Tin Tức Phật Giáo Tháng 8 Năm 2016

Đã đọc: 1528           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Một pho tượng Phật ngồi cao 1.5m đã được tìm thấy tại đây cách đây hơn 40 năm và một pho tượng Phật đứng cao 2.1m vào thế kỷ thứ 2 cũng được tìm thấy cách đây hơn 100 năm. Tất cả các cổ vật này đều được trưng bày tại Viện Bảo Tàng Chennai.

Từ Kiến Trúc Truyền Thống Phật Giáo Cổ Đến Xây Dựng Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo ở Maharashtra

Mumbai, Ấn Độ - Công ty Sameep Padora đã lấy nguồn cảm hứng từ những phim tài liệu về các kiến trúc Phật giáo truyền thống để xây dựng một trung tâm giáo dục tại Maharashtra.

Các kiến trúc sư đã cố gắng phục hồi những kiến trúc truyền thống đã bị đánh mất. Một kiến trúc sư chia sẻ “Trong quá trình xây dựng không có một góc cây hay một nhánh cây nào bị chặt phá, chúng tôi đã mở rộng ý tưởng về mô hình và trung tâm được chia ra làm sáu tòa nhà nằm giữa khoảng trống của những tàng cây lớn.” Trung tâm giáo dục được đặt tên là Jetavana. Jetavan là một không gian không thể thiếu cho sự thiền định. Đây là một tu viện đầu tiên được cúng dường cho đức Phật, ngoài Savatthi một thành phố cổ của Ấn Độ ở bang Uttar Pardesh. Phần còn lại của các túp lều Phật tại Jetavana vẫn còn phổ biến cho đến ngày hôm nay. Jetavana được xây dựng bởi công ty Sameep Padora nằm trên nửa mẫu đất. Tất cả được xây dựng bởi những nghệ nhân chuyên nghiệp địa phương và sử dụng các vật liệu tự nhiên, các kiến trúc truyền thống như phân sàng được xây dựng bởi cộng đồng địa phương và nó mang tính năng sát trùng, các bức tường được xây dựng bằng bụi đá núi lửa. Đây cũng là một nỗ lực để hồi sinh lại những kiến trúc Phật giáo truyền thống.

 


 

Hàng trăm ngôi chùa bị hư hại sau trận động đất tại Miến Điện

Bagan, Miến Điện – Trận động đất với 6.8 độ tại Bagan đã làm 4 người chết và hơn 185 ngôi chùa bị hư hại. Bagan là thành phố cổ nổi tiếng của Miến Điện và còn được gọi Pagan. Đây là một trong những điểm du lịch hàng đầu của Miến Điện. Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đã đến thăm Bagan đều bị thu hút bởi vẻ đẹp hùng vĩ của khu vực. Du khách nhìn những ngôi chùa kéo dài đến tận chân trời và bao bọc bởi sông Irrauady, họ cảm thấy như lạc lõng vào cảnh thần tiên.

Bagan là ngôi nhà của hơn 2200 công trình bao gồm nhiều ngôi chùa và đền thờ được xây dựng từ thế kỷ thứ 10 đến thứ 14, nhiều ngôi chùa đang trong tình trạng hư hỏng và một số khác đang trong giai đoạn phục hồi. Những chi phí cho công trình được UNESCO đài thọ.

Sau trận động đất, các cơ quan chính quyền đang kiểm tra và đánh giá sự hư hại. Tiến sĩ Myo Thant, Tổng Thư Ký Ủy Ban động đất Miến Điện cho biết các khu vực khác dường như không bị ảnh hưởng.

Phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric nói Tổng Thư Ký Ban Ki-Moon rất đau buồn cho sự mất mát trong cuộc sống và những thiệt hại từ trận động đất đồng thời ông gởi lời chia buồn đến người dân và Chính phủ Miến Điện.

 


 

Kancheepuram Sớm Có Một Chùa Phật Giáo

Tamil Nadu, Ấn Độ - Mặc dù Kancheepuram từng là một trung tâm Phật giáo hưg thịnh thời xưa nhưng hiện nay không còn một dấu vết gì về Phật giáo. Dự án xây dựng lại ngôi chùa Subramania Swamy tại Kancheepuram do Hội Phật Giáo Tamil Nadu sớm được thực hiện, sau khi một pho tượng Phật thuộc thế kỷ thứ 9 đã được tìm thấy trong sân trường học tại thành phố này.

R. Nagaswamy, Cựu Giám Đốc Sở Khảo Cổ Học cho biết “Một pho tượng Phật ngồi cao 1.5m đã được tìm thấy tại đây cách đây hơn 40 năm và một pho tượng Phật đứng cao 2.1m vào thế kỷ thứ 2 cũng được tìm thấy cách đây hơn 100 năm. Tất cả các cổ vật này đều được trưng bày tại Viện Bảo Tàng Chennai.” Phật giáo là tôn giáo quan trọng tại đây, Kancheepuram có một sự liên quan đến Bồ Đề Đạt Ma. Ngài là một tu sĩ Phật giáo đã đến truyền bá Phật pháp tại Trung Quốc và Nhật Bản và là người sáng lập Tông phái Thiền Tông. Bồ Đề Đạt Ma được phong làm Sơ Tổ tại Trung Quốc và ngài là người Kancheepuram. Sau những thảo luận của Bộ Khảo Cổ Chính Phủ, những di sản trước kia sẽ được an trí tại ngôi chùa sau khi được xây dựng và Chính phủ Thái Lan sẽ đề xuất để phát triển khu vực này trở thành một trung tâm hành hương Phật giáo.

 


 

Học Giả Phật Giáo Quy Định Giải Pháp Sự Đau Khổ Của Con Người

Kathmandu, Nêpan – Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Giáo tại Đại Học Hồng Kông, Thượng Tọa Hin Hung chia sẻ tại buổi lễ khai giảng thuộc Viện Đại Học Đạo Đức và Đức Hạnh tại Nêpan “Hầu hết những nỗi đau khổ của con người là không cần thiết và nó có thể dễ dàng tránh được. Những đau khổ được tạo ra bởi chính mình, mọi người làm ác nghiệp do luyến ái và thù hận. Điều này dẫn đến khổ đau và hầu hết những khổ đau này là không cần thiết.”

Thượng Tọa nói thêm “Hầu hết những đau khổ có thể tránh được bằng việc thực hành lời dạy của đức Phật. Lời Phật dạy có thể phát triển trí tuệ giúp mọi người thoát khỏi tham lam và thù hận. Do sự thù hận con người tìm phương pháp hủy diệt, do lòng tham con người tích lũy tài vật và khao khát những điều mà họ không cần và thậm chí đi đến chiến tranh. Cũng vì lý do này, vô minh là nguồn gốc của nó. Vô minh dẫn chúng ta làm những điều đó và tạo ra sự đau khổ cho chính mình và những người khác.

Một hành động dựa trên giá trị đạo đức, nó sẽ hướng dẫn chúng ta hành xử một cách chính xác và cũng giúp chúng ta từ bi giữa người và người. Đồng thời nó giúp chúng ta diệt trừ vô minh, sân hận và tham lam. Nó giúp các gia đình và xã hội có một cuộc sống tươi đẹp.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập