp ta vượt qua được nỗi khổ, niềm đau trong cuộc sống.
Thực tập “vô ngã” là cách giúp ta trở nên khiêm hạ hơn. Khi nhận thức vô ngã, không có nghĩa là phủ định sự hiện hữu của cái tôi, vì cái tôi qua tên họ, trong mối quan hệ luật pháp và dân sự, vẫn tiếp tục hiện hữu và không thể phủ định. Nếu ta cho thân này là ta thì khi cái đau răng, đau đầu, đau gan, đau tim, ta sẽ có khuynh hướng đồng hóa rằng “tôi đang đau”, theo đó, cái đau khống chế ta và tồn tại lâu hơn trên cơ thể ta.
Quán vô ngã trên thân là nghệ thuật tách rời nỗi đau ra khỏi thân, mà không cần sử dụng phương pháp giảm đau bằng y khoa như chích thuốc mê hay thuốc gây tê. Phương pháp giảm đau bằng y khoa chỉ là sự cắt đứt phản ứng thần kinh ở vùng đau với thần kinh trung ương, chứ không kết thúc cái đau đang diễn ra. Làm dụng thuốc giảm đau sẽ dẫn đến các tác dụng phụ, làm giảm trí nhớ, ảnh hưởng tim mạch và nhiều chứng bệnh khác. Đạo Phật dạy vô ngã để vô hiệu hóa nỗi đau khỏi thân và ly tâm hóa nỗi khổ khỏi tâm.
Cần phải thấy rõ rằng cảm xúc, tri giác, tâm tư, nhận thức đang hành hạ thân thể bị bệnh đau không phải là ta, không phải là sở hữu của ta, cũng không phải là chính ta, nhờ đó, các sự khổ tâm được tách rời ra khỏi thân. Sự thực tập này giúp ta vô hiệu hóa cái đau, nhờ đó ta bình tĩnh hơn, thoải mái hơn và không bị khổ đau chi phối. Người giàu sang không biết thực tập vô ngã thì khi bị đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Đó là do họ quá quan trọng chính mình. Ta cần thực tập vô ngã như một thói quen tích cực.
Khi thăm bệnh, người thăm không nên kể những chuyện đau buồn, khổ lụy ở nhà cho người bệnh nghe, vì chẳng những không giải quyết được điều gì mà còn làm tăng thêm nỗi lo, căng thẳng và sợ hãi. Người thăm bệnh không nên than vãn với bệnh nhân vì họ đang mệt, mất sức đề kháng rồi. Bệnh nhân vốn đã yếu sức, nên nghe than vãn nhiều thì bệnh tình sẽ nặng hơn. Cần chia sẻ cho bệnh nhân nghe những điều tích cực và có giá trị để góp phần lên giây cốt tinh thần. Chẳng hạn, như nói với bệnh nhân: “Ở nhà, mọi việc đều tốt đẹp, con cái ngoan giỏi, các thành viên gia đình đều thương yêu nhau, ai cũng trông cha/mẹ, ông/bà sớm bình phục, về đoàn tụ gia đình, sống trong hạnh phúc”. Nghe những lời tích cực, người bệnh sẽ an tâm hơn và mau hết bệnh hơn.
Trong tổ hợp hình thành cơ thể, ta cần thấy rõ rằng ngoài bản chất tương quan và liên đới, lục phủ và ngủ tạng cũng chống trái nhau. Không đấu tranh và chống trái nhau là hạnh phúc lớn. Trong cơ thể, quy luật chống trái diễn ra thường xuyên. Bổ gan thì hàn bao tử. Bổ thận thì cơ thể đòi hỏi tính dục nhiều. Đông y của Việt Nam, Trung Quốc, Tây Tạng có kinh nghiệm về lãnh vực tương xung, tương khắc của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể người. Trong điều trị Tây y, khi hết đau bao tử thì thận bị tổn thương. Trong điều trị Đông y, không chỉ hết đau bao tử mà ngay cả khỏe thận và gan cùng được quan tâm, chăm sóc. Khi thân thể khỏe, hết bệnh thì lục phủ, ngũ tạng trở nên hòa hợp.
Khi thế giới được hòa bình, quốc gia được thịnh vượng, nhà nhà hạnh phúc, mọi người an vui là do các công dân toàn cầu không có hành động chống trái nhau. Để sống trong hài hòa và dung thông, ta cần thể hiện sự hiểu biết, giúp đỡ, rộng lượng, tha thứ, buông bỏ những điều không đáng bận tâm, thiết lập tình thân.
Đối với người tu, để việc tranh chấp được chấm dứt, mọi người cần thực tập 3 pháp hòa kính gồm thân hòa, khẩu hòa và ý hòa. Về “thân hòa”, khi ở chung phòng, ta không được lớn tiếng, phải giữ ý để tứ không làm động tâm đến người xung quanh. Về “Khẩu hòa” ta cần sử dụng những lời nói có sự thật, không gây chia rẻ, không văng tục, không tán gẫu. Về “ý hòa”, ta lấy chính pháp làm nền tảng, lấy thiền làm niềm vui, lấy Phật sự làm hạnh phúc, nên ta được tâm đầu ý hiệp với bạn đồng tu, không tranh chấp, không ganh tỵ hơn thua. Đối với lợi thì phân chia đồng đều, không phân biệt đối xử. Tóm lại, thuật sống hài hòa sẽ giúp ta xây dựng mô hình xã hội hòa bình, hạnh phúc từ tâm.
V. Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày ý nghĩa của việc đi thăm bệnh nhân?
2. Trình bày phương pháp vượt qua khổ đau trên thân bằng “tri thân không tịch”.
3. Thế nào là “quai tránh pháp”?
***
- Hãy là phước điền Tăng HT. Thích Trí Quảng
- Mười giới Sa di là bản chất đích thực của một vị Sa di Thích Nhất Hạnh
- Mười Hai Lời Nguyện Chùa Linh Xứng Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Các Giới Khinh Của Bồ Tát Giới Tây Tạng Tác giả: Alexander Berzin /August 1997, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người Hạnh Trung
- Tìm hiểu ý nghĩa của Giới trong Ngũ uẩn và Cõi giới TS Huệ Dân
- Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược Thiền sư Thích Duy Lực
- Truyền giới Bồ tát Vô Sanh Pháp Nhẫn tại Tổ đình Hàn Quốc Thích Vân Phong đưa tin
- Tìm Hướng Đi Lên Thích Minh Thông
- Ý nghĩa tuyển Phật trường Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
- Mười điều thiện Phúc Trung
- Công dụng của Giới đức Tỳ kheo Thanissaro - Bình Anson lược dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người 23/07/2013 17:01:00 |
![]() |
Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) 02/05/2015 19:43:00 |
![]() |
Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược 02/05/2012 20:01:00 |
![]() |
Mười điều thiện 28/08/2011 10:24:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)