Sự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo Phật

Đã đọc: 807           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng ngày 28/08/2022, trong Khóa tu Ngày An Lạc, tại Chùa Giác Ngộ, TT. Thích Nhật Từ đã gửi đến đại chúng bài pháp thoại sâu sắc với đề tài: “Các phương diện nhập thế của Phật giáo Việt Nam" nhằm kêu gọi sự dấn thân phụng sự của cộng đồng Phật giáo cho mọi thành phần trong đời sống xã hội.

Thứ nhất, Thượng tọa cho biết việc dấn thân phụng sự nhân sinh chính là quay về với cách mà đức Phật đã hành đạo. Đức Phật là tấm gương vĩ đại trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của người tu sĩ. Mỗi ngày, Ngài dành ra chín tiếng đồng để giáo hóa chúng sanh, chia sẻ chân lý giải thoát, giác ngộ. Từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, Ngài ôm bình bát đi chân trần đến khắp các làng xã để tạo thiện duyên giáo hóa cho mọi tầng lớp xã hội. Nhờ việc hành khất mà Ngài có cơ hội tiếp xúc và giúp đỡ họ giải quyết các vấn nạn khổ đau bằng những bài kinh hướng dẫn tu tập, chuyển hóa phiền não, làm chủ hạnh phúc. Từ 12 giờ đến 12 giờ 30 phút, Ngài thọ thực và sau đó thiền hành đến 13 giờ. Từ 13 giờ đến 15 giờ, Ngài đối thoại với các lãnh tụ tôn giáo khác hoặc với các đệ tử của họ khi đến tinh xá để chất vấn, đối chiếu, so sánh và hỏi đáp về giáo lý giữa nhà Phật và tôn giáo họ. Qua đó, sau khi nhận chân được giá trị siêu việt, tuyệt diệu từ lời Phật dạy mà các đối tượng trên phát tâm trở thành Phật tử xuất gia lẫn tại gia.

Ngày nay, việc khất thực trong truyền thống Phật giáo Bắc tông đã dần ít lại, và tại Việt Nam, do tình trạng "giả sư" ngày càng đông nên Giáo hội đã chủ trương hạn chế việc khất thực. Do đó, chúng ta phải hội nhập với lối sống hiện đại và tìm các phương thức dấn thân phụng sự nhân sinh khác trên mọi phương diện như xã hội, giáo dục, an sinh, văn hóa, chính trị, hoằng pháp,... Điều đó sẽ giúp cho cộng đồng hiểu sâu, hiểu đúng về đạo Phật hơn để có thể học hỏi, thực hành theo và trải nghiệm được đời sống an bình, hỷ lạc từ lời Phật dạy.

Phương diện thứ hai đó là thực tập cốt lõi của đạo Phật dấn thân trong việc hoằng pháp lợi sinh, phụng sự xã hội. Đầu tiên, chúng ta phải cải cách các nghi thức tụng niệm tại các chùa bằng việc Việt hóa và Việt dịch nhằm giúp cho Phật tử khi tiếp cận sẽ thật dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhớ và dễ thực hành lời Phật dạy. Song song đó, chúng ta tăng cường việc giới thiệu những bản kinh nguyên chất của đức Phật dành cho người tại gia về các vấn đề như tình yêu, hôn nhân, gia đình, giáo dục, chính trị, xã hội, đạo đức, thiền tập,... những "thực phẩm" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống thế tục. Trong khi hiện nay, Tăng Ni lại chỉ chăm chăm vào việc hướng dẫn các nghi thức tụng niệm cầu an, cầu siêu, Tịnh độ cho các tầng lớp bình dân; mà bỏ quên đi những thành phần khác trong xã hội như giới trí thức, giới trẻ, giới chính trị, giới tôn giáo,... Do đó, việc dấn thân phụng sự về phương diện nghi thức tụng niệm đó là chúng ta phải giới thiệu và hướng dẫn tu học toàn diện tất cả các bài kinh của đức Phật đến mọi thành phần trong xã hội để bất cứ ai cũng có thể tiếp cận, thực hành và đón nhận giá trị phúc lạc từ chân lý ấy.

Cốt lõi tiếp theo của đạo Phật dấn thân là sự hành trì cho người xuất gia và người tại gia. Nếu như mục đích và lý tưởng của người xuất gia là giải thoát, giác ngộ; thì việc tu học Phật của người tại gia chính là trải nghiệm tất cả hạnh phúc trần đời của thế tục, thụ hưởng các phước báu hữu lậu về tài sản, sắc đẹp, tuổi thọ, trí tuệ, bình an,... Thế nhưng, phần lớn tu sĩ Phật giáo hiện nay lại hành đạo bằng cách chú trọng hướng dẫn Phật tử những bài kinh, những giáo lý hay cách thức tu học thiên về triết lý giải thoát, giác ngộ vô cùng cao siêu, khó thực hiện và hoàn toàn chưa đúng với nhu cầu đời sống của người cư sĩ. Do đó, tu sĩ Phật giáo chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận lại cách hành đạo của mình, cải thiện và thay đổi nó để có thể phụng sự nhân sinh ngày càng tốt hơn.

Điều ba, dấn thân phụng sự trong phương diện xã hội, đó là an sinh xã hội nhằm xoa dịu, xóa bỏ những nỗi khổ, niềm đau của con người. Hiện nay, công tác này vẫn được công đồng Phật giáo chúng ta quan tâm và thực hiện qua các cơ sở như: mô hình Tuệ Tĩnh Đường bốc thuốc nam trị bệnh miễn phí, bệnh viện từ thiện, nhà dưỡng lão, cô nhi viện,... và các hoạt động thiện nguyện từ tâm: trao tặng học bổng, quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lũ, tặng quà cho người nghèo, Tăng Ni, Phật tử tích cực tham gia tuyến đầu chống dịch Covid-19, tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo,... Ngoài ra, Đức Phật không khuyến khích việc tu hành ở rừng sâu, núi thẳm, ẩn dật một mình; mà Ngài luôn luôn khuyến khích tu sĩ phải năng nổ, nhiệt tâm, hăng hái dấn thân vào cuộc đời để tương tác, giúp đỡ, phụng sự, hoằng pháp,... với cộng đồng, với xã hội. Đó là cách giúp cho đạo Phật tỏa sáng trong nhân gian.

Điều bốn, đạo Phật nhập thế về phương diện văn hóa. Đó là việc các chùa phải tiếp tục duy trì và mở rộng việc phụng sự, độ sanh trong các hoạt động như tổ chức lễ cưới, sinh nhật, đám tang, đám giỗ cho Phật tử tại chùa. Đây là cơ hội giúp Phật tử tiếp cận lời Phật dạy về hôn nhân, gia đình, đạo đức, giáo dục, về vô thường, khổ, vô ngã,... và giúp cho đạo Phật được kết nối với con người thông qua các sự kiện trong cuộc đời. Bên cạnh đó, Tăng Ni phải tăng cường, tích cực mở các chương trình, lễ hội mang tính văn hóa, xã hội kết hợp với thuyết pháp để Phật tử được đến chùa tham dự, tu học và thực hành giáo lý an lạc, hạnh phúc nhà Phật như: Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, lễ Phật đản, lễ Vu Lan, chương trình văn nghệ Phật giáo, tiệc buffet chay,...

Cuối cùng, Thượng tọa đã nhắn gửi rằng Tăng Ni và Phật tử hãy luôn luôn tích cực, nhiệt tình, hăng hái và nỗ lực không ngơi nghỉ, không mệt mỏi để hoằng pháp lợi sanh, phụng sự nhân sinh nhằm truyền bá, chia sẻ chân lý Phật, giúp cho nhiều người, nhiều loài được sống an vui và hạnh phúc hơn.

Tin: Minh Lượng

Ảnh: Ngộ Đức Phước

Sự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo PhậtSự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo Phật

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập