Bài 29: Nâng bát cơm ngang trán

Đã đọc: 2248           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tiếng khánh trước khi ăn nhắc người tu giữ chính niệm, tay nâng bát lên ngang trán, quán tưởng câu thần chú, đọc bài kệ:
I. Nguyên tác và phiên âm

執持應器,
當願眾生,
成就法器,
受人天供。
唵,枳哩枳哩嚩日囉吽癹吒。
Chấp trì ứng khí, 
Đương nguyện chúng sinh, 
Thành tựu pháp khí,
Thọ thiên nhân cúng, 
Án, chỉ-lý chỉ-lý, phộc-nhật-la, hồng-phát-tra.

II. Dịch nghĩa: Tay nâng bát cơm ngang trán

Cầu cho tất cả chúng sinh
Trở thành dụng cụ Phật pháp
Xứng đáng người nhận cúng dâng.
Oṃ kili kili vajra hūṃ phaṭ.

III. Chú thích từ ngữ

Chấp trì (執持, S. ādāna): 1) Nắm chặt, giữ chặt, cầm vững, nắm vững, 2) Kiên trì không thay đổi (堅持不變).

Ứng khí (應器, S. pātra): Gọi đủ là “ứng lượng khí” (應量器), tức cái bát được các vị tỳ-kheo sử dụng trong khất thực. Nghĩa đen là “vật chứa đo lường sức ăn của Tăng sĩ”.

Thành tựu (成就, S. siddhārthaḥ): Hoàn thành, hoàn tất, thành công.

Pháp khí (法器, S. bhājana): 1) Còn gọi là “Phật cụ” (佛器), hay “đạo cụ” (道具). Các khí cụ được sử dụng trong lúc tụng kinh và pháp hội, gồm lư hương (香爐), chuông (鐘), mỏ (木魚), trống (鼓), linh (鈴), khánh (磬), chuỗi niệm (念珠), tích trượng (錫杖), bát (鉢), chày kim cương (金剛杵) v.v… 2) Nhân tài Phật giáo; Tu sĩ có khả năng tu hành Phật pháp và thành tựu Phật đạo. Kinh Pháp Hoa ghi: “Thân nữ nhơ uế, chẳng phải là pháp khí” (女身垢穢,非是法器).

IV. Giải thích gợi ý

Đọc bài thi kệ này, người xuất gia không mặc cảm khi nhận tặng phẩm cúng dường của đàn na. Động tác “nâng bát cơm ngang trán” thể hiện lòng biết ơn nghĩa cao thượng và nguyện vọng đền đáp ân đức của đức Phật, Bồ-tát. Biết ơn những người đã phát tâm dâng cúng, người xuất gia khi tiếp nhận thực phẩm, cam kết chuyên tâm tu học, chuyên tâm chuyển hóa, thuyết pháp độ sinh, làm lợi lạc cho người, không nên bận tâm các việc thế tục. Nếu không có đức Phật, không có giáo pháp, đạo Phật không được người biết đến, không ai có cơ hội trở thành người tu. Nếu không ai phát tâm cúng dường, người xuất gia sẽ phải vất vả làm mọi thứ, bên cạnh việc tu học và làm đạo. Do đó, người xuất gia thể hiện lòng biết ơn thí chủ cúng dường.

Đưa bát cơm đầy ngang trán”, người xuất gia mong trở thành dụng cụ Phật pháp, sống mang lại lợi ích cho đạo Phật, có giá trị và lợi lạc cho tha nhân. Khi tu học có kết quả, người thân của người xuất gia cảm thấy hạnh phúc và tự hào vì có thân quyến làm lợi lạc cho bá tánh. Khi đã nêu quyết tâm độ sinh, người xuất gia mới xứng đáng nhận tặng phẩm cúng dường của đàn na. Không tu học tinh tấn, việc người xuất gia nhận cúng dường của thí chủ cũng không khác việc vay tín dụng từ quần chúng vậy.

Người xuất gia có lý tưởng và tu tập tốt không nên tự ti rằng tôi đang vay nợ từ tín chủ, không dám nhận cúng dường của ai; đó là một cực đoan nên tránh. Người xuất gia nhờ sự phát tâm cúng dường của người tại gia để lo chuyên tu, sớm có kết quả trong tu học. Tiếp nhận đàn-na cúng dường, người xuất gia cần làm các Phật sự cho chùa và phụng sự nhân sinh. Người xuất gia thường ăn uống ít, tiêu thụ ít. Nhận cúng dường của đàn-na, người xuất gia phải sử dụng đúng mục đích, làm lợi lạc cho quần sinh.

Người tại gia cần thấy rõ tịnh tài, tịnh vật dâng cúng cho chùa và Tăng đoàn sẽ được Tăng đoàn làm Phật sự một cách nghiêm túc. Nhờ sự phát tâm của người tại gia, dù không có nghề nghiệp, người xuất gia trở thành nhịp cầu để sự hiến cúng của người tại gia được phục vụ cho quần chúng hữu duyên. Thọ nhận tịnh tài làm từ thiện, người xuất gia có thể giúp các mảnh đời bất hạnh. Trong mọi tình huống, người xuất gia cố gắng trở thành công cụ Phật pháp và có ích cho cuộc đời. Có tu học và độ sinh nghiêm túc, dù không lao động trực tiếp, người xuất gia vẫn xứng đáng tiếp nhận sự cúng dường của đàn-na và chia sẻ cho tha nhân.

V. Câu hỏi ôn tập

1. Thế nào là “ứng lượng khí”?
2. Thế nào là “pháp khí”?

***

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập