Cùng bước đi trên con đường hiếu đạo nhân mùa Vu Lan

Sáng ngày 31/07/2022, trong Khóa tu Ngày An Lạc, tại Chùa Giác Ngộ, TT. Thích Minh Thành đã gửi đến đại chúng bài pháp thoại sâu sắc với chủ đề: "Vu Lan - Hành trình của đạo hiếu".
Thượng tọa cho biết Vu Lan là dịp để nhắc nhở mỗi người con Phật chúng ta phải tri ân, tưởng nhớ về công sanh thành, ơn dưỡng dục của mẹ cha. Mùa Vu lan là cơ hội quý báu để con cái bước đi trên con đường trở về với nguồn cội thiêng liêng cho sự tồn tại của mình trên đời, chính là cha và mẹ. Đó là ý nghĩa của bài pháp thoại "Vu lan - Hành trình của đạo hiếu".
Chúng ta sẽ lần lượt viễn du trên hai cuộc hành trình tương ứng để về với hiếu đạo. Hành trình một, đó là điểm xuất phát từ thế giới tình cảm thiêng liêng đến thế giới của đạo đức chuẩn mực và từ thế giới của đạo đức chuẩn mực đến thế giới của trí tuệ siêu việt. Cuộc hành trình thứ hai sẽ theo con đường của Phật giáo từ Ấn Độ sang Trung Hoa và từ Trung Hoa sang đến Việt Nam với câu chuyện về sự hiếu thảo của Bồ-tát Mục Kiền Liên.
"Vu lan tháng bảy về đây,
Cho ta ôn lại ơn dày mẹ cha.
Thành tâm báo hiếu thiết tha,
Một phần báo đáp gọi là tạ ân.
Nguyện cầu hai đấng song thân,
Vu lan thắng hội vẹn phần thảnh thơi".
(Tập thơ "Hạnh phúc không xa" - Tường Vân)
Mở đầu cuộc hành trình đầu tiên, Thượng tọa đã đọc bài thơ ngắn nêu trên như nhấn mạnh hơn về mục đích lớn lao của hiếu đạo chính là báo đáp, tạ ân cha mẹ. Bởi bấy lâu nay những điều mà cha mẹ đã làm, đã hy sinh, đã cung cấp, đã trao tặng cho chúng ta với tình thương bao la, vô tận; ấy vậy mà ta thường vô ơn và mặc nhiên nghĩ rằng đó phải là bổn phận của cha mẹ đối với mình. Mẹ là người có công lao rất lớn cho sự sinh thành và phát triển của mình. Khi mang thai và sinh con, người mẹ phải chịu đựng biết bao nhiêu hiểm nạn, khó nhọc, đớn đau. Khi con chào đời thì mẹ còn vất vả để săn sóc, nuôi nấng ta nên người. Và trong suốt những tháng năm lớn khôn, trưởng thành ấy, sự dạy dỗ, hỗ trợ về vật chất, tinh thần, tình cảm của mẹ cha dường như không bao giờ là ngơi nghỉ với con cái. Do đó, nếu không nhờ tình phụ tử, tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả đó, liệu chúng ta có được cơ hội để sống cho đến ngày hôm nay, để trở thành "ông này", "bà nọ", thành danh, thành công và ấm no, hạnh phúc được hay không? Đó là điều mà mỗi người con chúng ta cần phải chiêm nghiệm, nghiền ngẫm và suy xét lại.
Từ thế giới tình cảm thiêng liêng của mẹ cha dành cho mình, chúng ta sẽ đi đến thế giới của đạo đức chuẩn mực, với từ khóa quan trọng là "tạ ân". "Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi, giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già", Thượng tọa trích dẫn hai câu thơ trong Kinh Thi để làm ví dụ minh họa về sự tạ ân cha mẹ. Cả đời cha mẹ luôn dành dụm, trao tặng những điều tuyệt vời nhất, tốt đẹp nhất cho mình. Thì những người con hiếu thảo phải có trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận để đền đáp, phụng dưỡng, chăm lo, săn sóc mẹ cha với mức độ không chỉ ngang bằng mà còn phải to lớn hơn cả những gì mà hai đấng sanh thành đã ban ơn đến chúng ta.
"Cha mẹ là Phạm thiên, là Đạo sư đời trước, xứng đáng được cúng dường vì yêu thương con cháu. Do vậy người hiền trí đảnh lễ và tôn trọng; dâng thức ăn, thức uống, vải mặc và giường nằm; thoa bóp cùng tắm rửa thân thể và tay chân cho mẹ cha của mình. Với việc làm như vậy, đời này nhiều người khen, đời sau hưởng thiên lạc" - TT. Thích Minh Thành đọc lại một đoạn kinh Phật dạy. Có thể nói, những lời Phật dạy nêu trên đã bao hàm dường như tất cả nội dung về ân nghĩa sâu dày của cha mẹ; cách mà người con hiếu thảo cần phụng dưỡng mẹ cha trong phương diện vật chất, đời sống và phước báu từ sự hiếu thảo. Đây chính là điểm đến của trí tuệ siêu việt trong cuộc hành trình của hiếu đạo.
Chúng ta đã đi qua từ thế giới của tình thương, tình cảm đến thế giới của đạo lý, nhân sinh, và ở chặng cuối cùng, điểm dừng chân đó là thế giới của giải thoát, giác ngộ thông qua câu chuyện về Mục Kiền Kiên Bồ-tát trong văn hóa Phật giáo. Câu chuyện về tấm gương hiếu thảo của Ngài dù chúng ta đã nghe rất nhiều lần rồi. Nhưng sau mỗi lần nghe là mỗi lần tâm tư, tình cảm, trí tuệ của chúng ta được thẩm thấu hơn, chuyển hóa hơn và có nhiều góc nhìn, nhận định sâu sắc hơn về sự hiếu đạo. Câu chuyện của Ngài Mục Kiền Liên và người mẹ Thanh Đề đã tác động rất lớn đến văn hóa hiếu thảo của người dân châu Á nói chung và nhất là người dân Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam nói riêng. Không những làm tròn hiếu đạo với mẹ cha, Ngài còn hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để mẹ mình phát khởi thiện tâm; tôn kính Tam Bảo; học hạnh buông bỏ, xả ly, ăn năn, sám hối lỗi lầm, tu sửa bản thân. Để từ đó, mẹ Ngài đã chuyển hóa và trở thành một con người đầy đủ phước đức, từ bi, trí tuệ mà thoát nàn khỏi khổ cảnh, tái sanh được vào cảnh giới an vui, hạnh phúc.
Do đó, bên cạnh những nhu cầu về vật chất cần thiết, một người con hiếu thảo đúng nghĩa cần phải hướng dẫn, giúp đỡ mẹ cha có một đời sống tâm linh, tinh thần, đạo đức sáng tươi, thiện lành, nhất là theo lời Phật dạy. Được như vậy, thì dù cho sẽ đến lúc cha mẹ và chúng ta rồi cách xa nhau trên vạn nẻo luân hồi, và dù ở nơi đâu, trong cảnh giới nào, với tài sản phước đức và trí tuệ dành dụm, thì mẹ cha mình cũng sẽ được sống trong sự hỷ lạc, bình an, không còn nhiều ưu phiền, sầu đau, khổ lụy nữa.
Tin: Minh Lượng
Ảnh: Thanh Phong
- Thành tâm kính nguyện Dương Kinh Thành
- Chùa Phổ Hoá tổ chức Trai đàn Dược Sư Thất Châu cầu an diên thọ Quảng Ấn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học huyện Củ Chi và quận 3 Quang Tròn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học TP. Thủ Đức, quận 8 và quận Tân Bình Quang Tròn
- Đẩy nhanh tiến độ biên soạn Từ điển Phật giáo Việt Nam Minh Đức - Quang Tròn
- Đồng Nai: Khai mạc Pháp hội trùng tụng tam tạng Pali Việt lần thứ V tại Thiền viện Phước Sơn Minh Lượng
- Đến chùa tu học Phật - Trẻ em thật chăm ngoan Minh Lượng
- Chùa Giác Ngộ tổ chức lễ cầu siêu cho những trẻ em qua đời vì bệnh hiểm nghèo Minh Lượng
- Khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật: Bài học từ 10 nghĩa cử nhân hậu trong Kinh Hiền Nhân Minh Lượng
- Học viện PGVN tại Tp. HCM tổ chức Kỳ thi Tuyển sinh Cử nhân Phật học Khóa XVII Minh Lượng
- TT. Thích Nhật Từ chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi cho các thí sinh tham dự Kỳ thi Tuyển sinh Cử nhân Phật học Khóa XVII tại Học viện PGVN tại Tp. HCM Minh Lượng
- Công tác chuẩn bị và tiếp đón thí sinh tham gia Kỳ thi Tuyển sinh Cử nhân Phật học Khóa XVII tại Học viện PGVN tại TP. HCM Minh Lượng
- Buổi xét duyệt đề cương luận văn Thạc sĩ Phật học Khóa IV, chuyên ngành lịch sử Phật giáo tại Học viện PGVN tại Tp. HCM Minh Lượng
- Chính thức phát phiếu báo danh Kỳ thi Tuyển sinh Cử nhân Phật học Khóa XVII tại Học viện PGVN tại Tp. HCM Minh Lượng
- Học theo lời Phật dạy - Vợ chồng hạnh phúc ngay Minh Lượng
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Được là chính mình thì trẻ em mới có thể hạnh phúc
- Phật dạy bốn pháp lành giúp vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau
- Sự nhập thế và dấn thân phụng sự của đạo Phật
- Lễ tưởng niệm 30 năm ngày Cố Hòa thượng Thích Thiện Huệ viên tịch
- Chùa Giác Ngộ tổ chức Lễ bế mạc Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên lần thứ 9
- HĐĐH Học viện PGVN Tại TPHCM tổ chức phiên họp thảo luận về việc thiết kế và bàn giao của Thư viện mới
- Để giải thoát, giác ngộ thì không gì quý bằng con đường xuất gia phạm hạnh
- Xuất gia là hạnh lành cao quý nhất thế gian
- Duy trì chánh niệm để an tịnh thân tâm
- Tinh thần buông bỏ từ việc thực hành 10 pháp ba-la-mật
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)