Bài 12: Rửa mặt

- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu)
- Bài 1: Thức dậy sớm, mở mắt tuệ giác
- Bài 2: Thỉnh chuông tỉnh thức
- Bài 3: Nghe chuông chính niệm
- Bài 4: Đắp y, mặc áo quần
- Bài 5: Xuống giường, gieo giống từ bi
- Bài 6: Bước chân không sát hại
- Bài 7: Đi ra khỏi phòng
- Bài 8: Vào nhà vệ sinh, bỏ tham, sân, si
- Bài 9: Rửa sạch
- Bài 10: Rửa sạch nhơ bẩn
- Bài 11: Rửa tay
- Bài 12: Rửa mặt
- Bài 13: Uống nước từ bi
- Bài 14: Pháp y năm điều
- Bài 15: Pháp y bảy điều
- Bài 16: Pháp y giải thoát
- Bài 17: Trải tọa cụ, ươm tâm linh
- Bài 18: Trang nghiêm trên điện Phật
- Bài 19: Ca ngợi Phật
- Bài 20: Lễ bái Phật
- Bài 21: Cúng bình sạch
- Bài 22: Chơn ngôn uống nước
- Bài 23: Quán tưởng trước khi múc cơm
- Bài 24: Quán tưởng khi đã múc cơm
- Bài 25: Cúng cơm cho chúng sinh
- Bài 26: Cúng cơm cho chim đại bàng
- Bài 27: Cúng cơm cho quỷ thần
- Bài 28: Ăn cơm chính niệm
- Bài 29: Nâng bát cơm ngang trán
- Bài 30: Ba điều phát nguyện khi ăn cơm
- Bài 31: Năm điều quán tưởng khi đang ăn
- Bài 32: Kết thúc ăn cơm
- Bài 33: Rửa chén bát
- Bài 34: Khi mở bát cơm ăn
- Bài 35: Nhận phẩm vật cúng dâng
- Bài 36: Cầm tăm xỉa răng
- Bài 37: Xỉa răng sau khi ăn
- Bài 38: Đánh răng súc miệng
- Bài 39: Khi cầm tích trượng
- Bài 40: Trải dụng cụ ngồi thiền
- Bài 41: Tư thế ngồi thiền
- Bài 42: Chính niệm lúc ngủ
- Bài 43: Nhìn thấy nước chảy
- Bài 44: Khi gặp sông lớn
- Bài 45: Khi thấy cầu đường
- Bài 46: Bài kệ tắm Phật
- Bài 47: Tán dương Phật Tổ
- Bài 48: Kinh hành quanh tháp
- Bài 49: Thăm viếng bệnh nhân
- Bài 50: Cạo bỏ tóc râu
- Bài 51: Tắm rửa thân thể
- Bài 52: Rửa chân
- Tài liệu tham khảo
I. Nguyên tác và phiên âm
洗面 以水洗面, 當願眾生, 得淨法門, 永無垢染。 唵,藍莎訶。 |
Tẩy diện Dĩ thủy tẩy diện, Đương nguyện chúng sinh, Đắc tịnh pháp môn, Vĩnh vô cấu nhiễm. Án, lam sa-ha. |
II. Dịch nghĩa: Rửa mặt
Dùng nước rửa sạch mặt mày,
Cầu cho tất cả mọi loài
Thực tập pháp môn chuyển hóa,
Không còn cấu uế, khổ đau.
Oṃ Raṃ svāhā.
III. Chú thích từ ngữ
Diện (面): Cái mặt. Trong cơ thể người, cái mặt là thường được để ý nhất. Trên mặt có nhiều lỗ tạo ra sự nhơ dái như lỗ mắt, lỗ mũi, lỗ tai, lỗ miệng và các lỗ chân lông trên da mặt. Do đó, rửa mặt cho sạch sẽ, làm cho ta thoải mái và tự tin.
Pháp môn (法門): Thuật ngữ Phật học Trung Quốc, có nghĩa đen là “cánh cửa đi vào Phật giáo”. Trong văn học Pali, không có khái niệm “pháp môn”, chỉ có khái niệm “pháp uẩn” (法蘊, P: dhammakkhandha; S. dharmaskandha), vốn có nghĩa là “chủ đề Phật pháp”.
Con số “84,000 pháp uẩn” xuất hiện trong Sớ giải kệ 1024 của Trưởng lão tăng kệ và Kinh điển Sanskrit của Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ. Khi được dịch sang tiếng Hán cổ, một số dịch giả Trung Quốc có khuynh hướng dịch “dharmaskandha” thành “pháp môn”, dẫn đến tình trạng trong lịch sử triết học Phật giáo có nhiều trường phái Phật giáo, mỗi trường phái chủ trương một pháp môn, mỗi pháp môn sử dụng 1-3 quyển Kinh làm nền tảng đi vào Phật đạo.
Thực tế, 84,000 chỉ là con số ước lượng, không phải là số thực. Do đó, không có 84,000 pháp môn như đã được đồn thổi. Thực chất, đức Phật chỉ truyền dạy Tứ thánh đế, trong đó, bát chính đạo, còn gọi là “trung đạo” (majjhimaa patipada) của đời sống đạo đức (dhammacariya) hay đời sống cao thượng (brahmacariya), vốn được xem là độc lộ (ekayano aya’m maggo), dẫn đến sự thanh tịnh (suddhi), đưa đến giác ngộ trọn vẹn (sambodha) và giải thoát toàn triệt (nibbana).
Tịnh pháp môn (淨法門): a) Pháp môn thanh tịnh, còn được gọi là đà-la-ni môn hay “tổng trì môn” trong Phật giáo Mật tông, b) Con đường chính pháp đưa đến thanh tịnh, còn gọi là thanh tịnh đạo (清淨道, P. visuddhi-magga), tức đạo lộ gồm đạo đức, thiền định và trí tuệ.
Cấu nhiễm (垢染): Tên gọi khác của phiền não (煩惱, P. kilesa; S. kleśa) hoặc trần lao (塵勞), lao trần (勞塵), các trạng thái tâm lý tiêu cực làm nhơ bẩn tâm con người. Trong mỗi cấu nhiễm hay trần lao có 84,000 cửa trần lao, đối lập với Phật pháp thì có 84,000 pháp uẩn.
Vì cấu nhiễm và phiền não vốn làm ô nhiễm chân tính của con người, làm cho con người bị phiền nhọc, trôi lăn trong sinh tử, không có kết thúc. Về căn bản cấu nhiễm, có 10 kiết sử, gồm có 5 hạ phần kiết sử (pancamāni orambhāgiyāni sa’myojanāni) và 5 thượng phần kiết sử (pancamāni uddhambhāgiyāni sa’myojanāni). Năm hạ phần kiết sử gồm: (i) Thân kiến (P. sakkāya-diṭṭhi), (ii) Nghi hoặc (P. vicikicchā), (iii) Chấp cách tu sai (P. sīlabbata-parāmāsa), (iv) khao khát tính dục (P. kāma-rāga), (v) hiềm hận (P. vyāpāda). Năm thượng phần kiết sử gồm: (i) Sắc ái (P. rūpa-rāga), (ii) Vô sắc ái (P. arūpa-rāga), (iii) Ngã mạn (P. māna), (iv) Giao động (P. uddhacca) và (v) vô minh (avijjā).
Khi cắt đứt trọn vẹn mười trói buộc nêu trên, tâm hành giả trở nên thanh tịnh hoàn toàn, chứng đắc quả A-la-hán.
V. Giải thích gợi ý
Bài thiền kệ này là ứng dụng quan trọng của nước trong việc làm sạch đầu tóc, mặt mũi. Gương mặt là điểm hồng tâm trong sự tiếp xúc giữa ta với người khác ở công sở, nơi công cộng.
Người đời thường có thói quen, ngoài việc rửa sạch cơ thể bằng nước, còn đánh son phấn lên mặt để làm đẹp, xức dầu thơm trên tóc và cơ thể để tạo cảm giác sang trọng, tự tin, nâng cao giá trị của bản thân. Người xuất gia không bận tâm đến nét đẹp cơ thể, chỉ cần rửa sạch gương mặt bằng nước sạch.
Để làn da được sạch sẽ, không bị mụn, tập thói quen rửa bằng nước ấm, khoảng 30-400C. Sau khi rửa sạch, dùng lòng bàn tay xoa trên mặt, trên trán, trên má, xoa sóng mũi. Xoa gương mặt làm cho da căng ra, làm chất nhờn không bám trên các lỗ chân lông, nhờ đó, không tạo ra các mụn lớn, mụn nhỏ. Hàng ngày ta phải uống trung bình 2 lít nước đã được nấu chín, vốn rất tốt cho sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Nhờ nước sạch, quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Đồng thời, cần kiêng cữ các loại thực phẩm chiên, nấu, có nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nồng.
Mỗi buổi sáng, trước khi ra khỏi nhà, đi đến nơi làm việc, người đời có thói quen soi gương. Khi phát hiện trên gương mặt mình có vết dơ nào đó, lập tức rửa sạch liền. Đồng thời, tô lên mặt kem dưỡng da, hoặc son phấn để che khuất phần khiếm khuyết trên mặt.
Trong kinh “Soi gương nhân cách” thuộc kinh Trung Bộ, Đức Phật dạy người xuất gia mỗi ngày đều soi gương nhân cách để xem tham, sân, si còn trong tâm mình hay không? Tự vấn về lời nói, việc làm trong giao lưu, tiếp xúc, ứng xử… xem còn có những phiền não gì trong tâm không? Nếu câu trả lời là có, người xuất gia cần nêu quyết tâm quét sạch và tẩy tịnh như người đời rửa sạch mặt hàng ngày. Thực tập soi gương nhân cách gồm hai phương diện.
Thứ nhất, tự đánh giá bản thân. Cứ khoảng 4 - 5 giờ trôi qua, xem lại mình có làm cho ai buồn, giận, phiền, không vui hay không. Nếu có, nêu quyết tâm không làm việc ấy thêm lần nào nữa. Người nào trong sáng, chiều và tối không làm phiền cho ai, còn mang an vui hạnh phúc cho người, trong nỗ lực tu tập Phật pháp cho mình, người đó được xem là đang thực tập chuyển hóa, đáng được tán dương.
Thứ hai, nếu mình vì chủ quan, ít để ý về các hành động, lời nói của bản thân, thì nên nhờ người khác dùng gương nhân cách góp ý cho mình bằng những lời khuyên chân thành. Chẳng hạn, sư huynh có thể nói với sư đệ: “Ngày hôm qua, vì nhiều việc quá nên sư đệ đã nói những lời rất hằn học, cau có với những đồng tu. Đó là việc làm sai. Sư đệ nên rút kinh nghiệm và vượt qua”. Đáp lại, người nghe góp ý phải biết ơn sự chỉ điểm này để tự khắc phục cá tánh, nhờ đó trở nên tốt hơn.
Hoặc một sư chị nhắc nhở sư em: “Ngày hôm qua có lẽ vì mệt mỏi nên sư muội đã không lên điện Phật tụng kinh và nghe thuyết giảng vốn rất lợi lạc. Về sau nên rút kinh nghiệm, nếu mệt, sư muội có thể ngồi bên ngoài nghe cũng được. Khi có tinh tấn, mọi việc sẽ vượt qua”.
Lời nhắc nhở chân thành được xem là soi gương nhân cách cho người khác. Hai phương diện soi gương nhân cách nêu trên giúp cho ta rửa sạch được mặt mũi chơn tâm, mà theo thiền tông vốn chưa từng bị dơ trong sinh tử luân hồi. Nỗ lực tẩy tịnh phiền não để có được mặt mũi chân tâm thường trú, thể tánh tịnh minh, là việc làm mà các tăng sĩ không nên bỏ qua.
V. Câu hỏi ôn tập
1. Thế nào là “pháp môn” và “pháp môn thanh tịnh”?
2. Trình bày cách đạt được “vô cấu nhiễm”?
***
- Mười giới Sa di là bản chất đích thực của một vị Sa di Thích Nhất Hạnh
- Mười Hai Lời Nguyện Chùa Linh Xứng Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Các Giới Khinh Của Bồ Tát Giới Tây Tạng Tác giả: Alexander Berzin /August 1997, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) Thích Nhật Từ
- Nguyên Nhân Đức Phật Chế Giới Thích Nữ Tâm Như
- Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người Hạnh Trung
- Tìm hiểu ý nghĩa của Giới trong Ngũ uẩn và Cõi giới TS Huệ Dân
- Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược Thiền sư Thích Duy Lực
- Truyền giới Bồ tát Vô Sanh Pháp Nhẫn tại Tổ đình Hàn Quốc Thích Vân Phong đưa tin
- Tìm Hướng Đi Lên Thích Minh Thông
- Ý nghĩa tuyển Phật trường Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
- Mười điều thiện Phúc Trung
- Công dụng của Giới đức Tỳ kheo Thanissaro - Bình Anson lược dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Tu cái Miệng là Tu hơn nửa đời người 23/07/2013 17:01:00 |
![]() |
Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu) 02/05/2015 19:43:00 |
![]() |
Kinh Phạm Võng Bồ tát giới giảng lược 02/05/2012 20:01:00 |
![]() |
Mười điều thiện 28/08/2011 10:24:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)