Đừng bị ám ảnh bởi những điều mê tín dị đoan về ma quỷ

Chiều ngày 31/07/2022, trong Khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật, tại Chùa Giác Ngộ, TT. Thích Nhật Từ đã gửi đến đại chúng bài pháp thoại bổ ích với đề tài: "10 điều ngộ nhận về tháng 7 âm lịch".
Theo quan niệm văn hóa Việt Nam, mà ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa, tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn. Đây là dịp mà cõi âm ty mở cửa ngục cho các vong hồn được lên cõi dương gian trong một thời gian ngắn để tìm kiếm cơ hội tái sinh. Ngoài ra, còn có quan niệm cho rằng những địa điểm mà có người chết đuối, chết do tai nạn giao thông, thì đều có một hay nhiều oan hồn vất vưởng ở đó chầu chực hãm hại và tìm người chết thay, thế mạng cho mình. Đây là hai trong số những điều ngộ nhận điển hình về hình thái và nơi chốn của con người sau cái chết mà "sặc mùi" mê tín dị đoạn.
Bên cạnh đó, do sự ám ảnh, hoang mang, lo sợ sau khi xem các bộ phim ma, quyển truyện ma nên nhiều người cũng lầm tin rằng ma là có thật và ma biết báo oán, hãm hại con người, nhập vào con người. Trong khi bản chất của niềm tin cho rằng có hồn ma tồn tại chính là một dạng thường kiến luận hay nhất tưởng luận, nghĩa là tin rằng có một hình thái nào đó tồn tại thường hằng, bất biến với thời gian. Mà cụ thể ở đây chính là có một linh hồn vất vưởng chỗ này, tồn tại chỗ kia, lang thang chỗ nọ sau khi đã chết. Từ quan niệm sai lầm đó, người ta lại càng sai lầm hơn khi nhận định rằng có một cõi địa ngục để linh hồn trú ngụ sau khi rời bỏ thân xác vật lý. Các quan niệm này hoàn toàn đi ngược lại với giáo lý vô thường và duyên sinh mà đức Phật đã chỉ dạy suốt hơn 26 thế kỷ qua. Bởi chính xác hơn và đúng đắn hơn là theo lời Phật dạy, sau khi chết, thần thức sẽ thoát ra khỏi thi thể và nhập vào bào thai nhờ sự kết hợp từ một người nam và một người nữ.
Trên nền tảng giới thiệu sơ bộ về một số quan niệm sai lầm về hồn ma nêu trên, Thượng tọa đã đi vào phân tích sâu hơn chủ đề: "10 điều ngộ nhận về tháng 7 âm lịch" - tháng biểu trưng cho thế giới vong hồn, ma quỷ. Điều một, hạn chế đi ra đường và không nên có mặt ở nơi tăm tối, vắng vẻ sau 22 giờ. Điều hai, đó là không nên đi ra nghĩa địa, nghĩa trang, ao, hồ, sông, suối lúc 12 giờ trưa và sau 22 giờ đêm. Do đây là hai mốc thời gian và những địa điểm hoạt động lý tưởng của hồn ma nhằm tìm kiếm cơ hội giết người và giúp cho linh hồn đó được đi đầu thai. Trong khi sự thật là không hề có một thế lực vô hình nào có thể hãm hại được chúng ta, trừ những tai nạn bất ngờ hoặc sơ suất, sơ ý ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân mà thôi.
Điều ba, nếu tắm sau 23 giờ đêm thì dễ bị ma bắt, ma nhập, dẫn đến cái chết. Điều này hoàn toàn vô lý và thiếu cơ sở tin cậy. Nếu chỉ dừng lại ở vế chúng ta không nên tắm lúc quá khuya thì là đúng; vì nó không tốt cho sức khỏe, dễ gây nguy cơ bị đột quỵ, viêm phổi, cảm lạnh,... Điều bốn, không nên phơi quần áo sau 21 giờ vì ma quỷ sẽ ám vào đó mà gây bệnh tật, suy yếu sức khỏe của mình. Đây lại là một quan niệm hết sức... tào lao và vô cùng... tầm phào! Chúng ta không nên đặt để niềm tin của mình vào đó.
Khi đi đến đình, đền, chùa, miếu, bệnh viện và đám tang thì không nên đi một mình trong tháng 7 âm lịch, do những nơi này tập trung nhiều âm hồn dễ hãm hại mình; đây là sự ngộ nhận thứ năm. Còn điều thứ sáu lại là không nên rửa chén sau 22 giờ vì ma quỷ có thể ăn chung đồ ăn của mình mà gây bệnh. Điều thứ bảy, không nên ăn thức ăn đã được cúng kiến, do các hình thái sự sống không phải con người đã "ăn" hết phần ngon, phần tinh túy của món ăn; do đó, chúng chỉ còn lại "phần xác thô" mà khi ăn vào, mình dễ bị đau bụng. Điều tám, không nên để nhiều mền gối khi ngủ để tránh việc hồn ma nhảy vào... ngủ ké! Tất cả những điều nêu trên vô cùng mê tín dị đoan bởi không hề có chuyện ma quỷ sinh hoạt chung và tác động xấu được đến con người.
Điều chín, không nên chơi trốn tìm ban đêm, nhất là vào tháng bảy âm lịch, vì sẽ bị ma giấu, ma bắt và mọi người sẽ không thể tìm ra. Điều cuối cùng, tuyệt đối không được chụp ảnh ban đêm vì sẽ chụp dính hồn ma; và vì vậy mà nó sẽ đeo bám, chiếm đoạt cơ thể của mình hoặc khiến cho mình bị chết. Cả hai điều cuối cùng đều trái lại với nhân quả và khoa học mà người Phật tử chúng ta, với chánh kiến và tuệ giác nhà Phật, thì không nên tin theo và bị ám ảnh bởi chúng.
Thông qua bài pháp thoại về "10 điều ngộ nhận về tháng 7 âm lịch", TT. Thích Nhật Từ nhắn gửi chúng ta, nhất là người con Phật cần tu học giáo lý đến nơi đến chốn, bổ sung kiến thức đời sống, kiến thức phổ thông, kiến thức khoa học,... để có nhận thức, hiểu biết, niềm tin, tri thức thật đúng đắn, chính xác về các vấn đề trong cuộc sống. Và quan trọng hơn, đó là chúng ta phải cùng chung tay góp sức để đẩy lùi, bài trừ và xóa bỏ những điều ngộ nhận, những quan niệm sai lầm, mê tín dị đoan trong bản thân mỗi người, trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
Tin: Minh Lượng
Ảnh: Thanh Phong
- Thành tâm kính nguyện Dương Kinh Thành
- Chùa Phổ Hoá tổ chức Trai đàn Dược Sư Thất Châu cầu an diên thọ Quảng Ấn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học huyện Củ Chi và quận 3 Quang Tròn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học TP. Thủ Đức, quận 8 và quận Tân Bình Quang Tròn
- Đẩy nhanh tiến độ biên soạn Từ điển Phật giáo Việt Nam Minh Đức - Quang Tròn
- Quỹ Đạo Phật Ngày Nay trao tặng 157 phần quà cho trẻ em tại quận 10 Minh Lượng
- Cùng bước đi trên con đường hiếu đạo nhân mùa Vu Lan Minh Lượng
- Đồng Nai: Khai mạc Pháp hội trùng tụng tam tạng Pali Việt lần thứ V tại Thiền viện Phước Sơn Minh Lượng
- Đến chùa tu học Phật - Trẻ em thật chăm ngoan Minh Lượng
- Chùa Giác Ngộ tổ chức lễ cầu siêu cho những trẻ em qua đời vì bệnh hiểm nghèo Minh Lượng
- Khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật: Bài học từ 10 nghĩa cử nhân hậu trong Kinh Hiền Nhân Minh Lượng
- Học viện PGVN tại Tp. HCM tổ chức Kỳ thi Tuyển sinh Cử nhân Phật học Khóa XVII Minh Lượng
- TT. Thích Nhật Từ chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi cho các thí sinh tham dự Kỳ thi Tuyển sinh Cử nhân Phật học Khóa XVII tại Học viện PGVN tại Tp. HCM Minh Lượng
- Công tác chuẩn bị và tiếp đón thí sinh tham gia Kỳ thi Tuyển sinh Cử nhân Phật học Khóa XVII tại Học viện PGVN tại TP. HCM Minh Lượng
- Buổi xét duyệt đề cương luận văn Thạc sĩ Phật học Khóa IV, chuyên ngành lịch sử Phật giáo tại Học viện PGVN tại Tp. HCM Minh Lượng
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Được là chính mình thì trẻ em mới có thể hạnh phúc
- Phật dạy bốn pháp lành giúp vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau
- Sự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo Phật
- Lễ tưởng niệm 30 năm ngày Cố Hòa thượng Thích Thiện Huệ viên tịch
- Chùa Giác Ngộ tổ chức Lễ bế mạc Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên lần thứ 9
- HĐĐH Học viện PGVN Tại TPHCM tổ chức phiên họp thảo luận về việc thiết kế và bàn giao của Thư viện mới
- Để giải thoát, giác ngộ thì không gì quý bằng con đường xuất gia phạm hạnh
- Xuất gia là hạnh lành cao quý nhất thế gian
- Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm
- Tinh thần buông bỏ từ việc thực hành 10 pháp ba-la-mật
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)