Bài 33: Rửa chén bát

- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu)
- Bài 1: Thức dậy sớm, mở mắt tuệ giác
- Bài 2: Thỉnh chuông tỉnh thức
- Bài 3: Nghe chuông chính niệm
- Bài 4: Đắp y, mặc áo quần
- Bài 5: Xuống giường, gieo giống từ bi
- Bài 6: Bước chân không sát hại
- Bài 7: Đi ra khỏi phòng
- Bài 8: Vào nhà vệ sinh, bỏ tham, sân, si
- Bài 9: Rửa sạch
- Bài 10: Rửa sạch nhơ bẩn
- Bài 11: Rửa tay
- Bài 12: Rửa mặt
- Bài 13: Uống nước từ bi
- Bài 14: Pháp y năm điều
- Bài 15: Pháp y bảy điều
- Bài 16: Pháp y giải thoát
- Bài 17: Trải tọa cụ, ươm tâm linh
- Bài 18: Trang nghiêm trên điện Phật
- Bài 19: Ca ngợi Phật
- Bài 20: Lễ bái Phật
- Bài 21: Cúng bình sạch
- Bài 22: Chơn ngôn uống nước
- Bài 23: Quán tưởng trước khi múc cơm
- Bài 24: Quán tưởng khi đã múc cơm
- Bài 25: Cúng cơm cho chúng sinh
- Bài 26: Cúng cơm cho chim đại bàng
- Bài 27: Cúng cơm cho quỷ thần
- Bài 28: Ăn cơm chính niệm
- Bài 29: Nâng bát cơm ngang trán
- Bài 30: Ba điều phát nguyện khi ăn cơm
- Bài 31: Năm điều quán tưởng khi đang ăn
- Bài 32: Kết thúc ăn cơm
- Bài 33: Rửa chén bát
- Bài 34: Khi mở bát cơm ăn
- Bài 35: Nhận phẩm vật cúng dâng
- Bài 36: Cầm tăm xỉa răng
- Bài 37: Xỉa răng sau khi ăn
- Bài 38: Đánh răng súc miệng
- Bài 39: Khi cầm tích trượng
- Bài 40: Trải dụng cụ ngồi thiền
- Bài 41: Tư thế ngồi thiền
- Bài 42: Chính niệm lúc ngủ
- Bài 43: Nhìn thấy nước chảy
- Bài 44: Khi gặp sông lớn
- Bài 45: Khi thấy cầu đường
- Bài 46: Bài kệ tắm Phật
- Bài 47: Tán dương Phật Tổ
- Bài 48: Kinh hành quanh tháp
- Bài 49: Thăm viếng bệnh nhân
- Bài 50: Cạo bỏ tóc râu
- Bài 51: Tắm rửa thân thể
- Bài 52: Rửa chân
- Tài liệu tham khảo
I. Nguyên tác và phiên âm
洗鉢 以此洗鉢水, 如天甘露味, 施與諸鬼神, 悉皆獲飽滿。 唵,摩休囉悉莎訶。 |
Tẩy bát Dĩ thử tẩy bát thủy, Như thiên cam lộ vị, Thí dữ chư quỷ thần, Tất giai hoạch bão mãn, Án, ma-hưu-ra-tất sa-ha. |
II. Dịch nghĩa: Rửa bát
Dùng nước rửa bát cơm này,
Quán như cam lồ ngọt mát,
Cúng khắp các loài quỷ đói,
Thảy đều no đủ như nhau.
Oṃ vahuritā svāhā.
III. Chú thích từ ngữ
Tẩy bát (洗鉢): Rửa bát, rửa chén.
Thiên (天, P=S. deva): 1) Đồng nghĩa với “sura” có nghĩa là [người] quang minh (光明), tự nhiên (自然), tự tại (自在), tối thắng (最勝). Theo Pháp Hoa Văn Cú (法華文句) “Thiên là tối thắng về thiên nhiên, tự nhiên, hạnh phúc và thân thể thường phát quang” (天者天然自然勝、樂勝、身勝、常以光自照). Theo Luận Chỉ Quán (止觀), “trong các cảnh giới, cõi trời là là tối thắng, tối lạc, tối thiện, tối diệu” (於諸趣中彼趣最勝最樂最善最妙).
2) Đồng nghĩa với “thiên thú” (天趣), phiên âm là “đề-bà” (提婆), còn gọi là “thiên giới” (天界), “thiên hữu” (天有), “thiên đạo” (天道) hay “thiên thượng giới” (天上界) có nghĩa là thế giới thiên (天之世界), hay cõi trời, tức cảnh giới thứ năm trong lục đạo. Từ “thiên bộ” (天部) và “thiên chúng” (天眾) chỉ cho số nhiều của thiên. Khái niệm “thần” (神) trong các tôn giáo được hiểu trong nhân gian tương đương với chữ thiên. Để sinh cõi trời, theo Phật giáo, con người phải tu thiên thừa (天乘) tức thực tập trọn vẹn thập thiện (十善) và tứ thiền (四禪). Sáu trời dục giới được gọi là “dục giới lục thiên” (欲界六天) hoặc “lục dục thiên” (六欲天).
Vị (味, P=S. rasa): Một trong năm cảnh (五境), mười hai xứ (十二處) và mười tám giới (十八界), tức đối tượng của lưỡi (舌根境, 舌所行境, 舌識所緣), đối tượng thọ dụng của cái lưỡi (舌根所受用之境). Theo Nhập A-tỳ-đạt-ma, vị có sáu loại là ngọt (甘), chua (醋), mặn (鹹), cay (辛), đắng (苦) và lạt (淡). Do nhiễm đắm vị, nhiều người đã sát sinh và chiên nấu bao loài, gieo nghiệp bệnh tật và yểu thọ. Vị ngon dẫn đến tham đắm. Vị dỡ dẫn đến khó chịu. Làm chủ vị là làm chủ cái lưỡi và cảm giác về phương diện ăn uống. Bát công đức thủy (八功德水) còn gọi là bát vị thủy (八味水) gồm thường (常), hằng (恆), an (安), thanh tịnh (清淨), bất lão (不老), bất tử (不死), vô cấu (無垢), khoái lạc (快樂).
Hộ (獲, S. pratilambha): Giúp cho thành tựu (獲得), được cái chưa từng được (得未曾得)
Bảo mãn (飽滿): Ăn uống đầy đủ, no đủ, no nê.
IV. Giải thích gợi ý
Sau khi ăn cơm, người đời ít ai sử dụng chén dơ uống nước. Trong nhiều thế kỷ qua, ở trong chùa, sau khi ăn cơm xong, cái chén cơm được dùng như cái ly để uống nước. Rót nước vào chén, thực phẩm nhỏ nhít còn sót lại trong thành chén, được nước lắc đều và uống vào trong cơ thể, không để sót lại gì. Người tu biết tiết kiệm và đánh giá tốt sức lao động và tấm lòng của người dâng cúng với lòng trân quý.
Lắc đều chén trước khi uống, quán nước trong chén cơm dính chút gia vị vừa mới được ăn xong, như nước cam lộ, uống vào làm cho ta khỏe khoắn. Khi uống nước đó vào trong cơ thể, người xuất gia mong mỏi các loài quỷ đói chưa được siêu thoát được no đủ. Điều này cũng giống như ta ăn cơm rồi, có thêm bát nước uống. Sau khi quán tưởng, hãy cầu mong chúng không bị khổ đau trong cảnh giới trung chuyển, sớm được tái sinh làm người.
Trong ý nghĩa rộng hơn, bài thực tập này giúp ta thể hiện lòng từ bi đối với những mảnh đời bất hạnh. Khi có được bát cơm no đủ, ta đừng quên trong cuộc đời này có rất nhiều người nghèo rớt mồng tơi, màn trời chiếu đất, không chỗ nương thân. Cứ mỗi mùa lạnh trôi qua, nhiều người cơ nhỡ đã chết lạnh cóng ngoài trời đêm. Đến mùa nóng khoảng 420C trở lên, những người nghèo không có phương tiện điều hòa nhiệt, ngủ ngoài trời, thi thoảng chết không ai hay biết. Tại Ấn Độ, người nghèo chiếm khoảng 60% dân số, trong số đó, có nhiều người sống trong những khu nhà ổ chuột; có nhiều người sống trong nhà đất sét, khoảng 6m2, không phên che, không vật lót. Khi trời lạnh hoặc nóng khắc nghiệt, sức khỏe của người nghèo dễ bị tổn hại. Nhiều người ngheo do không có tiền bạc, không tiếp cận được các dịch vụ y khoa, đã phải bỏ mạng do bệnh tật.
Chết trong cảnh nghèo, đói khát và bất hạnh, một số người bị kẹt trong cảnh giới chưa được tái sinh. Họ đói khát về vật thực, về cảm xúc, về tiêu thụ, về hạnh phúc trần đời. Các loại ma chưa siêu thoát đều rơi vào trạng thái đói khát về cảm xúc nên được gọi là “ngạ quỷ”.
Bằng quán sát của tâm, ta có thể hình dung ra nhiều cảnh đời ngang trái, khổ đau, để khi ta đang sống trên phúc đức thì đừng hoang phí nó. Thực tập hạnh chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ, nâng đỡ… để những mảnh đời bất hạnh đó có cơ hội vượt qua những khổ đau mà họ đang đối diện như nghiệp quả xấu, hay hoàn cảnh bất hạnh.
Tại các chùa Việt Nam, người xuất gia ăn bằng muỗng, gắp bằng đũa. Cái gì cảm thấy ăn được, hợp với bao tử và sức khỏe thì hãy gắp, tránh tình trạng gắp rồi không ăn, bỏ phí phần dư thừa đó. Trên hành tinh này, ở nhiều nước nghèo, mỗi ngày trôi qua, có hàng ngàn, hàng vạn người chết đói. Hãy nghĩ tưởng đến các mảnh đời bất hạnh, để tiết kiệm thực phẩm được tiêu thụ. Khi giàu có, ăn uống hoang phí, không biết chọn lựa các thức ăn có nhiều dược chất sẽ dẫn đến bệnh tật, tốn kém tiền bạc cho việc điều trị y khoa. Hãy tiện tặn dành dụm tiền lẻ, bỏ vào ống heo công đức, giúp cho những người bất hạnh hơn ta. Việc làm này nhiều người có thể tham gia. Chỉ cần có lòng, biết kiệm phước, tu phước, phát triển phước và chia sẻ phước, ta làm được nhiều việc nghĩa lợi cho đời. Người tại gia biết kiệm phước, một năm có thể dư ra vài triệu đồng để làm từ thiện.
Nhiều chùa buổi chiều chỉ ăn cháo vì tin rằng: “Sở dĩ nấu cháo là không muốn để cơm bị nguội dư thừa nhiều”. Biết tận dụng cơm dư thừa nấu cháo là nghệ thuật kiệm phước. Cũng như người gửi tiền tiết kiệm, người kiệm phước sẽ tăng trưởng phước báu. Tóm lại, bài thực tập này giúp ta tận dụng cơ hội nhỏ nhất để giữ phước và tăng trưởng phước đã có, theo đó, chia sẻ phước để cuộc sống này trở nên bình an và hạnh phúc.
V. Câu hỏi ôn tập
1. Thế nào là “cam lộ trời”?
2. Trình bày sự khác nhau giữa “no đủ đời” và “no đủ đạo”?
***
- Hãy là phước điền Tăng HT. Thích Trí Quảng
- Mười giới Sa di là bản chất đích thực của một vị Sa di Thích Nhất Hạnh
- Mười Hai Lời Nguyện Chùa Linh Xứng Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Các Giới Khinh Của Bồ Tát Giới Tây Tạng Tác giả: Alexander Berzin /August 1997, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người Hạnh Trung
- Tìm hiểu ý nghĩa của Giới trong Ngũ uẩn và Cõi giới TS Huệ Dân
- Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược Thiền sư Thích Duy Lực
- Truyền giới Bồ tát Vô Sanh Pháp Nhẫn tại Tổ đình Hàn Quốc Thích Vân Phong đưa tin
- Tìm Hướng Đi Lên Thích Minh Thông
- Ý nghĩa tuyển Phật trường Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
- Mười điều thiện Phúc Trung
- Công dụng của Giới đức Tỳ kheo Thanissaro - Bình Anson lược dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người 23/07/2013 17:01:00 |
![]() |
Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) 02/05/2015 19:43:00 |
![]() |
Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược 02/05/2012 20:01:00 |
![]() |
Mười điều thiện 28/08/2011 10:24:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)