Âm thanh Phật pháp

Âm thanh Phật pháp là chủ đề chính của bài viết này gồm có các từ "âm thanh" và "Phật pháp." "Âm thanh" có nghĩa là tiếng người, tiếng ồn, lời nói, tụng Kinh, tụng Chú, niệm Phật, và âm thanh không lời, tức thiền tập.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta biết ngoài các thức ăn ra, như cơm, bắp, mì, đậu..., ta còn có các loại thức ăn khác nữa, đó là hình sắc, ánh sáng, âm thanh, mùi thơm, mùi ngon, vị ngọt, mặn, chua, chát, xúc chạm, trơn, láng, nhám ..., và các đối tượng của ý. Các loại thức ăn này là thức ăn của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý, dùng để nuôi dưỡng thân và tâm, tức con người năm uẩn gồm có sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, và thức uẩn.
Trong bài viết này, âm thanh, một trong những món thức ăn được đề cập ở trên, là món ăn của tai, vừa là món ăn vật chất, vừa là món ăn tinh thần cho ta. Có nhiều loại âm thanh khác nhau như sau: Âm thanh con vật, âm thanh tiếng xe, âm thanh thiên nhiên, như sấm sét, giông tố, mưa bão, gió..., âm thanh tiếng hát hay tiếng nhạc, âm thanh tiếng chuông, và âm thanh Phật pháp.[1]
Âm thanh Phật pháp là chủ đề chính của bài viết này gồm có các từ "âm thanh" và "Phật pháp." "Âm thanh" có nghĩa là tiếng người, tiếng ồn, lời nói, tụng Kinh, tụng Chú, niệm Phật, và âm thanh không lời, tức thiền tập.
"Phật pháp" viết cho đủ là Phật, Pháp, và Tăng; Phật có nghĩa là Bậc giác ngộ và tỉnh thức vẹn toàn. Pháp là lời dạy của đức Phật, cụ thể là 5 điều đạo đức[2] và con đường thánh có 8 chi phần, hay 8 làn xe chạy liên kết và tương tức với nhau (lanes)[3] bao gồm giới, định, và tuệ. Tăng là các hàng đệ tử của đức Phật bao gồm hai chúng tại gia và xuất gia, những người nguyện sống cuộc đời gương mẫu, đạo đức, và tỉnh thức.
1. Âm thanh có nhiều loại: âm thanh con vật, tiếng xe, tiếng còi, âm thanh thiên nhiên, như sấm, chớp, mưa, gió, v.v ... Các loại âm thanh này không phù hợp cho ta.
2. Âm thanh tiếng hát hoặc tiếng nhạc; âm thanh này có lúc làm cho ta sầu não, bi lụy, buồn chán, khổ đau, thất vọng..., và cũng có lúc làm cho ta cảm hứng trầm bổng, nhẹ nhàng, du dương, lâng lâng, phấn khởi...
Khi ta nghe và tiếp xúc với tiếng hát hay tiếng nhạc, lời của nó không phù hợp với đời sống tu tập của ta, gây cho ta thêm nhiều buồn, phiền, trách móc, và sầu muộn, thì ta có thể dừng lại và buông bỏ. Ngược lại, với thời đại hoằng pháp ngày nay, khi ta nghe và tiếp xúc với tiếng hát hay tiếng nhạc, lời của nó phù hợp với đời sống tu tập của ta, tạo cho ta nhiều nguồn cảm hứng an vui, chất liệu vững chãi và thảnh thơi, có khả năng chuyển tải được Phật pháp, thì ta có thể nghe và hát những bài thiền ca hay nhạc đạo.
Ví dụ như, bài hát của Làng Mai có chủ đề "Hạnh phúc bây giờ." Kính mời quý vị nghe và hát cho vui.
"Ta hạnh phúc liền giây phút này
Lòng đã quyết dứt hết âu lo
Không đi đâu nữa
Có chi để làm
Học buông thả
Sống không vội vàng.
Ta hạnh phúc liền giây phút này
Lòng đã quyết dứt hết âu lo
Thong dong khi bước
Thảnh thơi lúc làm
Lòng thanh thản
Sống trong nhẹ nhàng."[4]
(Nhạc Làng Mai)
Thật vậy, khi nghe, hiểu, hát, và chiêm nghiệm một bài hát xong, thì ta có thể chọn lọc, phát triển, và muốn trở thành hành giả an vui và hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.
3. Âm thanh của tiếng chuông
Theo nghi lễ thiền môn, khoảng lúc 4 giờ sáng và lúc 6:30 chiều, hành giả đi thỉnh chuông và quán tưởng âm thanh của tiếng chuông như thế này:
"Với tấm lòng thành kính và chánh niệm, trong khi mình thỉnh chuông, âm thanh của tiếng chuông tỉnh thức có thể vang khắp pháp giới của các loài hữu tình và vô tình. Xuyên qua việc thực tập Phật pháp chuyên cần, khi nghe tiếng chuông này, chúng sinh trong các cõi trời, người, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh, có thể vơi đi bớt khổ, vượt thoát vòng sinh tử trong từng sát na, và hướng tâm tu tập tới giây phút giác ngộ, chánh niệm, và tỉnh giác."[5]
Hoặc là:
"Nghe tiếng chuông,
phiền não nhẹ,
trí huệ lớn,
Bồ đề sanh.
Lìa địa ngục,
thoát hầm lửa,
Nguyện thành Phật,
Độ chúng sinh."[6]
"Ba nghiệp lắng thanh tịnh,
gởi lòng theo tiếng chuông,
nguyện người nghe tỉnh thức,
vượt thoát nẻo đau buồn."[7]
"Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe!
Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm."[8]
"Nghe chuông phiền não tan mây khói.
Ý lặng, thân an, miệng mỉm cười.
Hơi thở nương chuông về chánh niệm.
Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi."[9]
"Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới
Xa xôi tăm tối mọi loài nghe
Những ai lạc bước mau dừng lại
Tỉnh giấc hôn mê thấy nẻo về."[10]
"Nghe tiếng chuông
Lòng nhẹ buông
Tâm tĩnh lặng
Hết sầu thương
Tập buông thả
Thôi vấn vương
Lắng nghe thấu
Tận nguồn cơn
Học nhìn lại
Hiểu và thương."[11]
Theo giáo lý ẩn dụ, chuông được hiểu là một vị Bồ tát tỉnh thức, có khả năng khơi dậy và đánh thức các hạt giống giác ngộ và tĩnh giác trong ta trỗi dậy. Với sự thực tập thuần thục, mỗi khi thỉnh chuông hay nghe chuông, thân và tâm của hành giả trở nên nhẹ nhàng và thư thái. Ngoài các ý nghĩa trên, âm thanh của tiếng chuông còn có nghĩa thoảng đưa, thoáng qua, nhanh chóng...
Các ý nghĩa trên nhằm nhắc chúng ta biết cuộc đời là vô thường, các pháp là vô thường, sinh và diệt tương tức với nhau trong từng sát na. Khi ta còn khỏe và còn trẻ, ta tận dụng thời gian thích hợp để tu mau kẻo trễ. Vì vô thường không chờ đợi một ai, một hơi thở ra mà không hít vào, là mình sleep well - ngủ luôn. Ý thức được điều đó, mỗi chúng ta cố gắng tu tập để đem lại an lạc và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc sống hiện tại.
4. Chủ đề của bài pháp thoại hoặc bài viết hôm nay là "Âm thanh Phật pháp." Ở đây, nó gồm có ba âm thanh: Phật âm, Pháp âm, và Tăng âm.
Nếu có đi hành hương Phật tích, thì chúng ta biết vào buổi sáng sớm lúc 4 giờ tại Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), các loại âm thanh này phát lớn lên cả khu thánh địa. Trong ngữ cảnh này,
4.a. Phật âm có nghĩa là âm thanh được phát ra từ máy hát đĩa hoặc từ hành giả tụng niệm bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là ngôn ngữ Pāli; âm thanh này nhằm ca ngợi và tán thán công hạnh của đức Phật, các đệ tử của Ngài khéo biết nương tựa Ngài như một Bậc giác ngộ và tỉnh thức vẹn toàn.
Buddhaṁ Saranaṁ Gacchami.
Con đến nương tựa Phật, Người đưa đường chỉ lối an lạc và hạnh phúc cho con trong cuộc đời.
Namo Buddhaya!
Nam Mô Phật!
4.b. Pháp âm có nghĩa là âm thanh được phát ra từ máy hát đĩa hoặc từ hành giả tụng niệm bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là ngôn ngữ Pāli; âm thanh này nhằm ca ngợi và tán thán sự vi diệu của Phật pháp, các vị hành giả khéo biết nương tựa Pháp như là phương tiện tu tập để chuyển nghiệp và để hướng tới an vui, giác ngộ, và giải thoát trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Dhammaṁ Saranaṁ Gacchami.
Con đến nương tựa Pháp, con đường của hòa bình, tình thương, và sự hiểu biết.
Namo Dhammaya!
Nam Mô Pháp!
4.c. Tăng âm có nghĩa là âm thanh được phát ra từ máy hát đĩa hoặc từ hành giả tụng niệm bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là ngôn ngữ Pāli; âm thanh này nhằm ca ngợi và tán thán công hạnh của Tăng đoàn, các hành giả khéo biết nương tựa Tăng như đoàn thể xuất sĩ và cư sĩ, những người nguyện góp phần đem lại an vui và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay tại thế gian này.
Sanghaṁ Saranaṁ Gacchami.
Con đến nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời đạo đức, gương mẫu, chánh niệm, và tĩnh giác.
Namo Sanghaya!
Nam Mô Tăng!
Phật, pháp, và Tăng có tính tương tác và tương thuộc với nhau không thể tách rời nhau được. Qua quá trình học, hiểu, thực hành, và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày, người có mắt sáng và người không có mắt sáng, sau khi nghe và tiếp xúc với Phật âm, Pháp âm, và Tăng âm, thì họ có khả năng cảm nhận được pháp hỷ, pháp lạc, pháp tu, pháp ngộ, và pháp chứng như nhau ngay trong giờ phút hiện tại.
Với tấm lòng tự nguyện, chánh kiến, chánh tuy duy, chuyên cần, tu tập, và học hỏi Phật pháp, mình đến để nương tựa Phật, Pháp, và Tăng, thì không ai có quyền áp đặt và buộc ta được. Song, qua quá trình nương tựa Tam Bảo, chúng ta học Phật, hiểu pháp, và làm hành giả an vui, thì chúng ta nguyện nương theo Tam Bảo để sống cuộc đời chánh niệm và tỉnh thức. Hiện tại, chúng ta sống an lạc, và tương lai chúng ta sống an vui.
Mặc khác, theo Kinh điển Phật giáo Bắc truyền, đặc biệt là Kinh Phổ Môn, khi đọc tụng, chúng ta hiểu và biết đức Bồ tát Mẹ hiền Quan Thế Âm có 32 tướng tốt khác nhau, như tướng người nam, người nữ, người xuất sĩ, cư sĩ, v. v...
Người nam có thể là thầy của ta, là cha ta, là anh ta, là em trai ta, là con trai ta, v. v... Người nữ có thể là cô ta, là mẹ ta, là chị ta, là em gái ta, là con gái ta, v. v... Người xuất sĩ có thể là Sư ông, Sư phụ ta, Sư huynh ta, Sư đệ ta; người cư sĩ có thể là người thiện nam, là người thiện nữ, v.v và v.v...
Là hành giả tu học Phật Pháp tinh cần, những gì chúng ta nói, nghĩ, và làm đều đem đến an lạc và hạnh phúc cho số đông, thì chúng ta cố gắng duy trì, phát triển, áp dụng, và thực hành vào trong đời sống hằng ngày của ta. Hạnh phúc của mình chính là hạnh phúc của cha, mẹ, anh, chị, em, và con cháu mình. Ngược lại, những gì chúng ta nói, nghĩ, và làm đều đem đến bất hạnh và khổ đau cho tự thân và cho tha nhân, thì chúng ta quyết định dừng lại và buông bỏ. Bất hạnh của mình chính là bất hạnh của người thân và người thương trong gia đình của hai bên nội và bên ngoại.
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi khi ta gặp điều bất hạnh, ta nên thành tâm cầu nguyện an bình bằng cách niệm danh hiệu đức Bồ tát Mẹ hiền Quan Thế Âm hay đức Bồ tát Cha hiền Quan Thế Âm bằng xương bằng thịt, thì lập tức, Ngài hiện ra và giúp đỡ chúng ta bớt khổ thêm vui.
5. Khi đọc tụng Kinh Phổ Môn bằng âm Hán-Việt, chúng ta bắt gặp 5 loại âm thanh khác nhau như sau: Diệu âm, Quán Thế âm, Phạm âm, Hải triều âm, thắng bỉ thế gian âm, thị cố tu thường niệm...
5.1. Diệu âm có nghĩa là âm thanh vi diệu, âm thanh mầu nhiệm, cụ thể là âm thanh của lời nói ái ngữ, dễ thương, và dễ nghe giữa thầy và trò, cha và mẹ, vợ và chồng, con và cháu, v.v ... Loại âm thanh này khéo được vận dụng một cách thích hợp, đúng chỗ, đúng lúc, và đúng đối tượng, thì nó trở nên giá trị, trị liệu, hiệu quả, và vi diệu, và nó có thể đem lại lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc đời này.
5.2. Quán Thế Âm là danh hiệu của Bồ tát, người có cái hạnh hiểu biết và lắng nghe sâu với tâm không thành kiến, không trách móc, và không phản ứng, có khả năng giúp người thêm vui và bớt khổ. Hiểu biết có nghĩa là với tâm sáng suốt, rõ ràng, và định tĩnh, khi gặp một việc gì khó khăn, mình có thể giải quyết việc ấy suông sẻ, vui vẻ, mát lòng, hài hòa, và trọn vẹn; lắng nghe sâu ở mức độ 100%. Ngược lại với lắng nghe sâu, lắng nghe cạn hay lắng nghe vừa vừa chỉ ở mức độ 20, 40, 60% ... mà thôi. Đức Bồ tát Mẹ hiền Quán Thế Âm có đầy đủ các hạnh ái ngữ, hiểu biết, và lắng nghe sâu.
Trong cuộc sống hằng ngày, khi sống chung và va chạm với nhau, đôi lúc vợ chồng giận nhau vì công việc làm ăn, con cái, gia đình, xã hội ... Là người có trí và có thực tập hạnh ái ngữ, hiểu biết, và lắng nghe, mỗi khi người chồng giận, người vợ có thể chờ người chồng hết giận. Lúc đó, người vợ bắt đầu thực tập nói một vài câu ái ngữ với người chồng của mình như thế này:
"Anh thương của em ơi!
Em biết anh vừa giận em.
Là người thương của anh,
em đang có mặt cho anh đây.
Những gì anh nói, em xin lắng nghe và ghi nhận.
Điều nào tốt, em xin duy trì và phát triển.
Điều nào không tốt, em xin sửa đổi, chuyển hóa, và đoạn trừ."
Qua những điều trên đây, chúng ta biết rằng học lý thuyết thì dễ, nhưng khi trực diện sân giận, nếu mình thực tập hạnh ái ngữ và lắng nghe không ngon lành, đôi lúc mình không dễ dàng kiềm chế thân tâm. Thật vậy, người không thực hành Phật pháp tinh cần, khi giận, mình dễ đánh mất tâm tính bình tĩnh và sáng suốt của mình.
Trong hai người, nếu người này giận, người kia không giận và giữ tâm bình tĩnh và sáng suốt, thì mọi việc có thể giải quyết êm đẹp và suông sẻ. Tuy nhiên, nếu cả hai đều giận, ai cũng muốn giành phần phải phần thắng về mình, không ai muốn nhường nhịn nhau cả, thì mọi việc có thể đưa tới chuyện lớn, như bất hòa, xáo trộn, bất hạnh, và bất an cho chính họ, cho người thân, người thương, gia đình, và làng xóm.
Thật vậy, khi gặp việc rắc rối và kình cãi với nhau trong gia đình, nếu không thực hành hạnh ái ngữ, hiểu biết, và lắng nghe, vợ chồng dễ gây ra đổ vỡ, bất hòa, và bất hạnh. Đôi lúc việc giận nhau của họ dễ đưa gia đình tới ly dị và phân tán. Vợ chồng không hạnh phúc, gia đình không an vui, con cái bị bơ vơ, lạc lỏng, và hư hỏng.
Ý thức việc ấy rõ ràng, khi vợ chồng giận nhau cố gắng thực tập hạnh ái ngữ và lắng nghe bằng cách thông cảm, hoan hỷ, bao dung, và tha thứ, thì họ có thể chế ngự và chuyển hóa được cơn giận. Lúc đó, vợ chồng hiểu nhau sâu sắc và cùng nhau xây dựng an vui và hạnh phúc cho tự thân, cho gia đình, cho hàng xóm, và cho xã hội.
Cố Hòa thượng Trưởng lão Thích Thiện Siêu có bài thiền kệ:
"Một chút giận,
một chút hờn,
lận đận cả đời,
ri cũng khổ.
Trăm điều xả,
ngàn điều bỏ,
thong dong tất dạ
rứa mà vui."[12]
Hoặc, Thiền sư Thích Nhất Hạnh có bài thiền ca như sau:
"Lời qua tiếng lại,
giải quyết chi đâu,
sao không dừng lại,
kẻo hố thêm sâu.
Lời qua tiếng lại,
đưa ta tới đâu,
sao không dừng lại,
thở nhẹ và sâu.
Lời qua tiếng lại,
đưa ta tới đâu,
sao không dừng lại,
mĩm cười nhìn nhau."[13]
Thật vậy, trong gia đình, đoàn thể, cộng đồng, và trong xã hội, những ai thực hành và áp dụng hạnh ái ngữ, hiểu biết, và lắng nghe của đức Bồ tát Mẹ hiền Quan Thế Âm vào trong đời sống hằng ngày, thì họ có thể giải quyết được nhiều việc khó khăn, rắc rối, và phức tạp giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, cá nhân với cộng đồng, và cá nhân với tất cả.
Thực tập phương pháp ái ngữ, hiểu biết, và lắng nghe sâu tuy đơn giản, nhưng rất hữu hiệu, nó có thể góp phần đem lại lợi ích, an vui, hạnh phúc, hòa bình, và thịnh vượng cho gia đình, học đường, xã hội, quốc gia, và liên quốc gia một cách thiết thực ngay tại thế gian này.
5.3. Phạm âm có nghĩa là âm thanh trong sạch, tinh khiết, thuần tịnh, gương mẫu, và mô phạm biểu hiện qua việc thực hành các điều đạo đức, như giới, định, tuệ, và bốn vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, và xả.
5.3.a. Giới có nghĩa là những lời nhắc nhở, khuyên răn, khuyến tấn, nguyên tắc sống đạo đức; giới có công năng bảo hộ tự do, đưa hành giả tới an vui và giải thoát.
Là người Phật tử đạo hạnh và gương mẫu, chúng ta ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, nuôi dưỡng, và phát triển tâm từ bi đối với các loài hữu tình và vô tình bằng cách không giết hại sinh mạng và phá phách núi rừng;
Xả bỏ tâm tham lam, keo kiệt, và bỏn xẻn bằng cách phát tâm bố thí và không trộm cắp của công và của tư; xây dựng hạnh phúc cho gia đình, vợ, chồng, và con cái bằng cách sống chung thủy với người vợ hoặc người chồng hợp pháp; giữ vững niềm tin, chân thật, và uy tín cho tự thân, cho tha nhân, và cho đoàn thể bằng cách thực hành hạnh ái ngữ và lắng nghe; giữ gìn và phát triển sức khỏe và trí huệ cho thân và tâm bằng cách biết thương mình và thương người, không sử dụng các chất ma túy, chất say, hút thuốc, game, và phim ảnh bạo động và đồi trụy...
5.3.b. Định có nghĩa là tập trung, xem xét, chọn lọc, dừng lại để chuyển hóa việc sai thành đúng, xấu thành tốt, tà thành chánh, tối thành sáng, xao động thành định tĩnh và nhất tâm.
5.3.c. Tuệ có nghĩa là hiểu biết và thấy rõ bằng sự tu tập và hành trì Phật pháp qua lời nói, ý nghĩ, và việc làm của mình phù hợp với chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.
5.3.d. Từ có nghĩa là cho vui với tâm không ràng buộc và vướng mắc.
5.3.e. Bi có nghĩa là thương yêu với tâm bao dung, tha thứ, và rộng lượng.
5.3.f. Hỷ có nghĩa là vui với cái vui của mình và của người khác.
Ví dụ, khi Chùa mình hoặc Chùa người khác tổ chức khóa tu thành công, thì mình không những vui với việc tổ chức thành công của Chùa mình, mà còn vui với việc tổ chức thành công của Chùa người khác.
5.3.g. Xả có nghĩa là bao dung, rộng lượng, không chấp trước, vướng bận, và dính mắc giữa người cho, người nhận, và vật được cho.
Khi hiểu và thực tập được như vậy, thì mình là con người tự do, an lạc, và thảnh thơi với ý nghĩ, lời nói, và việc làm của mình đối với tự thân và tha nhân. Thật vậy, với phạm âm, khi thực hành các điều đạo đức và bốn vô lượng tâm, hành giả sống cuộc đời đạo đức, trong sạch, và gương mẫu, xứng đáng được cúng dường, là ruộng phước để mọi người gieo trồng, được người trí khen ngợi và tán thán trong hiện tại cũng như trong tương lai.
5.4. Hải triều âm có nghĩa là âm thanh của sóng biển; âm thanh này tượng trưng cho âm thanh của tập thể, sức mạnh của tập thể, tính đồng nhất của tập thể trong tinh thần tu học, hòa hợp, đoàn kết, tương trợ, tương thân, tương ái, và tương kính. Âm thanh của biển bao giờ cũng lớn hơn âm thanh của sông. Âm thanh của tập thể và sức mạnh của tập thể bao giờ cũng vững chãi hơn sức mạnh của cá nhân.
Biển[14] chỉ cho sự bao la, mênh mông, thênh thang, rộng lớn, bao dung, dung nạp, tóm thâu, chứa đựng, không phân biệt, không kỳ thị, v.v...; sông là chỉ cho sự nhỏ hẹp. Biển dụ cho tập thể, cho số đông, và cho đại chúng có tu học, an lạc, vững chãi, thảnh thơi, chánh niệm, và tĩnh giác; sông dụ cho cá nhân có tu học và an lạc. Một khi cá nhân có năng lượng tu tập, thì năng lượng đó không mạnh bằng năng lượng tu tập của đại chúng.
Thật vậy, chúng ta biết khi một tập thể tu tập ngon lành, thì tập thể đó tạo ra sức mạnh tâm linh, hòa hợp, đoàn kết, vững chãi, và thảnh thơi, có uy tín lớn và ảnh hưởng nhanh tới quần chúng trong xã hội. Một cá nhân có tu tập ngon lành, thì sự ảnh hưởng của cá nhân đó tới số đông không mạnh.
Tuy nhiên, một tập thể có tu tập thì trước hết tập thể đó phải bắt đầu từ sự tu tập của mỗi cá nhân. Một đại chúng có an lạc thì trước hết đại chúng đó phải bắt đầu từ sự an lạc của mỗi cá nhân. Một cá nhân có hạnh phúc thì trước hết cá nhân đó phải bắt đầu từ nội tâm của mình có hạnh phúc. Nhiều cá nhân có tu tập và an lạc thì tạo thành một tập thể có uy nghi vững chãi về mặt đạo đức, mô phạm, và mẫu mực. Với sự tu học và thắm nhuần Phật pháp, tập thể đó có khả năng đem lại hòa bình và thịnh vượng không những cho quốc gia mình, mà còn cho các quốc gia khác trên thế giới.
Khi đọc, tụng, và chiêm nghiệm Kinh Vu Lan, chúng ta biết rõ: Với lòng hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên, sau khi giác ngộ, Tôn giả vận dụng thần thông xuống địa ngục để cứu mẹ, nhưng một mình Ngài không thể cứu được, bèn trở về tinh xá, và bạch với đức Phật rằng: "Xin Thầy chỉ dạy cho con phương pháp cứu mẹ?" Đức Phật dạy: "Nếu mẹ ông muốn được cứu ra khỏi địa ngục, thì trước tiên, nhân mùa An Cư Kiết hạ, ông nên đến cung thỉnh chư Tăng chú nguyện. Nhờ năng lực từ bi và tu tập của đại chúng, nương vào năng lực này, mẹ ông có thể thoát khỏi địa ngục."
Các ý nghĩa trên được nhấn mạnh rằng việc tu tập của số đông là quan trọng, năng lực và sức mạnh tu tập của đại chúng là quan trọng. Khi một gia đình tu tập, một tập thể tu tập, một cộng đồng tu tập, hay một Tăng đoàn tu tập Phật pháp ngon lành, thì họ có năng lượng tâm linh vững chãi hơn một cá nhân tu tập. Nhờ kết quả tu tập như vậy, nên họ mới có thể xây dựng và củng cố nền đạo đức, từ bi, trí tuệ, và hòa bình cho xã hội rất nhiều.
Mặt khác, hải triều âm còn dụ cho sự hùng mạnh và tiếng rống của con sư tử; tiếng rống này có khả năng làm các loài thú khiếp sợ, ẩn trốn, và bỏ chạy. Sư tử vừa dụ cho cá nhân, vừa dụ cho đại chúng. Ở ngữ cảnh này, sư tử được dụ cho đại chúng nhiều hơn cá nhân. Với sự tu, học, hiểu, và thực hành Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày, họ có nhiều năng lực tâm linh, đạo đức, vững chãi, và thảnh thơi. Năng lực này có khả năng dập tắt các phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến...
Trong bài viết này, hải triều âm nhằm nhấn mạnh tới sức mạnh hòa hợp, đoàn kết, và năng lượng tu tập của tập thể đại chúng. Các cộng đồng, cơ quan, và đoàn thể có duyên tu học Phật pháp trọn lành, thì họ thực sự mới có khả năng góp phần đem lại hòa bình và thịnh vượng, an vui và hạnh phúc rất nhiều cho số đông trên khắp hành tinh này.
6. Thắng bỉ thế gian âm, thị cố tu thường niệm, đây là một cụm từ âm Hán-Việt
Thắng có nghĩa là hơn, là vượt trội. Cái gì vượt trội? âm thanh Phật pháp vượt trội âm thanh thế gian; Bỉ có nghĩa là cái kia, người kia, vật kia, cụ thể là tiếng hơn thua, trách móc, hờn, giận, sầu não, ganh ghét, giận dữ, v.v...; Theo ý nghĩa thực hành Phật pháp không ngon lành, thế gian âm có nghĩa là âm thanh của thế gian mang và tích chứa sự tranh giành, sầu muộn, ghen tị, buồn phiền, v.v... Âm thanh này là âm thanh tạo nghiệp, âm thanh ràng buộc, hệ lụy, vướng mắc, v.v...
Ngược lại âm thanh thế gian là âm thanh Phật pháp; âm thanh Phật pháp bao gồm các loại âm thanh như sau:
âm thanh tụng Kinh,
âm thanh tụng Chú,
âm thanh niệm Phật,
và âm thanh không lời; âm thanh không lời có nghĩa là âm thanh của thiền tập.
Thông thường, khi đọc, học, nghe, thấy, và hiểu, ta biết một câu rất nổi tiếng trong thiền môn như sau: "Nói năng như chánh pháp, và im lặng như chánh pháp."
Nói năng như chánh pháp có nghĩa là buổi sáng nói điều lành, buổi trưa nói điều lành, buổi chiều nói điều lành, buổi tối nói điều lành, ta có một ngày vui. Bên cạnh nói điều lành, ta còn suy nghĩ điều lành, và làm điều lành, ta có trọn hai mươi bốn giờ vui.
Ở đây, nói điều lành có nghĩa là ta thực hành và áp dụng tụng Kinh, tụng Chú, và niệm Phật vào trong cuộc sống hằng ngày của mình. Nói điều lành có khả năng đem lại hạnh phúc, an vui, đoàn kết, hòa hợp, và hòa bình cho tự thân và cho tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.
Im lặng như chánh pháp có nghĩa là chúng ta nên áp dụng thiền tập vào trong đời sống hằng ngày của mình. Lúc đứng, lúc đi, lúc ngồi, lúc nằm, lúc làm việc, nói năng, im lặng với chính mình và người khác, chúng ta đều ở trong trạng thái chánh niệm và tĩnh giác, vững chãi và thảnh thơi, an vui và giải thoát.
Thị cố tu thường niệm là một cụm từ tiếng Hán-Việt có nghĩa là những gì thảo luận trên đây chúng ta phải nhớ kỷ để chọn lọc, tu tập, chuyển hóa, hành trì, và để áp dụng chúng vào trong đời sống hằng ngày của mình cho thích hợp.
Tóm lại, qua những ý nghĩa thiết thực được đề cập trên đây, chúng ta rõ biết âm thanh Phật pháp là âm thanh tỉnh thức, giác ngộ, giải thoát, hòa bình, v.v... Âm thanh này không bao giờ chứa đựng các hạt giống tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, v.v... Nó rất thù thắng, vượt trội tất cả các âm thanh khác ở đời. Nó có khả năng chuyển nghiệp và đưa con người, xã hội, và thế giới tới nơi an vui, hạnh phúc, và hòa bình đích thực.
Khi có thời gian thích hợp, ta khéo áp dụng và hành trì âm thanh Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày bằng cách tụng Kinh, tụng Chú, niệm Phật, và thiền tập. Ta có thể chuyển hóa nghiệp bất thiện thành nghiệp thiện, phiền não thành Bồ đề, khổ đau thành an vui và hạnh phúc... Hiểu và thực hành được như vậy, ta không những có một ngày và đêm an lạc, mà còn có một tuần, một tháng, một năm an lạc, nhiều năm an lạc, và một cuộc đời an lạc. Khi ta có an lạc rồi, ta có thể san sẻ an vui và hạnh phúc cho nhiều người.
Kính chúc Quý vị an vui và hạnh phúc trong âm thanh Phật pháp của đức Phật Thế Tôn!
Nam Mô đức Bồ tát Mẹ hiền Quan Thế âm!
Nam Mô đức Tôn giả đại hiếu Ma Ha Mục Kiền Liên!
The Sound of the Buddhadharma
In our daily lives, we know that apart from kinds of food, such as cooked rice, corn, noodles, beans, etc., we still have different kinds of food, that is, form, light, sound, fragrance, deliciousness, sweetness, sourness, bitterness, touch, smoothness, glossiness, roughness, etc., and objects of mind. These kinds of food that are the food of eyes, ears, noses, tongues, bodies, and minds are used to nurture body and mind, namely person of five aggregates consisting of form of aggregate, feeling of aggregate, perception of aggregate, mental formation of aggregate, and consciousness of aggregate.
In this writing, the sound, one of the above mentioned food kinds, is the food of ears, both the material food and the spiritual food for us. There are many kinds of different sounds as follows: the sounds of animals, those of vehicles, those of nature, such as thunder, tempest, rainstorm, wind, etc., the sounds of singing or music, those of the bell sound, and the sounds of the Buddhadharma.[15]
The sounds of the Buddhadharma are the main topic of this writing consisting of the words "the sounds" and "The Buddhadharma." "The sounds" mean human voice, noise, speech, chanting of sutras, chanting of mantras, reciting of the Buddhas' names, and the sound of noble silence, namely meditation practice.
''The Buddhadharma" which is sufficiently written is the Buddha, the Dharma, and the Sangha. The Buddha means fully Enlightened and Awakened One. The Dharma means His teachings, namely the five moral trainings[16] and the noble eightfold path,[17] or the noble path with eight running vehicle lanes that link and interrelate with one another consist of precepts (P. Sīla), concentration (P. Samadhi), and wisdom (S. Prajñā or P. Paññā). The Sangha means His disciples consist of both lay people and monastics, who vow to live their lives of example, ethics, and awakening.
1. There are many kinds of the sound: The sound of animals, that of vehicles, whistles, that of nature, like thunder, lightning, rain, wind, etc. The kinds of these sounds are not suitable for us.
2. The sound of singing or music; this sound sometimes makes us deeply sad, sorrowful, depressed, suffering, disappointed, etc., and also sometimes makes us inspire melodious, gentle, tuneful, mellow, encouraging, etc.
When we hear and be in touch with singing or music, its words, which are not appropriate for our cultivated lives, make us more sorrowful, annoying, reproachful, and melancholy, we can stop and let go of them. Conversely, with the age of preaching the Dharma today, when we hear and keep in touch with singing or music, its words, which are suitable for our cultivated lives, create for us many inspiring sources of peaceful joy, substance of steadiness and relaxation, have the ability to transmit the Buddhadharma, we can hear and sing meditation songs or the Dharma songs.
For example, the song of Plumvillage has the topic "Happiness is here and now." You are cordially invited to listen and sing it happily.
"Happiness is here and now.
I have dropped my worries.
Nowhere to go.
Nothing to do.
No longer in a hurry.
Happiness is here and now.
I have dropped my worries.
Somewhere to go.
Something to do.
But not in a hurry."[18]
(Plumvillage song)
Indeed, when we listen, understand, sing, and contemplate the song completely, we can choose, develop, and want to become peaceful and happy practitioners right in the present moment.
3. The sound of the bell
According to monastic rituals, about at 4:00 AM and at 6:30 PM, practitioner goes to invite the bell and contemplates the bell sound like this:
"With the heart of respect and mindfulness, while i am going to invite the bell, whose the awakening sound can resound through the Dharma realms of kinds of sentient and insentient beings. Through practicing the Buddhadharma diligently, when listening to this bell sound, living beings in realms of heavens, people, Asulas, hells, hungry ghosts, and animals, can alleviate suffering, are beyond the cycle of birth and death in every moment, and lead their cultivated minds to moment of enlightenment, mindfulness, and awareness."[19]
Or:
"Listening to the bell sound
defilements decrease
Bodhi increases.
People who leave hell,
escape from a fire pit,
vow to become a Buddha,
to save living beings."[20]
"Bodily action, verbal action, and mental action get purified,
practitioner who leads his or her mind to the bell sound,
vows people who listen to it get awakened,
extricate themselves from grief and sorrow."[21]
"Listen to, listen to!
The wonderful sound of the bell leads practitioner to single-mindedness."[22]
"Listening to the bell makes defilements dispel clouds and smoke.
Mind gets calm, body gets tranquil, mouth smiles.
Breaths rely on the bell to turn back to mindfulness.
The garden of mind with wisdom flowers blossoms freshly."[23]
"May the sound resound through all Dharma realms,
in a remote and dark place, living beings can hear.
Those who have lost steps soon stop,
awaken an unconscious sleep to see the way turn back."[24]
"Listening to the sound of the bell
one's heart gets relaxed,
the mind gets tranquil,
the ending of dolefulness,
the practice of calmness
no longer attachment to craving,
listening deeply to
the source of one's wholehearted mind,
learning and looking at it again
by understanding and love."[25]
According to metaphorical teachings, the bell which is understood as a Bodhisattva has the ability to arouse and to awaken the seeds of enlightenment and awareness in us to rise up. With mature practice, each time of inviting the bell or listening to it, practitioner's mind and body become calm and relaxed. Apart from the above meanings, the sound of the bell still has the rapid, fleeting, and swift meanings, etc.
The above meanings are to remind us to know that life is impermanent, everything is impermanent, birth and death interact with together in every moment. When we remain healthy and young, we make use of suitable time to cultivate rapidly, otherwise, we will get old. For impermanence does not await anyone, an out-breath without inhaling, means we sleep well. Aware of that thing, we each try to cultivate to bring peacefulness and happiness to ourselves and to others right in the present life.
4. The topic of Dharma talk or writing today is "The Sound of the Buddhadharma." Here, it consists of three sounds: The Buddha sound, the Dharma sound, and the Sangha sound.
If going to pilgrim to holy places of Buddhism, we know in early morning at 4 o'clock at Bodhgaya, the kinds of this sound are turned loudly on the whole area of holy place. In this context,
4.a. The Buddha sound means the sound is turned on from disc machine or from practitioners chanting and reciting in many different languages, especially Pāli language; this sound is to extol and to praise the conduct of the Buddha, whose disciples skillfully know to take refuge in Him as fully Enlightened and Awakened One.
Buddhaṁ Saranaṁ Gacchami.
I go for refuge to the Buddha, Who leads and shows the way of peacefulness and happiness to me in life.
Namo Buddhaya!
4.b. The Dharma sound means the sound is turned on from disc machine or from practitioners chanting and reciting in many various languages, especially Pāli language; this sound is to extol and to praise the marvelous of the Buddhadharma, practitioners skillfully know to take refuge in the Dharma as means of cultivation to transform Karmas and to lead to peacefulness, enlightenment, and deliverance in the present as well as in the future.
Dhammaṁ Saranaṁ Gacchami.
I go for refuge to the Dharma, the path of peace, love, and understanding.
Namo Dharmaya!
4.c. The Sangha sound means the sound is turned on from disc machine or from practitioners chanting and reciting in many different languages, especially Pāli language; this sound is to extol and to praise the conduct of the Sangha, practitioners skillfully know to take refuge in the Community as the delegation of Buddhist monastics and lay people, who vow to contribute to bringing peacefulness and happiness to themselves and to others right in this world.
Sanghaṁ Saranaṁ Gacchami.
I go for refuge to the Sangha, the delegation of people who vow to lead their lives of ethics, example, mindfulness, and awareness.
Namo Sanghaya!
The Buddha, the Dharma, and the Sangha have characteristics of interaction and interdependence inseparately. Through the process of learning, understanding, practicing, and applying the Buddhadharma into their daily lives, people who have visible eyes and invisible eyes, after listening and being in contact with the Buddha, the Dharma, and the Sangha, have the ability to feel the Dharma of joy, that of peacefulness, that of cultivation, that of attainment, and that of enlightenment alike right in the present moment.
With our hearts of voluntariness, right view, right thought, diligence, cultivation, and learing of the Buddhadharma, we go for refuge to the Buddha, the Dharma, and the Sangha, nobody has the right to impose and to force us. However, through the process of taking refuge in Three Gems, we learn the Buddha, understand the Dharma, and are peaceful practitioners, we vow to take refuge in the Three Gems to live our lives of mindfulness and awakening. Presently, we live peacefully, and futurely, we will live joyfully.
On the other hand, according to Sutras of Mahayana Buddhism, especially the Sutra of Universal Gate, when chanting and reciting it, we understand and know Lord Bodhisattva of Gently Compassionate Mother Quan Thế Âm has thirty three good signs differently, such as the sign of man, that of woman, that of monastic, that of lay person, etc.
Man can be our male teacher, our father, our elder brother, younger brother, our son, etc. Woman can be our female teacher, our mother, our elder sister, our younger sister, our daughter, etc. Monastic can be our Patriarch, our Master, our elder Dharma brother, our younger Dharma brother; lay person can be good man, good woman, etc.
As practitioners cultivating and learning the Buddhadharma diligently, what we say, think, and do bring peacefulness and happiness to the many, we try to uphold, develop, apply, and practice it in our daily lives. Our happiness is mainly happiness of father, that of mother, brother, sister, younger brother, and our descendants. Conversely, what we say, think, and do bring unhappiness and suffering to ourselves and to others, we decide to stop and to let go of it. Our unhappiness is principally unhappiness of loved ones and relatives in families of both maternal and paternal sides.
In our daily lives, whenever we meet unfortunates, we should say wholehearted prayers by reciting the names of Lord Bodhisattva of Gently Compassionate Mother or Lord Bodhisattva of Gently Compassionate Father in the fresh, immediately, she or he manifests and helps relieve suffering and add joy to us.
5. When reciting the Universal Gate Sutra in Sino-Vietnamese words, we encounter five kinds of different sounds as follows: Diệu âm, Quán Thế âm, Phạm âm, Hải triều âm, thắng bỉ thế gian âm, thị cố tu thường niệm, etc.
5.1. Diệu âm means the wonderful sound, the marvelous sound, namely the sound of loving, likable, and pleasant speech between teacher and student, father and mother, wife and husband, children and descendants etc. The kind of this sound is skillfully utilized suitably, at right place, at right time, and at right object, it gets valuable, therapeutic, effective, and miraculous, and it can bring benefits to oneself and to others right in this life.
5.2. Quán Thế Âm means the name of Bodhisattva, who has conduct of understanding and deep listening to the heart of non-prejudice, non-reproach, and non-reaction, has the ability to help add joy and relieve suffering to people. Understanding means with the heart of lucidity, clarity, and concentration, when meeting a difficult thing, one can solve it smoothly, cheerfully, harmoniously, and integrally; deep listening is in the level of 100%. Contrary to deep listening, shallow listening or moderate listening is only in the level of 20, 40, 60%, etc. Lord Bodhisattva of Gently Compassionate Mother Quan Thế Âm has the sufficiency of behaviors of loving speech, understanding, and deep listening.
In their daily lives, when living together and clash with each other, sometimes husband and wife anger together because of business, offspring, family, society, etc. As people with wisdom and with practice of conduct of loving speech, understanding, and listening, each time he angers, she can await him out of anger. At that time, she starts to practice saying a couple of loving speech with him like that:
"My darling!
I knew you were angry with me.
As your darling,
i am present for you.
What you say, i would like to listen and to recognize.
Something good, i uphold and develop,
Something not good, i would like to correct, transform, and eliminate."
Through the above-discussed things, we know that learning theory is easy, but when being facing with anger, if we practice conduct of loving speech and listening not well, sometimes we are not easy to subdue our bodies and minds. Indeed, those who do not practice the Buddhadharma diligently, when being angry, are easy to lose their calm and lucid disposition.
In two people, if this one angers, that one does not anger and keeps one's calm and lucid disposition, everything can be solved quietly and smoothly. However, if both get angry, they also want to fight something right about themselves, no one wants to make concessions to one another at all, everything can lead to big problems, such as disharmony, disorder, unhappiness, and unpeacefulness for themselves, for relatives, loved ones, family, and neighbors.
Indeed, when meeting complications and quarrel with each other in their family, if not practicing conduct of loving speech, understanding, and listening, husband and wife are easy to break to pieces, discord, and unhappiness. Sometimes, their angering each other is easy to lead their family to divorce and dispersion. They are not happy, their family is not peaceful, their children get lonely, dessolate, and debauched.
Aware of that thing clearly, when wife and husband who are angry with each other try to practice conduct of loving speech and listening by sympathy, joyfulness, and forgiveness, they can subdue and transform anger. At that time, they understand one another deeply and together build peacefulness and happiness for themselves, for family, for neighbor, and for society.
The late Most Elder Monk Thích Thiện Siêu has a meditation stanza:
"A little bit of anger,
a little bit of sulk,
clinging to whole life,
thus, it makes one suffered.
A hundred things being not grasped,
a thousand things let go,
the whole of relaxed mind
thus, it makes one happy."[26]
Or, Zen Master Thích Nhất Hạnh has a meditation song as follows:
"Talking anything not good with each other
is unable to resolve anything at all.
Why not stop it
lest it lead one to deep hole.
Talking anything not good with each other,
does not lead one to a benefit.
Why not stop it
breathing gently and deeply.
Talking anything not good with each other
does not lead one to the benefit.
Why not stop it
smiling to see together."[27]
Indeed, in families, union, community, and in society, those who practice behaviors of loving speech, understanding, and listening of Lord Bodhisattva of Gently Compassionate Mother Quan Thế Âm in their daily lives, they can resolve many difficult, complicated, and complex things between individual and individual, individual and collective, individual and community, and between individual and all.
Practicing the methods of loving speech, understanding, and deep listening, though simple, is very effective, it can contribute to bringing benefits, joyfulness, happiness, peace, and prosperousness to family, school, society, nation, and to inter-nations practically right in the world. 5.3. Phạm âm means the sound of cleanness, purity, purification, exemplariness, pedantry manifests the practice of ethics, such as precepts, concentration, wisdom, and four infinite states of mind: loving-kindness, compassion, sympathetic joy, and equanimity.
5.3.a. Precepts (P. Sīla) means words of reminder, admonition, encouragement, ethical principles; Precepts have the ability to protect freedom, to lead practitioners to peaceful joy and deliverance.
As devotional and exemplary lay Buddhists, we are aware to protect natural environment, to nurture, and to develop our compassionate hearts toward living things and living beings by not killing them and not devastating mountains and forests;
Letting go of our hearts of craving, costiveness, stinginess by developing the hearts of alms-giving and not stealing public and private property; building happiness for family, couple, and offspring by living faithfully with legal wife or husband; maintaining confidence, honesty, and prestige for ourselves, for others, and organization by practicing the conduct of loving speech and listening; keeping and developing health and wisdom for our bodies and minds by knowing to love ourselves and to love others, not using drugs, intoxicants, smoking, violent and debauched games, and films, etc.
5.3.b. Concentration means focusing, consideration, selection, stopping to transform false into true, bad into good, wrong into right, dark into light, wavering into stillness and single-mindedness.
5.3.c. Wisdom means understanding and lucidity by cultivation and practice of the Buddhadharma via one's speech, thought, and actions in accordance with right view, right thought, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration.
5.3.d. Loving kindness means giving joy with the heart of non-clinging and non-attachment.
5.3.e. Compassion means love with the heart of generosity, forgiveness, and tolerance.
5.3.f. Sympathetic joy means delight with pleasure of oneself and that of others.
For example, when one's Temple or others' Temple organizes successful Retreats, one is not only happy with successful organization of one's Temple, but also happy with successful organization of others' Temple.
5.3.g. Equanimity means generosity, tolerance, non-attachment, non-entanglement, and non-clinging between giver, receiver, and given things.
When understanding and practicing like this, we are people of freedom, peacefulness, and leisureliness with our thought, speech, and deeds toward ourselves and others. Indeed, with the wonderful sound, when practicing the ethical things and the four infinite states of mind, practitioners who lead their moral, clean, and exemplary lives deserve to be offered, are the blessing ricefield for everyone to sow and to plant, are praised and extolled by the intellectuals in the present as well as in the future.
5.4. Hải triều âm means the sound of the sea waves; this sound represents the sound of collective, the strength of collective, the uniformity of collective in the spirit of cultivation, learning, harmony, solidarity, mutual support, mutual affection, mutual love, and mutual respect. The sound of the sea has ever been greater than the sound of the river. The sound of collective and the strength of collective have ever been firmer than the strength of individual.
The sea[28] symbolizes immensity, vastness, spaciousness, extensiveness, magnanimity, acceptability, encompassment, comprehension, non-discrimination, non-differentiation, etc.; the river symbolizes narrowness. The sea represents collective, the many, and the great assembly with cultivation, learning, peacefulness, solidity, leisureliness, mindfulness, and awareness; the river symbolizes individual with cultivation, learning, and peacefulness. Whenever the individual has the energy to cultivate, that energy is not so strong as the cultivated energy of the Great Assembly.
Indeed, we know when a collective cultivate well, the collective create spiritual strength, harmony, solidarity, solidity, and leisureliness, have the great prestige and fast influence on the public in society. An individual cultivates well, the influence of that individual to the many is not strong.
However, a collective with cultivation is first of all that the collective must begin from cultivation of every individual. A great assembly with peacefulness is first of all that the great assembly must begin from peacefulness of every individual. An individual with happiness is first of all that the individual must begin from his or her own inner mind with happiness. Many individuals that have cultivation and peacefulness create a collective with solid majesty of ethics, pedantry, and exemplary. With cultivation and penetration of the Buddhadharma, that collective have the ability to bring peace and prosperousness not only to their nation, but also to others' nations all over the world.
When reciting, chanting, and contemplating the Ullambana Sutra, we know clearly: With filial piety of Elder Monk Moggallāna, after having obtained enlightenment, the Elder made use of supernatural power to go down to hell to save his mother, but alone he could not save her, immediately returned to Monastery, and said respectfully to the Buddha: "Could You teach and show me the method to save my Mother? The Buddha taught: "If your mother wants to be saved from the hell, first of all, on occassion of the Raining or Summer Retreat (Vassa Vassa), you should go to invite the Sangha to say collective prayers. Thanks to compassionate energies and cultivation of the great assembly, relying on these energies, your mother can escape from the hell."
The above meanings are emphasized that cultivation of the many is important, the energy and strength of cultivation of the great assembly are important. When a family has cultivated, a collective has cultivated, a community has cultivated, or the Sangha have cultivated the Buddhadharma well, they have more solid energies than an individual does. Thanks to the results of cultivation like this, so they can build and consolidate the foundations of ethics, loving-kindness, compassion, wisdom, and peace to society so much.
On the other hand, hải triều âm (the sound of the sea waves) is still exemplified the strength and a lion's roar; whose roar has the ability to make animals terrified, hidden, and fled. The lion symbolizes both individual and the great assembly. In this context, the lion symbolizes the great assembly more than the individual. With cultivation, learning, understanding, and practice of the Buddhadharma in their daily lives, they have many energies of spirituality, ethics, solidity, and leisureliness. These energies have the ability to extinguish defilements of greed, anger, delusion, arrogance, doubt, wrong view, etc.
In this writing, hải triều âm (the sound of the sea waves) is to emphasize the strength of harmony, solidarity, and cultivated energies of collective of the great assembly. Communities, agencies, and mass organizations have good conditions to cultivate and to learn the Buddhadharma fully peacefully, they actually have the ability to contribute to bringing peace and prosperousness, joy and happiness so much to the many all over the planet.
6. Thắng bỉ thế gian âm, thị cố tu thường niệm, this is a Sino-Vietnamese phrase.
Thắng means predominate over, surpass. What surpass? The sound of the Buddhadharma surpasses the sound of the world; Bỉ means that, that person, that thing, namely the sound of win and loss, reproach, sulk, anger, deep sadness, furiousness, etc. According to the meanings of practicing the Buddhadharma not well, thế gian âm means the sound of the world brings and accumulates scramble, melancholy, envy, sorrow, etc. This sound is the sound of creating Karma (action), that of binding, fastening, and attachment, etc.
Contrary to the sound of the world is the sound of the Buddhadharma; the sound of the Buddhadharma encompasses kinds of the sounds as follows:
the sound of chanting Sutras
the sound of chanting Mantras
the sound of reciting the Buddhas' names
and the sound of wordlessness; the sound of wordlessness means the sound of meditation practice.
Normally, when reading, learning, hearing, seeing, and understanding, we know a famous sentence at the meditation gate as follows:
"Speaking as the Dharma, and silence as the Dharma."
Speaking as the Dharma means in the morning, speaking wholesome things; in the noontide, speaking wholesome things; in the afternoon, speaking wholesome things; in the evening, speaking wholesome things, we have a joyful day. Besides speaking wholesome things, we still think of wholesome things, and do wholesome things, we have the whole of twenty four joyful hours.
Here, speaking wholesome things means we practice and apply to chant Sutras, Mantras, and the Buddhas' names into our daily lives. Speaking wholesome things has the ability to bring happiness, peacefulness, solidarity, harmony, and peace to ourselves and to others right in here and now in the present life.
Silence as the Dharma means we should apply meditation practice into our daily lives. When standing, going, sitting, lying down, working, talking, silencing with ourselves and others, we are in states of mindfulness and awareness, solidity and calmness, and peacefulness and deliverance.
Thị cố tu thường niệm is the Sino-Vietnamese phrase, meaning the above-discussed things, we must remember carefully to select, to cultivate, to transform, to practice, and to apply them into our daily lives suitably.
In sum, through the above mentioned practical meanings, we clearly know the sound of the Buddhadharma is the sound of awakening, enlightenment, deliverance, peace, etc. This sound has never contained the seeds of greed, anger, delusion, arrogance, doubt, wrong view, etc. It is very extraordinary, surpasses all other sounds of the world. It has the ability to transform karmas (actions) and leads people, society, and world to the place of authentic peacefulness, happiness, and peace.
When having suitable time, we skillfully apply and practice the sound of the Buddhadharma in our daily lives by chanting Sutras, reciting the Buddhas' names, and practicing meditation. We can transform non-good Karma into good Karma, defilements into Bodhi, suffering into peacefulness and happiness, etc. Understanding and practicing like this, we not only have one day and one night of peaceful joy, but also one week, one month, one year of peacefulness, many years of peacefulness, and a life of peacefulness. When we have had peacefulness already, we can share peaceful joy and happiness for the many.
May you all be peaceful and happy in the sound of the World-Honored One's Dharma!
Namo the Bodhisattva Lord of Gently Compassionate Mother Quan Thế Âm!
Namo the Lord of the Honored Elder Maha Moggallāna's Great piety!
[1] Xem http://www.youtube.com/watch?v=5ac-w_ocwFk&feature=youtu.be http://www.phapnhan.net/
[2] Năm điều đạo đức gồm có 1. Nuôi dưỡng tâm từ bi đối với chúng sinh, 2. Phát khởi tâm bố thí, 3. Xây dựng hạnh phúc gia đình, vợ chồng, và con cái, 4. Giữ vững niềm tin, chân thật, và uy tín cho tự thân và cho đoàn thể, 5. Nuôi dưỡng trí tuệ bằng cách biết thương mình và thương người, và ý thức rằng việc sử dụng các chất ma túy, các chất say, cờ bạc, hút thuốc, chơi game, và xem phim ảnh bạo động và đồi trụy sẽ tưới tẩm các chất độc tố và làm hại đời mình.
[3] Bát chánh đạo gồm có Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.
[4] Xem http://www.youtube.com/watch?v=Nwzr1W4yXy0
Or: xem http://langmai.org/dai-may-tim/thien-ca/hanh-phuc-bay-gio/hanh-phuc-bay-gio
[5] Xem http://langmai.org/phat-duong/tung-gioi/gioi-luat-sadi/thi-ke-thuc-tap-chanh-niem
[6] Xem http://tvsungphuc.net/index.php?option=com_content&task=view&id=534&Itemid=99999999&limit=1&limitstart=2
[7] Xem http://langmai.org/Lau-chuong/nghe-chuong-dai-hong
[8] Như trên.
[9] Như trên.
[10] Như trên.
[11] Như trên.
[12] Xem http://chungdilacanquang.com/home/mot-chut-gian-hai-chut-hon.html
[13] Xem http://www.thegioiphatgiao.org/18/08/2012/loi-qua-tieng-lai-loi-an-nghiem-nhac-chan-khong
[14] Xem http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/buoc-dau-hoc-phat/dd-dao-phat/6172-Nhung-Tinh-Dac-Thu-cua-Bien-trong-Phat-Phap.html http://thaythichtrungsy.blogspot.com/2013/04/nhung-tinh-ac-thu-cua-bien-trong-phat.html
[15] See http://www.youtube.com/watch?v=5ac-w_ocwFk&feature=youtu.be http://www.phapnhan.net/
[16] The five moral trainings consist of 1. Nurturing the heart of loving kindness and compassion toward living things and beings, 2. Developing the heart of alms-giving, 3. Building happiness for family, spouse, and children, 4. Holding confidence, truth, and prestige for oneself and for community, 5. Nurturing wisdom by knowing to love oneself and other people, and being aware that the use of drugs, intoxicants, gambling, smoking, playing games, watching violent and debauched films and pictures will water toxins and do harm to one's life.
[17] The noble Eightfold Path consists of right view, right thought, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration.
[18] See http://www.youtube.com/watch?v=i78DCQiTHvc Or: See http://www.youtube.com/watch?v=Q5kteKBfQ0I
[19] See http://langmai.org/phat-duong/tung-gioi/gioi-luat-sadi/thi-ke-thuc-tap-chanh-niem
[20] See http://tvsungphuc.net/index.php?option=com_content&task=view&id=534&Itemid=99999999&limit=1&limitstart=2
[21] See http://langmai.org/Lau-chuong/nghe-chuong-dai-hong
[22] As above.
[23] As above.
[24] As above.
[25] As above.
[26] See http://chungdilacanquang.com/home/mot-chut-gian-hai-chut-hon.html in vietnamese
[27] See http://www.thegioiphatgiao.org/18/08/2012/loi-qua-tieng-lai-loi-an-nghiem-nhac-chan-khong
[28] See http://thaythichtrungsy.blogspot.com/2013/04/nhung-tinh-ac-thu-cua-bien-trong-phat.html
- Đọc Kinh Luận, cần đối chiếu Nguyên Giác
- Khái niệm "Pháp uẩn" trong văn học Pali TT. Thích Nhật Từ
- Chăm sóc tâm hồn với cuốn sách 'Thiền sư và em bé 5 tuổi' Thiện Minh
- Cảm hạnh Quan Âm, tương thông với Quan Âm, mọi việc tự tốt đẹp HT.Thích Trí Quảng
- “Sống” và “chết” với giáo lý vô ngã Thường Tịnh Văn
- Những lời dạy cuối cùng của Phật Khoi Tran
- Cốt tủy đạo Phật - Chương 2: Pháp Thích Phước Sơn
- Vận dụng Phật pháp nghiên cứu Phật pháp Đại sư Ấn Thuận - Cs. Định Huệ (dịch)
- Lời dạy thiết yếu của các Đạo sư Kadampa Thanh Liên dịch sang Việt ngữ
- Đạo Phật Áp Dụng vào Đời Sống Hàng Ngày Thích Huyền Quang và Thích Nhất Hạnh
- Bắt đầu từ nơi đâu? Nguyễn Duy Nhiên
- Năng lực phán xét Thanissaro Bhikkhu - Nguyễn Văn Nghệ dịch
- Đức Đại Lai Lạt Ma: Các pháp môn trong đạo Phật Đạt Lai Lạt Ma
- Năm Uẩn Ven. Ajahn Sumedho, Thích Nữ Tịnh Quang dịch
- Khái Niệm Bồ-Ðề Trong Ðạo Phật S. K. Nanayakkara - Thích Nữ Liên Hoà dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Viếng Thăm Chùa Đầu Năm
- Thầy và Đệ Tử Cùng Tu
- Vững Bước Thong Dong
- Lần Đầu Tiên Lá Cờ Mang Biểu Tượng Phật Giáo Được Bay Phất Phới Trên Tàu Hải Quân Hoa Kỳ
- Áp dụng THIỀN TẬP ngay trong đời sống hằng ngày song ngữ
- Hình Ảnh Vu Lan Báo Hiếu Tại Chùa Pháp Nhãn
- Thông Điệp Ngày Đại Lễ Vu Lan Song Ngữ
- Triết Lý Chữ An Trong Phật Pháp Song Ngữ
- Nghi Thức Tụng Kinh Di Giáo Song Ngữ
- Bài Thơ Dâng Cha
Được quan tâm nhất

![]() |
Âm thanh Phật pháp 01/10/2013 16:15:00 |
![]() |
Những lời dạy cuối cùng của Phật 28/07/2013 13:02:00 |
![]() |
Đức Đại Lai Lạt Ma: Các pháp môn trong đạo Phật 13/12/2011 22:23:00 |
![]() |
Đạo Phật Áp Dụng vào Đời Sống Hàng Ngày 24/03/2012 06:57:00 |
![]() |
Năm Uẩn 08/09/2011 05:56:00 |
![]() |
Bắt đầu từ nơi đâu? 11/02/2012 23:23:00 |
Lời dạy thiết yếu của các Đạo sư Kadampa 02/08/2012 08:26:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)