Bài 27: Cúng cơm cho quỷ thần

Đã đọc: 3146           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

I. Nguyên tác và phiên âm

侍者送食
汝等鬼神眾,
我今施汝供,
此食遍十方,
一切鬼神共。
唵,穆力陵莎訶。
 Thị giả tống thực 
Nhữ đẳng quỷ thần chúng, 
Ngã kim thí nhữ cúng, 
Thử thực biến thập phương, 
Nhất thiết quỷ thần cộng, 
Án, mục-lực-lăng sa-ha.

II. Dịch nghĩa: Thị giả đem cúng thức ăn

Quỷ thần các loài lớn nhỏ,
Tôi nay dâng cúng thức ăn,
Cơm này biến cùng 10 hướng,
Cầu cho ma đói được no.
Oṃ Mulālin svāhā.

III. Chú thích từ ngữ

Thị giả (侍者, P=S. ante-vāsin): 1) Đệ tử thị giả: Người theo hầu sư phụ, thầy trụ trì và các trưởng lão, 2) Người trợ lý, xử lý các tạp sự (處理雜事), 3) Người hầu hương (thị hương, 侍香): Người phụ trách thắp hương ở chùa (nhiêu hương thị giả, 燒香侍者). Đệ tử thị giả của Phật Tỳ-bà-thi (毘婆尸佛) là A-dật-ca (阿叔迦). Đệ tử thị giả của Phật Thích-ca là A-nan (阿難). Thị giả thông thường là sa-di lanh lợi (利根沙彌) hoặc tỳ-kheo ít hạ lạp (下臘比丘). Người phụ trách văn thư (文書) hoặc thư từ qua lại (書信往來) thì gọi là “thư trạng thị giả” (書狀侍者) hay gọi tắt là “thị trạng” (侍狀). Người phụ trách tiếp đãi tân khách (接待賓客) thì gọi là “thỉnh khách thị giả” (請客侍者), gọi tắt là “thị khách” (侍客). Người phụ trách y bát, tư cụ (衣鉢資具) của trụ trì (住持) thì gọi là “y bát thị giả” (衣鉢侍者), gọi tắt là “thị y” (侍衣). Người đứng hầu một bên các bậc trưởng lão thì gọi là “thị lập” (侍立). Nơi thị giả ở gọi là “thị giả liêu” (侍者寮).

Tống thực (送食): Cúng thức ăn, tặng thức ăn, mang đi cho ăn.

Biến (遍): Cùng khắp, phủ khắp, phủ trùm, phổ biến.

Cộng (共): Chung, chung nhau, cùng nhau, tất cả.

IV. Giải thích gợi ý

“Mong ngạ quỷ được siêu thoát” là phát nguyện độ sinh, ở đây đối tượng chính là hương linh chưa siêu thoát. Bài kệ này thường được đọc trong nghi thức công phu chiều tại các chùa Bắc tông, nhưng thường bị thiếu sót trong nghi thức cúng Quá đường.

Khi cúng cơm cho ngạ quỷ, phải đọc cùng lúc hai bài kệ (Bài “Đại bàng kim xí điểu” và bài “Nhữ đẳng quỷ thần chúng”) mong các ma quỷ chưa được siêu thoát, ăn thực phẩm được chú nguyện này để được no đủ, không phá hoại, sớm được siêu thoát. Thực tế, ma không thể hại người được, vì không còn tay chân, không có hành động, không thể sai khiến những người khác làm các hành động phá hoại được.

Các loại truyện ma và phim ma của Mỹ, phần lớn khai thác tâm lý sợ hãi của người xem, thực tế, các cảnh trong phim ma là không có thật. Ma quỷ không có khả năng quậy phá hay giết hại con người, như dân gian đã đồn thổi. Dân gian thường quan niệm ma hiền hơn quỷ, quỷ ác độc hơn ma, đó chỉ là sự tưởng tượng, không có thật.

Việc cúng cho ma quỷ là tượng trưng. Các chùa ở Trung Quốc bày biện nhiều loại bánh kẹo, trái cây đa dạng để cúng các oan hồn, cô hồn có sở thích khác nhau. Dù không ăn uống được, không tiêu hóa được nhưng bày biện như thế làm cho một số hương linh có cảm giác họ vẫn còn được người thân nhớ tưởng đến. Trong các trai đàn chẩn tế, chủ yếu là nội dung cầu siêu và hướng dẫn hương linh từ bỏ mọi chấp trước. Không nên nghĩ có sự ăn uống thật trong thế giới hương linh. Bày cúng quá nhiều cho hương linh là không cần thiết. Cúng cô hồn tại tư gia lại là điều nên tránh. Khi cúng thực phẩm cho hương khắp 10 phương, ta cần nhấn mạnh sự quán tưởng, tức nghệ thuật hình dung tích cực, để nuôi tâm từ bi đối với chúng sinh bất hạnh.

V. Câu hỏi ôn tập

1. Bằng phương pháp quán tưởng, thực phẩm vật thể (đoàn thực) có thể được hô biến hay không?
2. Tại sao các nước Phật giáo Nam tông không cúng cô hồn?

***

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập