Tin Tức Phật Giáo Tháng 5

Đã đọc: 1582           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Singapore không chỉ là quốc gia duy nhất đang trải qua sự suy sụp đáng kể trong giới Phật tử trẻ. Điều tương tự này đã được chứng kiến tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm ngoái, Hội Đồng Chính Sách Nhật Bản dự đoán rằng 40 phần trăm của 77.000 ngôi chùa tại Nhật Bản có thể bị đóng cửa vào năm 2040.

Bốn Mươi Xác Hổ Con Được Tìm Thấy Trong Tủ Đông Lạnh Của Một Ngôi Chùa

Bangkok, Thái Lan – Cơ quan động vật hoang dã Thái Lan đã phát hiện xác 40 xác con hổ con trong tủ đông lạnh tại một ngôi chùa nổi tiếng của Thái Lan. Thái Lan đang bị thế giới áp lực vì bị tình nghi là nơi buôn bán động vật hoang dã. Ông Adisorn Nuchdamrong, Phó Tổng Giám Đốc Cục Quản Lý Vườn Quốc Gia cho biết “Bốn chục con hổ con chết đã được tìm thấy trong tủ đông lạnh tại khu nhà bếp của ngôi chùa, những con hổ này phải có giá trị nên mới được giữ lại, nhưng giá trị như thế nào thì đều đó ngoài sự hiểu biết của tôi.” Theo y học cổ truyền của Trung Quốc, những bộ phận của hổ thường được sử dụng trong các toa thuốc.

Chùa Kanchanaburi là một ngôi chùa nổi tiếng nằm về phía Tây của Bangkok. Đây là nơi du lịch nổi tiếng vì khách du lịch có thể tiếp xúc và chụp những bức ảnh gần với những con hổ lớn. Cơ quan chính phủ đã dời được 52 con hổ sống lớn ra khỏi ngôi chùa và họ ước đoán còn khoảng hơn 85 con vẫn còn ở đó. Thái Lan từ lâu là một trung tâm buôn bán bất hợp pháp những động vật hoang dã, lâm sản, ngà voi, chim quý, động vật có vú và một số loại bò sát hiếm có được bảo tồn đang trong danh sách động vật cần được bảo vệ.

Nhóm bảo vệ động vật nói rằng “Ngôi chùa này là “địa ngục của động vật” và kêu gọi khách du lịch trong nước và nước ngoài hãy tẩy chay địa điểm tham quan này.

 


 

Phật Tử Trẻ Á Châu Cần Một Phong Cách Sinh Hoạt Phật Giáo Mới

Singapore – Trong khi những giáo lý của đức Phật đang nhanh chóng lan truyền sang phương Tây như một lối sống tuyệt đẹp của thế kỷ 21. Trong khi đó ở phương Đông các thế hệ trẻ ngày càng xa cách khỏi di sản Phật giáo của chính mình.

Wilson Ang, Chủ Tịch Hội Ái Hữu Phật Giáo Singapore đã kết hợp với các nhạc sĩ đến từ Mã Lai, Inđônêxia và các nhạc sĩ địa phương đứng ra tổ chức một chương trình văn nghệ Phật giáo và hy vọng sẽ truyền được cảm hứng cho giới trẻ bằng nhiều cách và khuyến khích họ đi sâu hơn và sau đó nhìn thẳng vào cốt lõi chính của Phật giáo để tìm hiểu Phật pháp và tu học thiền định.

Ông Ang chia sẻ “Chúng ta đã đánh dấu ngày Vesak nhưng câu hỏi chúng ta sẽ đặt ra là làm thế nào để Phật pháp được tươi sáng và sống động nhằm hấp dẫn và thu hút những giới trẻ. Phương pháp truyền thống như đến chùa nghe pháp không còn hấp dẫn đến giới trẻ hiện nay nữa, sự thống kê cho thấy sự suy giảm đáng quan tâm đến với Phật tử trẻ tại Singapore.

Ông Ooi, nhà Hòa Âm nổi tiếng chia sẻ “Mỗi em trẻ ngày nay đều mang theo mình một điện thoại để nghe nhạc hay xem phim, vì vậy chúng ta thấy âm nhạc là cửa ngỏ để kết nối với giới trẻ Phật tử. Á châu đã chứng kiến sức mạnh của âm nhạc thu hút giới trẻ trong Kytô giáo như thế nào. Phật giáo đang bị thục lùi, trong khi Kytô giáo đang phát triển một cách tiến bộ trong các hoạt động tôn giáo qua âm nhạc. Họ đã đi trước chúng ta, thế giới đã thay đổi, giới trẻ đã kết nối với thế giới bên ngoài ngày càng rộng rãi, thị hiếu của họ khác nhau. Nếu bạn muốn giới trẻ quan tâm đến tôn giáo thì bạn phải làm theo cách của họ.

Singapore không chỉ là quốc gia duy nhất đang trải qua sự suy sụp đáng kể trong giới Phật tử trẻ. Điều tương tự này đã được chứng kiến tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm ngoái, Hội Đồng Chính Sách Nhật Bản dự đoán rằng 40 phần trăm của 77.000 ngôi chùa tại Nhật Bản có thể bị đóng cửa vào năm 2040.

Nhằm cố gắng thu hút giới Phật tử trẻ, tháng 7 năm 2014, một nhóm Ni Cô trẻ thuộc Tông Phái Tào Khê đã dũng cảm trình diễn “Bát Nhã Tâm Kinh” bằng điệu nhạc ráp và chúng ta được lan truyền và tiếp đón rộng rãi từ giới trẻ. Sư Cô Ani Choying, người Nêpan đã đem những bài chú chuyển đổi thành nhiều điệu nhạc khác nhau và đã thành công rồi trở thành ngôi sao nhạc pop nổi tiếng trên thế giới. Mối đe dọa của Phật giáo ở Á châu đến từ phía bên trong chớ không phải đến từ bên ngoài. Những giới hạn lớn nhất của các nhạc sĩ Phật giáo là họ phải đối mặt với việc thiếu kinh phí cho các hoạt động văn hóa trong khi người Á Châu được nổi tiếng là người rộng lượng sẵn sàng cúng dường một số tiền lớn để xây dựng một ngôi chùa to và tạc những pho tượng khổng lồ. Nhưng họ không bao giờ giúp đỡ cho những nhạc sĩ Phật giáo. Bởi sự bảo thủ nhiều Phật tử Á Châu tránh xa việc sử dụng âm nhạc trong việc truyền bá Phật pháp như các tôn giáo khác. Trong khi đó nhiều ngôi chùa đã mọc lên khắp nơi ở Hoa Kỳ, Âu châu và Úc châu. Thiền chánh niệm dựa theo thiền vipassana ngày càng phát triển ở Mỹ. Tuy nhiên, ở Á châu những giới trẻ đã không biết khai thác những giáo lý cao siêu này mà chỉ chạy theo chủ nghĩa hưởng thụ.

 


 

Kho Tàng Phật Giáo Tại Tu Viện Gangtey

Timphu, Bhutan – Khách hành hương và những người thích mạo hiểm đã tìm đến các đỉnh núi cao tại Bhutan để cảm nhận được sự hùng vĩ của thiên nhiên. Muốn được trải nghiệm và bảo đảm cho cuộc hành trình tốt đẹp, một chiếc xe hiện đại và một tài xế chuyên nghiệp cần phải có. Người tài xế sẽ là người đưa chúng ta qua những ngọn núi quanh co, những thác nước hùng vĩ và những khu rừng rậm. Khi tất cả các thứ đã được chuẩn bị thì cuộc hành trình sẽ là hương vị của cuộc phiêu lưu đầy ấn tượng. Cuộc hành trình đến Tu Viện tráng lệ Gangtey mất khoảng 5 giờ lái xe, một đoạn đường với những cảnh sắc ngoạn mục của dãy Hy Mã Lạp Sơn dọc theo con đường núi Dochu La, đây là một trong những con đường thiêng liêng nhất của quốc gia Bhutan với độ cao 3100m. Dọc theo con đường sẽ có những khoảng trống để mọi người có cơ hội chiêm ngưỡng đỉnh núi tuyết Masanggang. Đây là đỉnh núi cao nhất Bhutan 7158m. Đoạn đường sẽ đi ngang qua 108 ngôi tháp mộ tưởng niệm 108 chiến sĩ đã hy sinh vào tháng 12 năm 2013 trong cuộc chiến đấu chống sự xâm lăng của nhóm Assam thuộc Ấn Độ. Các tháp được xây dựng bởi Ashi Dorji Wangmo Wangchuk là chị cả của mẹ Hoàng Hậu Bhutan. Các tháp được quấn một mảnh vải đỏ đặc biệt. Kho tàng thật sự tại Tu Viện Gangtey là kiệt tác của Phật giáo nằm về phía Đông của thung lũng Phobjika. Công trình được xây dựng bởi cộng đồng người dân sống tại đây và Tu Viện được duy trì bởi 100 Chư Tăng. Tổng thể Tu Viện bao gồm 5 chánh điện nhỏ bao quanh một chánh điện lớn và được xây dựng theo phong cách Tây Tạng. Tu Viện được xây dựng vào năm 1613 do Rigdzin Pema Tinley và sau đó được mở rộng bởi con trai của ông Tenzin Legpai Dhendup và Tu Viện đã được đại trùng tu vào năm 2000 với sự hướng dẫn của Tu Viện Lhallung ở Tây Tạng. Các pho tượng Phật bên trong được điêu khắc với nhiều phong cách khác nhau của từng vùng, miền Ấn Độ và Tây Tạng. Bát Chánh Đạo được miêu tả một cách sống động và các Thần Kim Cang được chạm trổ ở hai bên. Bên cạnh những pho tượng Phật lớn, các nền văn hóa lịch sử da dạng của khu vực cũng được thể hiện ở đây. Ngoài ra, Tu Viện Gangtey còn sở hữu một bộ sưu tầm vũ khí và một kho vũ khí, đây là một sự tương phản với môi trường yên tĩnh xung quanh. Mặc dù Bhutan được cho là một quốc gia hạnh phúc nhất thế giới nhưng việc sẵn sàng bảo vệ quốc gia là điều cần thiết và luôn được chuẩn bị qua các thời đại.

 


 

Trung Tâm Thiền Vipassana Tại Công Viên Phật

Patna, Ấn Độ - Do nhu cầu của người dân sống tại thành phố Patna, trung tâm thiền Vipassana quyết định thành lập một trung tâm thiền tại đây nhằm giúp đỡ người dân khỏi phải đi đến những thành phố khác. Trung tâm sẽ hướng dẫn phương pháp học thiền và cách ngồi thiền Vipassana miễn phí.

Shyamsundar Taparia, là người có sự kết nối mật thiết với Viện Nghiên Cứu Igatpuri cũng là người hướng dẫn thiền cho trung tâm chia sẻ “Trung tâm thiền sẽ thành lập vào tháng 8 năm nay. Trung tâm Vipassana không phải là công ty thương mại cho nên tất cả đều được miễn phí. Tuy nhiên, một khóa thiền Vipassana sẽ được tổ chức sớm vào cuối tuần này tại công viên Phật Purnima với sự tham gia của CM Nitish Kumar và nhiều thiền sinh đến từ các trường khác.”

A P Singh, Giám Đốc điều hành công ty phát triển hạ tầng cơ sở tại thành phố Bihar cho biết “Các hình thức đăng ký sẽ được thực hiện tại cổng công viên Phật Smriti từ tháng 7 và một trang mạng sẽ được xây dựng nhằm cho mục đích này.

Md Ayaz Ahmed, người điều hành công viên Phật Smriti chia sẻ “Mỗi học viên tham gia ở trong trại sẽ được cung cấp thức ăn và chỗ ở miễn phí. Mỗi người sẽ được ở một phòng có máy lạnh và nhà vệ sinh riêng. Các cơ sở ăn nghỉ sẽ được tách riêng cho nam và nữ đồng thời các cơ sở phục vụ cho việc giặt giũ cũng được miễn phí.


 Hình Ảnh Một Vị Bồ Tát Hiện Ra Trong Đóng Gạch Vụn

Kumamoto, Nhật Bản – Giữa những thiệt hại và tuyệt vọng do trận động đất xảy ra tại miền Tây Nhật Bản, Cung điện lịch sử Kumamoto đã bị thiệt hại nặng nề. Cung điện được xây dựng vào thế kỷ thứ 15 đến 16 do lãnh chúa Kato Kiyomasa (1562-1611). Takahiro Yuta, là người Thầy đứng đầu trong đền Kato nằm bên trong khuôn viên của Cung điện Kumamoto chia sẻ “Vào thời điểm đó, niềm xúc cảm của mỗi người đang bị tổn thương do thảm họa thiên nhiên gây ra. Vào lúc đó, bản thân chúng tôi cảm thấy một luồng ánh sáng thật sáng chiếu vào chúng tôi. Lần về hướng đó từ những viên gạch đá trong đống gạch đổ nát, chúng tôi thấy một mảng đá có khắc hình Bồ Tát Quan Thế Âm, một vị Bồ Tát trong Phật giáo tượng trưng cho lòng từ bi. Từ lần phát hiện đó, chúng tôi cảm nhận được một năng lượng và nó đã giúp đỡ chúng tôi vượt qua những nỗi bi thương.

Masao Minoguchi, 55 tuổi, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu của thành phố và là người điều hành của Cung điện Kumamoto cho biết “Hình Bồ Tát Quan Thế Âm cao khoảng 40cm cầm một nhánh hoa sen bên tay phái và một vòng hào quang phía sau. Hình ảnh Bồ Tát được khắc trên một phiến đá mịn, bề mặt được đánh bóng. Đây là một hình ảnh Phật giáo được điêu khắc dùng trong những nghi lễ tôn giáo. Những vật liệu này có giá trị cung cấp cho chúng ta một cái nhìn về cuộc sống của người dân trước khi lâu đài được xây dựng đồng thời cũng thể hiện được hình ảnh cuộc sống của người dân trong thời điểm tòa lâu đài được xây dựng.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập