Hà Tiên: Khám bệnh phát thuốc, tặng quà từ thiện cho dân nghèo

Đã đọc: 1859           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nhân mùa Vu Lan Báo hiếu, ngày 02.08.2014 (07.07.Giáp Ngọ), nhóm Y Bác sĩ Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Tp. Hồ Chí Minh, do Bác sĩ Huỳnh Đại Hải, nguyên Giám đốc Bệnh viện làm Trưởng đoàn và Y Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tp. Long Xuyên do Bác sĩ Dương Thị Truyền, nguyên Giám đốc Bệnh viện làm Trưởng đoàn đã về thăm Trường hạ Phật Đà-Hà Tiên, trú xứ an cư tập trung của chư Tăng tỉnh Kiên Giang.

Tại đây, đoàn đã thành tâm cúng dường tịnh tài, tịnh vật, tư vấn sức khỏe và tận tình khám bệnh, cấp phát thuốc cho chư Tăng cùng 500 người dân thuộc diện chính sách và hộ nghèo trên địa bàn Thị xã Hà Tiên.

Với trang thiết bị Y tế và số thuốc được cấp phát miễn phí là do nhóm Y Bác sĩ Bệnh Răng viện Hàm mặt Tp. Hồ Chí Minh (40 triệu đồng), và nhóm Y Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tp. Long Xuyên (30 triệu đồng) hỗ trợ.

Cũng trong dịp này Đoàn đã trao tặng quà Từ thiện cho bà con gồm:

 - Hơn 05 tấn gạo, trị giá 51 triệu đồng

 - 600 thùng mì gói, trị giá 36 triệu đồng

 - Xì dầu, trị giá 06 triệu đồng

 - 20 triệu tiền mặt để trao tặng những hộ gia đình đặt biệt khó khăn…

 

Tổng trị giá là 177.000.000 đồng (một trăm bảy mươi bảy triệu đồng).

Sau khi Khám bệnh phát thuốc và quà từ thiện cho dân nghèo xong, các Y Bác sĩ đã có buổi thưởng thức Trà đạo cùng Thượng tọa Vân Phong. Qua phút giây thư giản chia sẻ mới biết bấy lâu nay ngoài trách vụ của một vị “Lương Y như từ mẫu” ở đơn vị công tác, các vị Y Bác sĩ này đã trang trải tấm lòng đến với người nghèo các nơi, và đặc biệt là Bác sĩ Hải rất Tha thiết với Nha học đường. Ông bộc bạch:

“Tôi có một ấp ủ từ những ngày mới tập tễnh với nghề. Đó là Nha học đường. Đây là chương trình mà Bộ Y tế đã triển khai từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Mục tiêu của chương trình tiến đến là mỗi trường tiểu học, có số học sinh trên 1.000 em, sẽ có một phòng nha riêng. Phòng nha này sẽ chăm sóc, tư vấn, hướng dẫn cho trẻ chăm sóc răng miệng đúng qui cách...

Chi phí cho chương trình này không cao nhưng điều làm được là đề phòng các bệnh về răng miệng cho người Việt từ khi còn trẻ thơ. Hầu như, các nước tiên tiến đều thực hiện tốt chương trình này.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện chương trình chưa phát triển đúng mức và có dấu hiệu bế tắc. Cụ thể tại TP.HCM mới chỉ có 160 trường có phòng nha nhưng hoạt động chưa như ý. Trong khi có đến hơn 450 trường tiểu học, trong đó, gần 200 trường có hơn 1.000 học sinh.

Cả thành phố có đến hơn 800 Nha sĩ được đào tạo để phục vụ cho chương trình này nhưng không có đơn vị nào trả lương cho họ. Trường cũng chỉ hỗ trợ một phần, thu nhập của những người phục vụ chương trình này chỉ hơn một triệu đồng/tháng.

Với 3 tháng Hè, học sinh nghỉ, họ cũng chẳng có lương. Điều kiện làm việc như thế, mấy ai bám trụ được lâu dài? Bản thân bệnh viện cũng đã rất cố gắng khi trang bị, trao tặng thiết bị cho các trường để thành lập một phòng nha nhưng cũng chỉ có thể đưa nhân viên bệnh viện xuống hoạt động ở một số trường.

Không được tiếp tục đầu tư, bảo dưỡng trang thiết bị, cũng không có nguồn nhân lực, rất khó để chương trình này thực hiện đúng với kỳ vọng của Bộ Y tế.

- Thực sự có nhiều cách để thúc đẩy chương trình như kêu gọi phụ huynh đóng góp (chỉ 20.000 đồng/năm) cho hoạt động này. Hoặc trường có thể linh hoạt, cho phép Nha sĩ của phòng nha học đường sau giờ tan trường có thể mở cửa phục vụ các phụ huynh, cư dân khu vực xung quanh để có thêm nguồn thu…

Bản thân tôi đã đi đến các trường để vận động thành lập phòng nha. Tôi từng nghe ý kiến của các phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh, nơi Bệnh viện hỗ trợ phòng răng và cho nhân viên đến phục vụ, chia sẻ rằng họ rất an tâm khi con họ được phòng nha của trường chăm sóc.

Vấn đề chỉ là nguồn lực tài chính, tôi đã gõ rất nhiều cửa, từ nhà nước đến các doanh nghiệp... nhưng đáng tiếc, chưa có cánh cửa nào mở ra. Chúng tôi không đầu hàng và đang làm trong khả năng của mình.

Ước mơ của tôi là mỗi trẻ em Việt Nam đều có một Nha bạ, được chăm sóc răng từ sớm và được theo dõi sức khỏe răng miệng thường xuyên. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Làm được điều này thì tỷ lệ mắc các bệnh về răng miệng sẽ giảm đáng kể.

Còn riêng bản thân và gia đình, Tôi thấy mình vẫn còn tràn đầy năng lượng nên chưa nghĩ đến chuyện nghỉ dưỡng. Và gia đình thì lúc nào cũng ở bên cạnh tôi, bởi tôi may mắn sống trong một “gia đình Nha học” khi vợ, các con và thậm chí là con rể cũng hoạt động chung ngành.

Cùng một đam mê, cùng một mối quan tâm nên chúng tôi có được tiếng nói chung. Điều này giúp các thành viên gắn bó với nhau rất nhiều”.

Ước mong rằng tâm nguyện chương trình “Nha học đường” vì tha nhân của Bác sĩ Hải sớm được thành tựu.

 

 

 

















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập