Tin Tức Phật Giáo Thế Giới Tháng 1 Năm 2017

Đã đọc: 2085           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tôn giáo Hàn quốc đã trải qua một số thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua, sự thay đổi là do hậu quả của sự suy giảm số lượng Phật tử. Trong năm 2015, số lượng Phật tử là 7.61 triệu nhưng vào cuối năm 2015 số liệu điều tra dân số mới nhất tại Hàn quốc cho thấy số lượng Phật tử giảm 2.96 triệu. Phật giáo được cho là một tôn giáo đông nhất trong lần kiểm tra dân số đầu tiên vào năm 1985 trong khi số lượng người Tin lành tăng nhanh từ 1.23 triệu lên đến 9.68 triệu trong cùng một thời kỳ.

Sự Suy Giảm Phật Tử Tại Hàn Quốc

Seoul, Hàn Quốc – Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Hàn Quốc nhận định lý do chính cho sư suy giảm Phật tử tại Hàn Quốc. Ông Park Soo-Ho, một nhà Nghiên cứu tại Học viện Joong-Ang thuộc Bộ môn Phật Giáo Khoa học và Xã hội chia sẻ tai buổi diễn đàn được tổ chức tại Trung tâm Seoul “Nhiều người cho rằng Phật giáo Hàn quốc là một tôn giáo của các nhà sư. Trong từ chuyên môn của Phật giáo, nó được gọi là Trung Tâm Tôn Giáo Tu Sĩ.

Tôn giáo Hàn quốc đã trải qua một số thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua, sự thay đổi là do hậu quả của sự suy giảm số lượng Phật tử. Trong năm 2015, số lượng Phật tử là 7.61 triệu nhưng vào cuối năm 2015 số liệu điều tra dân số mới nhất tại Hàn quốc cho thấy số lượng Phật tử giảm 2.96 triệu. Phật giáo được cho là một tôn giáo đông nhất trong lần kiểm tra dân số đầu tiên vào năm 1985 trong khi số lượng người Tin lành tăng nhanh từ 1.23 triệu lên đến 9.68 triệu trong cùng một thời kỳ.

Ông Park cho rằng “Sự thay đổi và hiện đại hóa trong việc quản lý nhằm tạo sự cởi mở hơn và chú trọng vào sự phát triển các ngôi chùa nên bỏ quên việc hướng dẫn người tu tập.

Yoo Seung-moo, Giáo sư Xã hội học và Truyền giáo tại Học viện lập luận rằng “Phật giáo nói chung là yếu kém về văn hóa tổ chức và thể chế là phương tiện để quảng bá trong cộng đồng. Phật tử rất dễ bị phân tán dễ dàng so với những người theo các tôn giáo khác, nên việc tư vấn đánh giá giải quyết liên quan đến những yếu kém trong tổ chức cần được nghiên cứu.

 


 

Sự Xuống Cấp Của Phật Giáo Tại Campuchia

Phom Penh, Campuchia – Năm 1959 May Mayko Ebihara là người Mỹ đầu tiên viết một tiểu luận văn học về cuộc sống của người làng quê Campuchia. Tiểu luận mô tả cảnh làng quê Campuchia trước thời kỳ hiện đại hóa, các hình ảnh nhà sư được mô tả như “Hình tượng của sự giải thoát”. Nhưng sự phát triển kinh tế của Vương quốc nhanh chóng nên đã dẫn đến việc tái cấu trúc quan hệ mạnh mẽ trong xã hội và kế hoạch đô thị hóa đã đưa con người rời xa cuộc sống đồng quê chất phác. Sự hiện đại đưa con người gần đến văn hóa hưởng thụ và ngày càng nhiều người dân Campuchia đã quay lưng lại với đời sống xuất gia.

Tăng đoàn cũng đang tranh đấu với mức độ đáng lo ngại của những tội phạm trong hàng ngũ tăng đoàn. Mặc dù các quan chức Phật giáo đã xác định những tội phạm thuộc các hành vi cá nhân không liên quan đến tăng đoàn. Nhưng những điều này không làm xoa dịu thái độ không tôn kính các vị xuất gia. Ngày nay những người xuất gia thường không ở lại Học viện lâu và kết quả là không học hỏi được những kinh điển đến một mức độ cho phép để họ có thể trở thành một nhà truyền giáo. Đồng thời tiêu chuẩn giảng dạy không đạt tiêu chuẩn và đây là một trở ngại lớn của Phật giáo tại Campuchia.

 


Truyền Thống Phóng Sanh Đã Bị Sai Lệch

Hong Kong, Trung Quốc – Claudia He Yun, một nhà hoạt động bảo vệ động vật hoang dã đã chứng kiến một sự cố tại một ngôi chùa Phật giáo ở núi Thiên Thai về phía Đông Trung Quốc. Một nhóm người đã đặt những rỗ chứa rùa con trên một bờ hồ nhân tạo và một nhà sư đang chú nguyện cho những chú rùa con này. Nhưng He Yun đã xác định đây là những con rùa biển và chúng sẽ chết nếu bị thả xuống hồ nước nhân tạo này. Phóng sanh là một phép tu trong Phật giáo có từ hàng ngàn năm qua nhằm phát triển lòng từ bi của con người nhưng ngày nay nó bị thương nghiệp hóa. Nhiều cơ sở đã sản xuất các loại động vật này để bán lại cho những người Phật tử, trong quá trình vận chuyển có thể đã làm tổn thương thậm chí đã giết chết chúng. Ngoài ra, việc phóng sanh này còn gây tai hại cho môi trường sinh thái của từng địa phương. Tổ chức của He Yun đang làm việc với các lãnh đạo tôn giáo ở Trung Quốc về việc nâng cao nhận thức và phát triển lòng từ bằng sự chánh kiến, đường lối tạo nghiệp chân chính như ăn chay hay chống lại các nhóm buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.

Martin Palmer chia sẻ “Cần phải có một sự thay đổi văn hóa, mọi người vẫn có thể tạo được thiện nghiệp bằng cách giúp đỡ những động vật bị thương. Những Phật tử tại một ngôi chùa trong phố Tàu tại New York đã nghĩ ra phương pháp là quyên góp tiền và làm việc với Trung tâm Phục hồi Động vật hoang dã đã bị thương và họ đã đặt cho hoạt động này với một cái tên “Phóng sanh từ bi”.

 


 

Tích Lan Phát Triển Giáo Dục Phật Giáo

Colombo, Tích Lan – Hội Đồng Trí Tuệ Phật Giáo Quốc Gia đã có cuộc họp với sự bảo trợ của văn phòng Tổng Thống, Hội đồng đã đánh giá cao chương trình tăng cường giáo dục của Tổng Thống. Giám đốc Bộ Giáo Dục, Tiến sĩ Hòa thượng Naabiriththan – Kadawara Gnanarathana đã tỏ lòng biết ơn Tổng Thống đã chú ý đến chương trình phát triển bền vững và gắn kết với các ngôi chùa Phật giáo trên toàn quốc và cải thiện chương trình giảng dạy của trường Phật học.

Tổng Thống phát biểu “Chính phủ đã thực hiện các biện pháp để làm cho Tích Lan trở thành Trung tâm Phật giáo Nguyên Thủy trên toàn thế giới.

 


 

Sự Tranh Chấp Pho Tượng Cổ Giữa Hàn Quốc và Nhật Bản

Seoul, Hàn quốc – Một tượng Phật bị cướp biển Nhật Bản mang đi từ năm 2012 đã được trở về Hàn Quốc sau sự phán quyết của tòa án. Đây là một bức tượng đồng mạ vàng cao khoảng 50cm. Pho tượng Bồ tát được gọi là “Kanzeon” bằng tiếng Nhật và “Gwaneum” bằng tiếng Hàn. Nhật Bản gọi đây là phán quyết đáng tiếc. Pho tượng bị đánh cắp trong ngôi chùa tại Tsushima, một hòn đảo thuộc Nhật Bản nằm giữa hai nước và người Hàn Quốc cũng đánh cắp một pho tượng khác từ đền thờ Thần đạo ở đó và tên trộm đã bị bắt khi đang cố gắng bán những món đồ này tại Hàn qQốc. Sau đó pho tượng đã được trả về cho Nhật Bản. Còn pho tượng Bồ Tát này ngồi trong thế Liên Hoa được xác định đã đúc vào thế kỷ thứ 14 tại Seosan và đây cũng là một trong 70 ngàn hiện vật cổ của Hàn Quốc đã bị cướp biển đánh cắp đưa về Nhật Bản.

Đây là một pho tượng bị tranh chấp giữa hai chính phủ vì nó cũng được coi là một di sản văn hóa quan trọng của Nhật Bản. Tại Tokyo, Yoshihide Suga, Chánh văn phòng đã kêu gọi Hàn Quốc có hành động thích hợp để bảo đảm thuận lợi cho pho tượng được trở về Nhật nhanh chóng. Chính phủ Nhật Bản đã kêu gọi Chính phủ Hàn Quốc thông qua kênh ngoại giao yêu cầu giải quyết vấn đề này và phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hàn quốc Cho June-hyuck cho biết Bộ sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này “dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau”.

                

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập