Bài 4: Đắp y, mặc áo quần

- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu)
- Bài 1: Thức dậy sớm, mở mắt tuệ giác
- Bài 2: Thỉnh chuông tỉnh thức
- Bài 3: Nghe chuông chính niệm
- Bài 4: Đắp y, mặc áo quần
- Bài 5: Xuống giường, gieo giống từ bi
- Bài 6: Bước chân không sát hại
- Bài 7: Đi ra khỏi phòng
- Bài 8: Vào nhà vệ sinh, bỏ tham, sân, si
- Bài 9: Rửa sạch
- Bài 10: Rửa sạch nhơ bẩn
- Bài 11: Rửa tay
- Bài 12: Rửa mặt
- Bài 13: Uống nước từ bi
- Bài 14: Pháp y năm điều
- Bài 15: Pháp y bảy điều
- Bài 16: Pháp y giải thoát
- Bài 17: Trải tọa cụ, ươm tâm linh
- Bài 18: Trang nghiêm trên điện Phật
- Bài 19: Ca ngợi Phật
- Bài 20: Lễ bái Phật
- Bài 21: Cúng bình sạch
- Bài 22: Chơn ngôn uống nước
- Bài 23: Quán tưởng trước khi múc cơm
- Bài 24: Quán tưởng khi đã múc cơm
- Bài 25: Cúng cơm cho chúng sinh
- Bài 26: Cúng cơm cho chim đại bàng
- Bài 27: Cúng cơm cho quỷ thần
- Bài 28: Ăn cơm chính niệm
- Bài 29: Nâng bát cơm ngang trán
- Bài 30: Ba điều phát nguyện khi ăn cơm
- Bài 31: Năm điều quán tưởng khi đang ăn
- Bài 32: Kết thúc ăn cơm
- Bài 33: Rửa chén bát
- Bài 34: Khi mở bát cơm ăn
- Bài 35: Nhận phẩm vật cúng dâng
- Bài 36: Cầm tăm xỉa răng
- Bài 37: Xỉa răng sau khi ăn
- Bài 38: Đánh răng súc miệng
- Bài 39: Khi cầm tích trượng
- Bài 40: Trải dụng cụ ngồi thiền
- Bài 41: Tư thế ngồi thiền
- Bài 42: Chính niệm lúc ngủ
- Bài 43: Nhìn thấy nước chảy
- Bài 44: Khi gặp sông lớn
- Bài 45: Khi thấy cầu đường
- Bài 46: Bài kệ tắm Phật
- Bài 47: Tán dương Phật Tổ
- Bài 48: Kinh hành quanh tháp
- Bài 49: Thăm viếng bệnh nhân
- Bài 50: Cạo bỏ tóc râu
- Bài 51: Tắm rửa thân thể
- Bài 52: Rửa chân
- Tài liệu tham khảo
I. Nguyên tác và phiên âm
著衣 若著上衣, 當願眾生, 獲勝善根, 至法彼岸。 著下裙時, 當願衆生, 服諸善根, 具足慚愧。 整依束帯, 當願衆生, 撿束善根, 不令散失。 |
Trước y Trước hạ quần thời |
II. Dịch nghĩa: Mặc y hậu và áo quần
Khi khoác thượng y trên thân,
Cầu cho tất cả chúng sinh
Giữ gìn căn lành, cội đức
Bờ kia đến được thật nhanh.
Mặc quần ở chỗ [ngang lưng]
Cầu cho tất cả chúng sinh
Mặc vào căn lành, cội đức
Đầy đủ hỗ thẹn, lương tâm.
Khi chỉnh áo, buộc giây quần
Cầu cho tất cả chúng sinh
Làm chủ căn lành, cội đức
Không để mất mát hào tơ.
III. Chú thích từ ngữ
Y (衣, S. cīvara): Còn gọi là pháp y (法衣) hay pháp phục (法服). Y là pháp phục đặc biệt của Tăng sĩ Phật giáo, gồm có 3 loại: a) Y năm điều, b) Y bảy điều và c) Y chín điều. Về sau, tại các nước Phật giáo Bắc truyền, y được phát triển thành 9 đến 25 điều. Mỗi điều là một ô sọc được chia làm 3 ô chữ nhật. Mục đích của mặc y phục là để che thân và làm đẹp thân. Tăng sĩ đắp y ngoài việc làm cho thân thể kín đáo, còn là biểu thị sự đỉnh đạc, trang nghiêm, oai đức. Chiếc y trong Phật giáo có hình thù của các thửa ruộng nối kết nhau, ám chỉ rằng các vị xuất gia là ruộng phước của người tại gia.
Thượng y (上衣): Dịch nghĩa từ tiếng Sanskrit “samghāti”, vốn được phiên âm Hán Việt là “Tăng-già-lê y” (僧伽梨衣). Theo Phật giáo Nam truyền, khi thuyết pháp, nghe pháp, làm lễ, bố-tát, yết-ma, khất thực… các Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni phải đắp thượng y. Theo Phật giáo Bắc truyền, thông thường Tăng sĩ chỉ mặc áo ca-sa (袈裟) và áo trường/ tràng (nếu ống tay áo rộng thì gọi là “áo hậu”), khi tham dự các lễ quan trọng mới đắp y.
Trước y (著衣): Khoác y, mặc y, đắp y lên thân. “Trước y” ở đây được hiểu là đắp thượng y, tức y Tăng-già-lê (僧伽梨衣, S. samghāti). “Trước y, trì bát” là động tác “đắp thượng y lên thân và cầm bình bát”, rất phổ biến đối với các vị Tăng sĩ Nam truyền. Tại các nước Phật giáo Bắc truyền, đắp y chỉ được thực hiện khi làm lễ ở điện Phật, thuyết pháp và các Phật sự quan trọng.
Thiện căn (善根, P. kusala-mūla; S. kuśala-mūla): Còn gọi là thiện bản (善本), đức bản (德本), là gốc rễ sinh ra các pháp lành (善法之根本). Có ba gốc rễ thiện (三善根) là không tham ái (無貪), không sân hận (無瞋), không si mê (無癡). Đối lập, ta có ba gốc rễ bất thiện (三不善根), còn gọi là tam độc (三毒) gồm tham ái (貪), sân hận (瞋), si mê (癡).
Bỉ ngạn (彼岸, S. Pāramitā): Bờ bên kia. Sự toàn thiện, trọn vẹn, tuyệt hảo. Dịch nghĩa của từ “ba-la-mật-đa” (波羅蜜多), vốn phiên âm từ Pāramitā. Bờ bên này tượng trưng cho sinh tử. Bờ bên kia tượng trưng cho niết-bàn (Nirvāṇa). Theo Phật giáo Đại thừa, để đạt được “bỉ ngạn”, hành giả Bồ-tát phải thực tập sáu trọn vẹn: a) Hiến tặng (S. dāna, 布施波羅蜜), b) đạo đức (S. śīla, 持戒波羅蜜), c) kiên trì (S. kṣanti, 忍辱波羅蜜), d) tinh tấn (S. vīrya, 精進波羅蜜), e) thiền định (S. dhyāna, 禪定波羅蜜) và f) trí tuệ (S. prajñā, 般若波羅蜜). Mười ba-la-mật theo Phật giáo Đại thừa gồm sáu ba-la-mật nêu trên, cộng với 4 toàn thiện còn lại là a) Phương tiện (S. upāya), b) Chí nguyện (S. praṇidhāna), c) Năng lực (S. bala), d) Trí giác (S. Jñāna).
Trong Phật giáo Nguyên thủy, mười ba-la-mật, còn gọi là mười độ gồm: Bố thí (P. Dāna pāramī), trì giới (P. Sīla pāramī), xuất gia (P. Nekkhamma pāramī), trí tuệ (P. Paññā pāramī), tinh cần (P. vīriya pāramī), kiên nhẫn (P. Khanti pāramī), chân thật (P. Sacca pāramī), chí nguyện (P. Adhiṭṭhāna pāramī), từ bi (P. Mettā pāramī) và hành xả (P. Upekkhā pāramī).
Hạ quần (下裙, S. antarvāsa): Quần dưới, cái quần. Còn gọi là hạ y (under garment), nội y (an inner garment), thường được phiên âm là “y an-đà-hội” (安陀會衣). Trong văn hóa y phục của Phật giáo Nam truyền, hạ y là quần xà-rông, tấm vải quấn từ thắc lưng trở xuống, đến mắc cá, dùng cho cả Tăng và Ni, nam lẫn nữ. Trong văn hóa y phục của Phật giáo Đại thừa, hạ y là chiếc quần có hai ống, ở thắc lưng thường làm bằng dây thun hoặc dây vải.
Chỉnh y (整依): Động tác chỉnh trang y, áo hậu, áo dài, áo nhật bình, áo vạc khách và quần, để thân thể được kín đáo, trang nghiêm, tạo ra oai nghi đỉnh đạc, chững chạc.
Thúc đới (束帯): Buộc dây quần, buộc lưng quần. Buộc giây ở ống quần. Tại các chùa theo truyền thống Đại thừa, ngày xưa, do vì không có dây thung, khi mặc quần (hạ y, nội y), Tăng sĩ phải cuộc quần bằng dây vải để quần không bị tuột xuống, thân thể không bị bày ra. Các tăng sĩ tại Trung Quốc còn buộc dây ở ống quần, ngang vị trí mắc cá để khỏi rơi rớt lông trên thân xuống điện Phật hay trong khuôn viên Chùa. Quần không dây thì thân thể bị lõa lồ. Tâm không có sự xấu hổ thì con người không thể làm chủ bản thân được.
Tàm (慚, P. hiri; S. hrī): Tự thẹn, xấu hổ cá nhân (sense of shame); lòng tự trọng (self-respect); lương tâm (conscientiousness). Một trong mười tâm sở thiện, còn gọi là 10 đại thiện địa pháp (大善地法, S. kuśalamahābhūmikādharma). Tàm là thái độ giữ mình trước các hành vi bất thiện, phạm pháp. Người có lòng tự trọng (tàm) sẽ tránh được những việc làm có vấn đề hay bị phản đối, nhờ đó thoát khỏi khổ đau.
Quý (愧, P. ottappa; S. apatrāpya, apatrapā): Xấu hổ xã hội (social shame); sợ tội lỗi. Một trong mười tâm sở thiện, còn gọi là 10 đại thiện địa pháp (大善地法, S. kuśalamahābhūmikādharma). Đây là trạng thái tâm sợ hãi cái tội lỗi, cái xấu xa, cái bị lên án, cái bị phản đối, dưới tác động của tha nhân và xã hội.
V. Giải thích gợi ý
Trong Luật Phật giáo, “thượng y” là y tăng-già-lê, mà người xuất gia thường đắp sau khi đã tiếp nhận giới Cụ túc. Trong ngữ cảnh rộng hơn, khi mặc áo cà-sa, áo tràng, áo hậu hay y, người xuất gia nên đọc bài kệ này. Nếu chiếc áo là phương tiện tốt để cơ thể được giữ ấm và điều hòa thân nhiệt trước hai mùa nóng và lạnh, thì căn lành và cội đức sẽ trở thành chiếc áo che mưa đỡ nắng cho ta trong mọi biến cố của cuộc đời. Thực tập quán tưởng này dựa trên nhân quả, nên mang lại các giá trị ứng dụng tích cực.
Nhiều người, phúc đức không trồng, duyên lành không gieo, nhân quả không tin, mỗi khi khổ đau hoạn nạn lại cầu nguyện cho mình được việc A, thành tựu chuyện B, gia tài sự nghiệp hưng hiển, tuổi thọ được đảm bảo, mọi việc thành tựu. Không gieo trồng thiện nhân, mà chỉ cầu nguyện đơn thuần, có thể dẫn đến tình trạng thất vọng, một loại khổ đau tâm lý, mà đức Phật gọi là “cầu bất đắc khổ”, một trong tám phạm trù của khổ đau.
Đức Phật không khích lệ chúng ta cầu nguyện suông. Đức Phật dạy và chỉ cho ta những phương pháp thực tập trên nền tảng nhân quả thiết thực. Có thực tập là có kết quả. Khi khát nước, thay vì cầu có nước uống, hãy tìm cách cho cóc nước mà uống. Nếu không có nước thì đào giếng, hoặc hứng nước mưa, hoặc lọc nước từ những phương tiện chứa nước. Chỉ ngồi cầu nguyện, nước sẽ không có; sự chết khô, chết khát chắc chắn sẽ diễn ra.
“Căn lành và cội đức” là phương tiện tốt, giúp ta đến được bờ bên kia - bờ giác ngộ và giải thoát thật an toàn. Người tại gia muốn được hạnh phúc, người xuất gia muốn được giác ngộ, giải thoát, thì điều tiên quyết là phải gieo trồng các căn lành và cội đức. Căn lành, theo Đức Phật là không tham, không sân, không si. Đức là kết quả, nhờ gieo trồng các công đức và phước đức. Nhân nào quả nấy là tấm bản đồ rõ ràng và cụ thể. Các tôn giáo khác hứa hẹn quá nhiều về thành quả từ cầu nguyện và giao khoán niềm tin vào Chùa. Điều này làm cho phần lớn các tín đồ hữu thần dần dà trở nên chán nản, có người đã từ bỏ tôn giáo gốc, đi tìm kiếm nền minh triết của Phật giáo ở phương Đông, nhằm giải quyết các vấn nạn khổ đau.
Người Phật tử mà không dựa vào lời dạy nhân quả của Đức Phật cũng giống như tín đồ của các tôn giáo khác ở phương Tây, đến một lúc nào đó, cũng chán nản vì cầu nguyện hoài mà không được kết quả gì.
Vào tháng 1-2011 khu chợ của người Việt Nam tại Bruno, Cộng hòa Czech bị cháy. Tổn thất về kinh tế khoảng 100 triệu Euro. Nhiều người kinh doanh đã cầu nguyện trước khi mở chợ, coi ngày giờ khi khai trương cửa hàng, cúng kiến mỗi sáng trước khi bán hàng, thế mà bất hạnh cháy chợ vẫn xảy ra, do chập điện hoặc bất cẩn.
Khi cầu nguyện quá nhiều mà nỗi khổ đau vẫn đến, nếu không hiểu nhân quả, người ta sẽ nói Phật ở chùa này không linh hiển, một số người cảm thấy chán nản, số khác mê tín hơn nên có thể vẫy tay chào với đạo Phật. Hướng dẫn người mới vào đạo bằng tín ngưỡng và cầu nguyện, người ta dễ làm theo vì đơn giản. Tuy nhiên, tín ngưỡng chỉ là cái vỏ tầm gửi trên thân Bồ-đề của đạo Phật. Đức Phật dạy: “Muốn được đến bờ kia, tức là giải thoát khỏi khổ đau, con đường cần phải thực tập là gieo trồng các căn lành và công đức”. Đức Phật không dạy chúng ta cầu nguyện suông. Đây là điều khác biệt giữa đạo Phật và các tôn giáo nhất thần và đa thần.
Thực chất, lời cầu nguyện chỉ là chất xúc tác cho các nhân lành được trổ quả sớm hơn dự kiến, không thể thay thế chính nhân và càng không thể giải quyết được các vấn nạn. Do đó, sau khi cầu nguyện, người tu học Phật cần có chương trình hành động cụ thể để biến các ước mơ trở thành hiện thực.
V. Câu hỏi ôn tập
1. Cho biết sự khác nhau giữa “y”, “áo hậu”, “áo tràng” và “áo cà-sa”?
2. Hãy mô tả “tam y” và cho biết sự khác nhau giữa chúng.
***
- Mười giới Sa di là bản chất đích thực của một vị Sa di Thích Nhất Hạnh
- Mười Hai Lời Nguyện Chùa Linh Xứng Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Các Giới Khinh Của Bồ Tát Giới Tây Tạng Tác giả: Alexander Berzin /August 1997, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người Hạnh Trung
- Tìm hiểu ý nghĩa của Giới trong Ngũ uẩn và Cõi giới TS Huệ Dân
- Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược Thiền sư Thích Duy Lực
- Truyền giới Bồ tát Vô Sanh Pháp Nhẫn tại Tổ đình Hàn Quốc Thích Vân Phong đưa tin
- Tìm Hướng Đi Lên Thích Minh Thông
- Ý nghĩa tuyển Phật trường Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
- Mười điều thiện Phúc Trung
- Công dụng của Giới đức Tỳ kheo Thanissaro - Bình Anson lược dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người 23/07/2013 17:01:00 |
![]() |
Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) 02/05/2015 19:43:00 |
![]() |
Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược 02/05/2012 20:01:00 |
![]() |
Mười điều thiện 28/08/2011 10:24:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)