Bài 35: Nhận phẩm vật cúng dâng

Đã đọc: 1836           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

I. Nguyên tác và phiên âm

受襯
財法二施,
等無差別,
檀波羅蜜,
具足圓滿。
Thọ sẩn
Tài pháp nhị thí,
Đẳng vô sai biệt,
Đàn ba-la-mật,
Cụ túc viên mãn.

II. Dịch nghĩa: Nhận phẩm vật cúng dường

Tại gia cúng dường phẩm vật
Xuất gia ban tặng pháp màu,
Cả hai đủ đầy chẳng khác,
Thí Ba-la-mật bằng nhau.

III. Chú thích từ ngữ

Thọ sẩn (受襯): Tiếp nhận tặng phẩm, nhận phẩm vật cúng dường.

Tài pháp nhị thí (財法二施): Bố thí tài vật và bố thí chính pháp.

Vô sai biệt (無差別): Không sai biệt, không phân biệt đối xử.

Đàn ba-la-mật (檀波羅蜜, S. dāna-pāramitā): Bố-thí ba-la-mật, bố thí không chấp ngã, bố thí bằng lòng từ bi đích thực, bố thí theo tinh thần “tam luân không tịch”.

IV. Giải thích gợi ý

Để độ chúng sinh, người xuất gia phải ban tặng chính pháp của Như Lai cho người tại gia. Chính pháp gồm năm đặc tính: (i) Thiết thực hiện tại, tức khi thực tập là có kết quả hiện tiền; (ii) Siêu việt thời gian, tức Phật pháp mang lại an lạc cho hiện đời và đời sau. Hai mươi sáu thế kỷ đã trôi qua, những lời dạy của Đức Phật về hòa bình, công bằng xã hội, nhân quyền, đạo đức, nghệ thuật chuyển hóa nỗi khổ niềm đau vẫn là thước đo, kim chỉ nam cho các vấn nạn của con người trên toàn cầu; (iii) Đến để mà thấy, khác với các tôn giáo khác là đến để tin. Nhờ thấy đúng nên trí tuệ được tăng trưởng. Tin thiếu lý trí dễ rơi vào mê tín; (iv) Được người trí tán thán, tức Phật pháp cao siêu được các nhà minh triết, nhà tôn giáo, nhà xã hội chấp nhận và tán dương; (iv) Hướng đến mục đích cao quý, tức có khả năng giải quyết khổ đau, hướng đến giác ngộ và giải thoát.

Nhìn chung, minh triết của Phật quá sâu sắc, có giá trị nhân bản và các tôn giáo khác không thể nào so bì. Tu sĩ thời hiện đại, ngoài lãnh vực chuyên môn là Phật học, có thể vừa là nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà hoạt động xã hội, nhà mỹ thuật, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, để làm lợi lạc cho người tại gia.

Khi làm thêm tay trái bất cứ lãnh vực nào, người xuất gia cần có trách nhiệm biến lãnh vực đó thành công cụ truyền bá thông điệp và lời Phật dạy đến các đối tượng quần chúng khác nhau. Bỏ qua mục đích quan trọng này, việc tùy duyên nhập thế của người xuất gia sẽ dẫn đến tình trạng bị mất gốc. Thiếu “tùy duyên bất biến” các việc làm phương tiện có khả năng dẫn đến tình trạng nuôi lớn nghiệp “đời”, lại phủ che nó bằng danh nghĩa “đạo”. Khi dấn thân vào đời làm các Phật sự khác nhau, thì phải thấm nhần chất đạo. Đây là cách thức giúp tu sĩ thời hiện đại thành công các Phật sự.

Vai trò của người tại gia là “ngoại hộ thiện tri thức”, tức cúng dường Tăng đoàn với tâm hoan hỷ, tôn trọng những người xuất gia chân chính, giúp Tăng Ni tu tập có kết quả. Các Phật sự thông thường mà người tại gia có thể tham gia gồm cúng dường, xây chùa, thiết lập đạo tràng, đúc tượng, in kinh, làm từ thiện, phổ biến Phật pháp, làm giáo lý viên cho các Phật tử mới. Người xuất gia do thuận lợi về thời gian và môi trường tu học thường thâm nhập Phật pháp sâu sắc hơn, có trách nhiệm hướng dẫn người tại gia tu học, đạt được phước đức, có được an vui và hạnh phúc. Cả bên cúng dường và bên tiếp nhận đều nhớ đến “tam luân không tịch” để sự cúng dường trở thành “bố thí ba-la-mật”.

Khi phát tâm cúng dường, người tại gia phải vô cầu, không bắt buộc Tăng Ni phải theo ý riêng của mình, rồi khống chế khuynh hướng, chủ trương của một ngôi chùa. Đây đó vẫn còn có Phật tử bị vướng vào chấp mắc nêu trên. Cúng dường mà còn bị vướng kẹt thì quả cúng dường sẽ không cao.

Người xuất gia khi giảng kinh thuyết pháp, phải lấy chính pháp làm nền tảng, không tư biện, làm quần chúng hiểu sai lời Phật dạy. Với tinh thần trách nhiệm cao, dù người nghecó chấp nhận hay không, vị pháp sư vẫn truyền bá chân lý. Đừng vì lý do phương tiện “dẫn dụ người mê tín vào đạo Phật” mà hạ Phật pháp từ vị trí siêu việt xuống quá thấp, đến độ giống với tín ngưỡng của tôn giáo nhất thần hay đa thần. Sau này, để tháo dỡ các phương tiện như thế không phải là chuyện dễ dàng. Khuôn dấu ban đầu như thế nào thì cái bánh được làm ra từ cái khuôn đó sẽ có hình thù tương thích. Bước đầu học Phật mà được Tăng Ni hướng dẫn căn bản về Tứ thánh đế, Bát thánh đạo, thì người Phật tử sẽ thực tập tốt, không bị mê tín chi phối và có kết quả an lạc nhanh.

Nếu người tại gia hoan hỷ phát tâm cúng dường Tăng đoàn và các thành viên Tăng đoàn truyền trao chân lý của Phật thì cả hai đều được lợi lạc như nhau.

V. Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày ý nghĩa của tài thí và pháp thí.
2. Thế nào là “đàn ba-la-mật”?

***

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập