Tâm lý ngủ ngầm

Đã đọc: 2587           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trích chương I " Không có kẻ thù " - Tác phẩm KHÔNG CÓ KẺ THÙ

Ngày 11/9/2001, ai cũng đều biết đến bản tin những kẻ khủng bố đã gây ra nỗi kinh hoàng tại hai tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại của Mỹ. Nghiên cứu nguyên nhân sâu xa, ta thấy sự khủng bố có mặt trên cuộc đời này từ khi con người biết yêu và ghét.

Thù hận được gieo rắc trong các tình huống khác nhau,phát triển rất nhanh chóng và được nuôi dưỡng dưới hình thức xung đột về ý thức hệ chính trị,ý thức hệ tôn giáo và giữa bản ngã của các cá nhân. Bất cứ khi nào,nơi đâu lòng thù hận chưa được rửa sạch thì nỗi khổ niềm đau và tình trạng khủng bố sẽ có mặt.

Qua chuyên đề này chúng tôi xin chia sẽ lời Phật dạy về cách thức hóa giải lòng hận thù. Đây là những viên thuốc rất bổ dưỡng cho tâm linh. Phục hồi sức khỏe tinh thần chính là tiến trình tìm lại cuộc sống yêu thương vốn có.Như trong buổi pháp thoại,vị Hòa thượng giảng về đề tài Xóa bỏ hận thù,xong ngài hỏi các Phật tử:

- Ở trong đây ai đã xóa bỏ được lòng hận thù?

Có ông lão khoảng 80 tuổi,đứng dậy xung phong trình bày.Rất nhiều cặp mắt hướng về phía ông với thái độ ngạc nhiên.

- Thưa thầy tôi không còn hận thù nữa.

Hòa thượng hỏi:

- Ông tu tập phương pháp nào mà hóa giải được hận thù hay thế?

- Thưa thầy.những kẻ phá phách tôi,hại tôi,muốn giết tôi đều bị Diêm vương bóp cổ chết hết trơn rồi!

Câu trả lời như khôi hài, nói lên trạng thái tâm lý mà nhà Phật gọi là hận thù.Nó được tiềm tàng dưới dạng cảm xúc "Tùy miên",tức ngủ ngầm,luôn bám víu theo.Rõ ràng ông lão chưa dứt được lòng hận thù.Đối tượng tạo ra sự thù hận cho ông không còn trên cuộc đời, nên lòng hận thù đó tạm thời được nguôi ngoai. Nếu như những người đó chưa chết thì lòng hận thù có thể lớn và trưởng thành một cách rất trung thành theo cuộc sống của ông.Nghĩa là sau khi ông qua đời nó tiếp tục trở thành người đồng hành và nỗi khổ niềm đau vẫn tiếp tục tiềm ẩn dưới dạng tùy miên.

Nếu phân tích theo ngôn ngữ triết học Phật giáo,tùy miên là trạng thái tâm lý ngấm ngầm,luôn bám víu theo con người.Khi ta không thấy sự biểu đạt của lòng sân thông qua lời nói cộc cằn,hành động thô lỗ thì cứ tưởng sân hận không còn trong lòng.

Nhưng mỗi khi nghe người nào đó khơi lại nỗi khổ đau khó quên trong quá khứ như bị cướp,giết,hãm hại đến nỗi mất hết tất cả nhân quyền,nhân phẩm lúc ấy,nỗi khổ đau và thù hận bắt đầu được kích hoạt sống dậy. Tình trạng đó nhà Phật gọi là tùy miên được thể hiện như một trạng thái trương phồng của bong bóng cảm xúc.

Nếu như có chất xúc tác của những người xung quanh,lập tức khi sân hận sẽ được bơm vào trong bong bóng tâm của chúng ta.Đến khi lực chứa không còn chịu đựng được nữa thì bong bóng này có thể bị nổ tung thành từng mảnh.

Lòng thù hận kích hoạt trong tâm thức con người rất nguy hiểm.Đến khi nào tất cả mọi chất xúc tác không còn ảnh hưởng được nữa,hoặc đứng trước những hành động xúc tác đó mà tâm vẫn không lay động thì ta mới có thể tin tưởng được rằng mình đang sống trong trạng thái cảm thông,hỷ xả,bao dung. Lúc đó an lạc bắt đầu có mặt,như là một dòng tĩnh lặng không hề gợn sóng trên bề mặt tâm thức.

Tùy miên làm cho con người phải chạy theo quán tính.Quán tính này được nuôi dưỡng bởi sự biện hộ thông qua phong tục,tập quán,truyền thống văn hóa,là phải trả thù,phải răng đền răng,máu đền máu,ai mang nỗi khổ cho mình thì phải đền trả lại nỗi khổ cho người đó. Dĩ nhiên,kể cả chủ nghĩa yêu nước cũng được đặt trên nền tảng của lòng hận thù.

Nhà Phật dạy ta uống nước phải nhớ nguồn,yêu quê hương, tổ quốc,giống nòi,yêu tất cả các loài động vật,môi trường và thiên nhiên.Nhưng,khi đứng trước hoàn cảnh bi đát của lịch sử,giặc ngoại xâm đang thôn tính, mang lại nỗi khổ niềm đau cho dân tộc thì phản ứng tự vệ để ngăn cản tất cả những cưỡng lực ngoại xâm trỗi dậy.

Sự dấn thân của những người yêu nước có thể được chấp nhận dưới hình thức làm vì nghĩa lớn.Trong nghĩa lớn vì dân tộc đó,nếu được công thêm tinh thần tư bi của đức Phật dạy,thì nghiệp sát sanh có thể được giảm đi rất nhiều.

Trong tình huống bộc lộ cảm xúc quá mạnh,không kiềm chế được,ta có thể quát tháo,chửi bới,đánh đập và thể hiện bất cứ điều gì để cho nỗi khổ niêm đau được lắng dịu xuống.Nên biết rằng,cách thức đó chỉ làm hả cơn giận chứ không phải là phương pháp để chữa trị bệnh thù hận,đang ngấm ngầm hoạt động trong cơ thể.

Trong kinh Tăng Chi,đức Phật dạy có bốn tình huống,theo đó,lòng thù hận được trưởng dưỡng và rất khó tháo gỡ khỏi mảnh đất tâm của con người.

Tình huống thứ nhất: Thái độ tâm lý lấy mình làm hệ quy chiếu,coi giá trị hạnh phúc,mạng sống,tuổi thọ là tất cả,bất cứ người nào đụng đến bản ngã đó thì xem như là đối thủ của mình.Mỗi khi nhớ lại những cảnh tượng đã tạo cho mình khổ đau,hận thù sẽ được nhen nhúm và thể hiện.

Tình huống thứ hai: Xuất hiện dưới dạng thức ngã sở hữu.Những người thân,đồng loại...bị kẻ thù làm thương tổn,được quan niệm như đã từng làm thương tổn đến bản thân mình.

So hai tình huống,đôi lúc kẻ thù làm thương tổn chính mình thì có thể tha thứ,vì nỗi khổ niềm đau có thể được xoa dịu theo năm tháng.Nhưng khi nhìn thấy những người thân thuông bị cùng cảnh huống khổ đau đó,ta không dằn được cảm xúc và lập tức lòng thù hận gia tăng.

Tình huống thứ ba: Phức cảm tâm lý,xảy ra khi ta biết được ai đang hỗ trợ cho người mà ta không ưa thích. Trạng thái không ưa thích kẻ thù dẫn đến không ưa thích những người liên hệ đến kẻ thù,làm cho ta không tùy hỷ với những thành công của người.

Trạng thái này tiểm ẩn dưới hình thức rất vi tế là lòng đố kỵ,tánh ganh đua,sự cạnh tranh.Họ không muốn người khác hơn mình,thay thế vị trí của mình trong xã hội.

Tình huống thứ tư: Đối với những người ta thương yêu nhưng lại được người khác chăm sóc vỗ về,cảm xúc ghen tuông lập tức có mặt. Ta chỉ muốn biến người đó trở thành sở hữu của tình yêu mà không người nào được quyền hưởng đặc ân đó. Như vậy dòng cảm xúc muốn chiếm hữu dễ trở thành thù hận.

Bốn tình huống vừa nêu làm cho con người sống quán tính theo hai thái cực: bên bạn,bên thù; một bên chấp nhận và một bên loại trừ.Tính cách chấp nhận và loại trừ đẩy ra vào tình thế đối lập với người khác,giống như mặt trời và mặt trăng ,đêm và ngày.

***

Quý vị có thể nghe trọn quyển tại link dưới đây:

https://www.youtube.com/playlist?list=PLXfpVI7YBnIwJEH2lor4Y0kuRj7MlEr0O

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập