Nụ cười hoan hỷ

Trích trong tác phẩm SỐNG VUI SỐNG KHỎE (Tác giả: TT. Thích Nhật Từ)
Nụ cười là nghệ thuật bày tỏ tâm tình.Sắc thái của tâm vốn đa dạng và phong phú mà biểu đạt của nó là một nụ cười,đôi khi lại là những giọt nước mắt. Vui quá, người ta vẫn có thể rơi nước mắt. Nụ cười nở trên môi cũng vậy,có thể là biểu hiện của niềm vui sướng tột cùng hoặc một nỗi buồn sâu thẳm.
Do đó, nụ cười hoan hỷ rất cần thiết trong cuộc sống vì nó mang lại an vui hạnh phúc,còn tâm sự vui buồn thì nơi đâu cũng có. Các hình thái của tâm thường được biểu thị qua sự vận động của cơ thể. Người có niềm vui,trên gương mặt hiện nét rạng ngời,hớn hở; tinh thần phấn chấn,hân hoan; dáng đi tự tin,thư thái; và nụ cười luôn tươi như hoa.
Vừa rồi, có một người bán vé số khoảng 70 tuổi mời mua,chúng tôi trả lời rằng:" Tu sĩ không mua vé số,vì không ước mong được hay mất.Sống vượt lên trên ham muốn đó thì niềm vui đạt được rất nhiều".Bác bèn nói:"Thầy ơi,gia đình tôi khổ lắm,con ở xa,cháu lại thất nghiệp.Mong Thầy giúp cho vài tờ vé số,cầu thầy trúng độc đắc!". Chúng tôi mời bác dùng cơm chay,khi ấy bác chỉ nở một nụ cười cám ơn rồi buồn thảm trở lại.
Trong cuộc sống,người ta dễ dàng nở nụ cười mang lại niềm vui cho kẻ khác,nhưng nở nụ cười cho chính bản thân thì rất khó. Sống cho chính bản thân là sống với một tiến trình của những buồn lo nếu thiếu nghệ thuật quản lý,điều phối,niềm vui sẽ biến mất.
Người ta thường mơ tưởng xa xôi rằng,hạnh phúc là nhà cao cửa đẹp,phương tiện vật chất đủ đầy,sự nghiệp,vị trí cao trong xã hội....nhưng ngay cả khi đã đạt được những điều mong ước đó,niềm vui thực sự vẫn không xuất hiện.
Bản chất của niềm vui không tỷ lệ thuận với vật chất.Nó là nghệ thuật phối hợp nhằm tạo ra tiến trình quân bình cảm xúc.Niềm vui đạt được bằng cách đó sẽ sâu lắng,nhẹ nhàng,dù bản thân đang đối mặt với mọi biến cố thăng trầm,vinh nhục.
***
Quý vị có thể nghe trọn quyển tại link dưới đây:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLXfpVI7YBnIyv1uVHrIvEl2NPaqvwcG2G
- Tư tưởng xã hội trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy HT. Thích Nguyên Siêu
- Lịch sử và tình hình tiếp nhận thơ Tuệ Sỹ Tâm Thuần
- Thiền Rải Tâm Từ: Nghệ Thuật Nuôi Dưỡng Hạnh Phúc Khải An
- Báo chí Miền Nam trước 1975: “Giữ Thơm Quê Mẹ” của Nhất Hạnh Viên Linh
- Cỡi Tâm vào cõi lời Huỳnh Kim Quang
- Dạy con truyền thông chân thật Thích Nhật Từ
- Cắt lớp cái tôi Thích Nhật Từ
- Thế gian vô thường Thích Nhật Từ
- Sách “Người ăn chay” lọt Top 10 quyển sách hay nhất 2016 Vân Tuyền
- Cha của Bill Gates dạy con như thế nào? Theo Letu Minh Quân
- Thực Hành Phật Pháp Để Vui Sống Tuổi Già Nguyễn Văn Tiến
- Hãy Buông Bỏ Sự Căng Thẳng Nguyễn Văn Tiến
- Ứng dụng và tu tập Bát chánh đạo Thich Giac Chinh
- Tiểu Luận Về Phật A Di Đà (Chương 1. Ý Nghĩa Danh Hiệu A-Di-Đà.. 3) Phước Nguyên
- Tiểu Luận Về Phật A Di Đà Phước Nguyên (PL. 2559 DL. 2015)
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Khái quát Nội dung Kinh Trung Bộ
- Khái quát Nội dung Kinh Trường Bộ
- Câu đối xuân Nhâm Dần 2022
- Sổ tay mục lục Tam tạng Pāḷi
- MỤC LỤC TAM TẠNG ĐẠI CHÁNH (Đại Chánh tân tu Đại tạng Kinh)
- Tam Tạng Đại Chánh theo mã số và chủ đề
- Giới Bồ-Tát Cho Nguời Tại Gia
- Giới Bồ-Tát Cho Nguời Xuất Gia
- Giới Bổn Thức-Xoa Của Luật Tứ Phần
- Giải Thích Giới Luật Và Oai Nghi Của Sa Di
Được quan tâm nhất

![]() |
Danh sách 10 tác phẩm Phật giáo hay nhất trong năm 2010 07/12/2010 16:50:00 |
![]() |
Nhân quả báo ứng hiện đời 15/10/2010 10:17:00 |
![]() |
Bộ sách Phật Pháp ứng dụng 22/11/2010 16:05:00 |
![]() |
Lời Dạy Của Đức Phật Về Thành Tựu Trong Gia Đình, Nơi Công Sở, Ngoài Xã Hội 14/12/2010 09:04:00 |
![]() |
Bộ sách: Truyện cổ Phật giáo 16/12/2010 16:52:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)