Bài 15: Pháp y bảy điều

Đã đọc: 4228           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

I. Nguyên tác và phiên âm

七衣
善哉解脫服,
無上福田衣,
我今頂戴受,
世世常得披。
唵,度波度波莎訶。
 Thất y
Thiện tai giải thoát phục, 
Vô thượng phước điền y, 
Ngã kim đảnh đới thọ, 
Thế thế thường đắc phi. 
Án, độ-ba độ-ba sa-ha.

II. Dịch nghĩa: [Đắp] y bảy điều

Lành thay chiếc y giải thoát,
Tượng trưng ruộng phước tột cùng.
Nay con đem đầu tiếp nhận,
Đời đời thường đắp trên thân.
Oṃ dhūpa dhūpa svāhā.

III. Chú thích từ ngữ

Thất y (七衣): Y bảy điều, y bảy sọc. Y này nếu tính theo bề ngang từ trái sang phải có 7 sọc. Điều hay sọc là ô chữ nhật dài, theo chiều đứng. Mỗi sọc của y bảy điều có 2 ô chữ nhật lớn và 1 ô chữ nhật nhỏ bằng phân nữa 1 ô này. Vị trí của các sọc được sắp so le: Sọc 1, 3, 5, 7 có ô nhỏ ở trên, ô lớn ở dưới; sọc 2, 4, 6 có ô lớn ở trên và ô nhỏ ở dưới. Là một trong ba y của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni (比丘持三衣), mà sau 10 năm từ lúc lãnh thụ giới Cụ túc trở đi, các Tăng sĩ mới mặc y này. Trong Phật giáo Trung Quốc, y bảy điều được gọi là “y nhập chúng” được mặc trong những dịp bố-tát, tự tứ, tọa thiền, lễ bái, tụng kinh, nghe kinh, tựu hội, nhập chúng, v.v…

Phi (披): Đắp y hoặc mặc y trên đôi vai.

IV. Giải thích gợi ý

Hai loại y 5 điều và 7 điều được gọi chung là y phước điền tột cùng, không có gì hơn được. Chiếc y 5 điều và 7 điều được Tăng Ni đắp trong suốt 10 năm làm tỳ kheo hay tỳ-kheo-ni chân chính.

Sau 10 năm tu học và làm các Phật sự đúng với lời Phật dạy, ruộng phước của Tăng Ni được tăng trưởng. Việc gieo trồng, cúng dường của thí chủ cho Tăng Ni sẽ làm cho tín chủ có được phước báu nhiều hơn. Do đó, người xuất gia phải biết tôn trọng chính mình trong việc giữ gìn giới pháp, nghiên cứu kinh điển, làm các Phật sự, truyền bá Phật pháp qua giảng kinh, ấn tống, văn hóa, nghệ thuật, văn học, triết học, thi ca, hội họa và âm nhạc. Bất cứ việc làm gì mà thông qua đó, lợi lạc mang đến cho con người và cuộc đời thì người xuất gia không từ nan.

Dấn thân làm các Phật sự không mệt mỏi thì công đức tăng trưởng, nhờ đó, Phật pháp được phát triển. An thân, an phận thì dễ vì khỏi phải làm việc gì hết, nhưng đồng nghĩa là ta không có phước báu nào hết. Người xuất gia không làm Phật sự thì dù ở lâu trong chùa cũng không mang lại lợi lạc cho ai. Do đó, người xuất gia phải hoan hỷ khi làm các Phật sự độ sinh.

Trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, các chùa thường chỉ có nhất tăng, nhất tự, nên các trụ trì ở hải ngoại bận rộn hơn các vị trụ trì ở trong nước. “Nhất tăng, nhất tự” nghĩa là mỗi ngôi chùa chỉ có một vị tăng sĩ làm trụ trì. Do đó, vị trụ trì phải tinh tấn làm các Phật sự, từ A đến Z mới thành tựu. Thầy trụ trì vừa làm tổng giám đốc vừa làm tổng vệ sinh của ngôi chùa, mọi việc thầy trụ trì đều phải xông xáo làm hết. Do vậy, phước đức được tài bồi, qua năm tháng. Thầy trụ trì ở hải ngoại còn là nhà tâm linh, nhà tư vấn, nhà hoằng pháp, nhà giáo dục.

Làm Phật sự đòi hỏi đến tấm lòng, phương pháp và trí tuệ, nhằm giúp Phật tử xóa bỏ mê tín, sống trong chính đạo, đầy đủ phước huệ. Đời sống vật chất ở xã hội phương Tây ngày càng cao nên nhu cầu đến với Phật pháp lại giảm đi, vì người ta ngộ nhận rằng khi có khổ đau mới đi chùa. Có người nghèo nhưng thấu hiểu Phật pháp nên vẫn sống hạnh phúc. Có người giàu sang nhưng không hạnh phúc vợ chồng, gặp trục trặc trong quan hệ cha mẹ - con cái và những người thân thương, bị nỗi khổ niềm đau rình rập, chi phối. Tu học Phật làm cho người nghèo bớt khổ, người giàu càng giàu và hạnh phúc hơn.

Người đầy đủ tiện nghi vật chất mà biết tu học Phật, phước đức càng gia tăng gấp bội. Do vậy, người làm Phật sự cần nỗ lực tạo điều kiện cho người chưa biết đạo đến với đạo. Cứ mỗi năm trôi qua, công tác Phật sự gia tăng, phước đức của Tăng Ni được tăng trưởng.

Sống lâu trong chốn thiền môn, làm được nhiều Phật sự, xóa sạch mặc cảm tự ti: “Tôi là vô dụng”. Là tăng sĩ nên nỗ lực mang lại lợi ích cho tha nhân. Khi chưa đủ năng lực độ sinh cứu đời, thì tụng niệm, bái sám, công phu với sự phát tâm cao thượng, giúp ta có được tâm hoan hỷ, ruộng phước cũng theo đó được tăng trưởng.

Đắp chiếc y trên điện Phật, người xuất gia phải tự tâm niệm: “Tôi phải làm nhiều phước đức, tu học tuệ giác, mở mang tâm trí để xứng đáng làm thầy của người Phật tử tại gia”. Sự phát nguyện này làm cho người xuất gia tu tập nghiêm túc, tinh tấn và thành công hơn.

V. Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày sự tiếp nhận pháp y bằng hình thức và nội dung.
2. Tại sao tăng sĩ phải đắp y khi làm lễ?

***

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập