Bài 50: Cạo bỏ tóc râu

- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu)
- Bài 1: Thức dậy sớm, mở mắt tuệ giác
- Bài 2: Thỉnh chuông tỉnh thức
- Bài 3: Nghe chuông chính niệm
- Bài 4: Đắp y, mặc áo quần
- Bài 5: Xuống giường, gieo giống từ bi
- Bài 6: Bước chân không sát hại
- Bài 7: Đi ra khỏi phòng
- Bài 8: Vào nhà vệ sinh, bỏ tham, sân, si
- Bài 9: Rửa sạch
- Bài 10: Rửa sạch nhơ bẩn
- Bài 11: Rửa tay
- Bài 12: Rửa mặt
- Bài 13: Uống nước từ bi
- Bài 14: Pháp y năm điều
- Bài 15: Pháp y bảy điều
- Bài 16: Pháp y giải thoát
- Bài 17: Trải tọa cụ, ươm tâm linh
- Bài 18: Trang nghiêm trên điện Phật
- Bài 19: Ca ngợi Phật
- Bài 20: Lễ bái Phật
- Bài 21: Cúng bình sạch
- Bài 22: Chơn ngôn uống nước
- Bài 23: Quán tưởng trước khi múc cơm
- Bài 24: Quán tưởng khi đã múc cơm
- Bài 25: Cúng cơm cho chúng sinh
- Bài 26: Cúng cơm cho chim đại bàng
- Bài 27: Cúng cơm cho quỷ thần
- Bài 28: Ăn cơm chính niệm
- Bài 29: Nâng bát cơm ngang trán
- Bài 30: Ba điều phát nguyện khi ăn cơm
- Bài 31: Năm điều quán tưởng khi đang ăn
- Bài 32: Kết thúc ăn cơm
- Bài 33: Rửa chén bát
- Bài 34: Khi mở bát cơm ăn
- Bài 35: Nhận phẩm vật cúng dâng
- Bài 36: Cầm tăm xỉa răng
- Bài 37: Xỉa răng sau khi ăn
- Bài 38: Đánh răng súc miệng
- Bài 39: Khi cầm tích trượng
- Bài 40: Trải dụng cụ ngồi thiền
- Bài 41: Tư thế ngồi thiền
- Bài 42: Chính niệm lúc ngủ
- Bài 43: Nhìn thấy nước chảy
- Bài 44: Khi gặp sông lớn
- Bài 45: Khi thấy cầu đường
- Bài 46: Bài kệ tắm Phật
- Bài 47: Tán dương Phật Tổ
- Bài 48: Kinh hành quanh tháp
- Bài 49: Thăm viếng bệnh nhân
- Bài 50: Cạo bỏ tóc râu
- Bài 51: Tắm rửa thân thể
- Bài 52: Rửa chân
- Tài liệu tham khảo
I. Nguyên tác và phiên âm
剃髮 剃除鬚髮, 當願眾生, 遠離煩惱, 究竟寂滅。 唵,悉殿都,漫多囉,跋陀耶娑婆訶。 |
Thế phát Thế trừ tu phát Đương nguyện chúng sinh, Viễn ly phiền não, Cứu cánh tịch diệt. Án, tất-điện-đô, mạn-đa-ra, bạt-đà-gia, sa-bà-ha. |
II. Dịch nghĩa: Cạo tóc
Cạo bỏ râu tóc trên thân,
Cầu cho tất cả chúng sinh,
Xa lìa các loại phiền não,
Đạt được niết-bàn bình an.
Oṃ siddhyantu mantra-padāya svāhā
III. Chú thích từ ngữ
Thế trừ (剃除, S. muṇḍa): Cạo bỏ, cạo sạch.
Tu phát (鬚髮, S. keśa-śmaśru): Tóc và râu. Cạo sạch tóc và râu mỗi tháng 2 lần vào ngày 14 và 30 AL đã trở thành quy định đối với người xuất gia, từ thời Phật. Tóc và râu tượng trưng cho phiền não (tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ), lối sống phàm. Cạo bỏ râu tóc tượng trưng là biểu tượng của lối sống thánh thiện, đi ngược lại lối sống phàm, thói sống phàm. Do đó, mỗi khi cạo bỏ tóc và râu, người xuất gia nêu quyết tâm diệt trừ sạch các phiền não.
Tịch diệt (寂滅): Tên gọi khác của Niết-bàn (涅槃, P. nibbāna; S. Nirvāṇa), đồng nghĩa với “diệt độ” (滅度). Đây là trạng thái tâm mà tất cả phiền não (煩惱) và hữu lậu thức (有漏識) đã kết thúc (滅盡). Còn gọi là pháp thân cứu cánh mà Như Lai đã chứng đắc (如來所證究竟法身), không còn sinh diệt (無滅無生), không bị biến thiên (不遷不變), vô vi vắng lặng (寂絕無為).
IV. Giải thích gợi ý
“Cạo bỏ tóc râu” chỉ mất trung bình 5 phút/ cái đầu và chỉ nên làm 2 lần trong tháng vào các ngày 14 và ngày cuối tháng âm lịch. Cạo đầu là cáh nhắc nhở người tu trở nên tinh tấn hơn. “Đầu tóc” trong Phật giáo tượng trưng cho phiền não, lối sống phàm. Khi cạo bỏ râu tóc, ta nêu quyết tâm rũ bỏ tất cả phiền não và những gì thuộc về trần tục. Việc cạo tóc đã trở thành thông điệp của người tu: Đã đầu tròn, áo vuông thì phải sống hướng về phương trời cao rộng, có tâm hành, khẩu hành, ý hành vĩ đại.
Thông thường, một tháng không cạo tóc, đầu mặt người tu trở nên tối tăm. Cạo sạch râu tóc làm cho phước tướng thể hiện rõ hơn, thấy thoải mái hơn. Người thế gian thường nói cái răng, cái tóc là vốc con người, vừa thể hiện cái đẹp, cái duyên, vừa thể hiện cái hãnh diện, tự hào. Tóc thể hiện sức khỏe, tóc bạc là máu xấu, tóc đen nhánh là sức khỏe tốt. Khi đi tu, ta cạo bỏ tóc, không phải bận tâm vào việc chăm sóc thân thể này. Chăm sóc nét đẹp, lệ thuộc vào cái đẹp làm ta mất quá nhiều thời gian, đang khi ta cần thời gian cho các Phật sự.
Cạo tóc tượng trưng cho cạo bỏ phiền não. Khi cạo từng sợi tóc rớt từ đầu xuống đất, ta phải nêu quyết tâm rũ bỏ những thói quen xấu như ma túy, uống rượu, hút thuốc, thói ăn chơi, lười biếng. Khi những thói quen tham sân si được cạo sạch thì tâm được thanh tịnh. Bằng sự hành trì Phật pháp, ta dễ dàng cạo sạch những thói quen phàm. Để tẩy não một số tật xấu, ta phải mất đến vài chục năm, nếu không quyết tâm thì không làm được. Nạp vào một thói quen tiêu cực thì dễ nhưng rũ bỏ nó thì thật gian nan. Trong thế giới phương Tây, cái hay, cái tốt rất nhiều nhưng cái xấu, cái dở thì nhiều gấp bội. Chủ nghĩa hưởng thụ vật dục trên hành tinh này làm cho người sống thực dụng thiển cận hơn.
Người xuất gia cần lấy Phật pháp, đạo đức làm vệ sĩ, để có thể chống được sự tấn công của chủ nghĩa hưởng thụ, của các cám dỗ và cạm bẫy trong đời. Thực tập chính niệm sẽ giúp ta đạt được sự niết bàn tức niềm an vui cao nhất. Tu đủ giới đức, thực tập thiền định, phát triển trí tuệ thì sự giác ngộ sẽ có mặt, niết-bàn sẽ được chứng đắc. Đó là sự thật chắc chắn.
V. Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày mối liên hệ giữa “tóc râu” và “phiền não”.
2. Tại sao tăng sĩ phải cạo tóc mỗi tháng 2 lần?
***
- Mười giới Sa di là bản chất đích thực của một vị Sa di Thích Nhất Hạnh
- Mười Hai Lời Nguyện Chùa Linh Xứng Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Các Giới Khinh Của Bồ Tát Giới Tây Tạng Tác giả: Alexander Berzin /August 1997, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người Hạnh Trung
- Tìm hiểu ý nghĩa của Giới trong Ngũ uẩn và Cõi giới TS Huệ Dân
- Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược Thiền sư Thích Duy Lực
- Truyền giới Bồ tát Vô Sanh Pháp Nhẫn tại Tổ đình Hàn Quốc Thích Vân Phong đưa tin
- Tìm Hướng Đi Lên Thích Minh Thông
- Ý nghĩa tuyển Phật trường Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
- Mười điều thiện Phúc Trung
- Công dụng của Giới đức Tỳ kheo Thanissaro - Bình Anson lược dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người 23/07/2013 17:01:00 |
![]() |
Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) 02/05/2015 19:43:00 |
![]() |
Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược 02/05/2012 20:01:00 |
![]() |
Mười điều thiện 28/08/2011 10:24:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)