TT. Thích Nhật Từ trả lời vấn đáp tại "Tuổi Trẻ Hướng Phật" lần 2

Đã đọc: 2601           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Những điều mà các bạn trẻ đang quan tâm, những trở ngại cá nhân, những trở ngại gia đình, bạn bè, những điều hướng tới tương lai mà đôi lúc muốn hỏi cha mẹ, cha mẹ thì bận rộn hoặc không muốn nghe, muốn tìm hiểu trên các trang mạng Phật giáo thì lại không trực tiếp đề cập đến. Vì vậy, đây cũng là một cơ hội thuận lợi nhất để các bạn trẻ có thể tháo mở những trở ngại qua phần “Vấn đáp Phật pháp ứng dụng” do TT. Thích Nhật Từ chủ trì.

Như thường lệ, Thượng tọa vẫn ưu tiên cho các câu hỏi trực tiếp từ các tu sinh trước các câu hỏi được viết ra giấy. 

Với sự tự tin, năng động, lạc quan yêu đời của tuổi trẻ, những câu hỏi đã được đặt ra quả thật là rất lớn như: Thầy và các chư Tôn đức Tăng Ni của GHPG đã và đang có phương hướng gì để mang những chân lý đạo đức Phật giáo vào trong hệ thống giáo dục của Việt Nam? Thông tin nóng hổi về Phật giáo Tây Tạng? Phải chăng đức Phật quá từ bi? Tuổi trẻ có người thì khuyên bảo cần phải bay cao, bay xa, hãy đi ra biển lớn để thấy thế giới rộng lớn, nước Nhật giàu như thế mà còn đi tới châu Phi để làm việc, thế nhưng con lại được khuyên là cha mẹ đã già rồi cần phải dành thời gian ở bên càng nhiều càng tốt, đạo hiếu làm con trong trường hợp này?

Là một giảng sư, một nhà hoằng pháp, Thượng tọa là một nhà hoạt động về giáo dục, mong muốn cho tuổi trẻ biết đến một nền minh triết của giáo lý nhà Phật được đưa vào hệ thống giáo dục học đường trong tất cả các cấp học của Việt Nam, đó là niềm mơ ước của Thượng tọa nói riêng và của GHPGVN nói chung. Bản thân Thượng tọa cũng đã trực tiếp gặp gỡ Bộ trưởng bộ giáo dục và tiếp cận làm việc với các hiệu trưởng trường đại học KHXH&NV nhiều lần, ngay bản thân Thầy đã có rất nhiều lời mời đứng lớp tại các giảng đường đại học, nhưng với một điều kiện là phải mặc âu phục, việc này các tu sĩ Phật giáo Việt Nam chưa được phép. Việc đưa giáo lý minh triết của đạo Phật vào học đường là chính sách của Bộ chính trị quyết định và người điều hành trực tiếp là Bộ giáo dục và đào tạo. Việt Nam đã dành độc lập 41 năm nhưng nền giáo dục trong thời chiến tranh đề cao chủ nghĩa yêu nước, trong thời hòa bình phải là hướng đến sự phát triển chứ không phải là ổn định. Việt Nam hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị khủng hoảng đạo đức, khủng hoảng xã hội, gia đình và khủng hoảng niềm tin ngày càng sâu nặng. Thượng tọa đã nhấn mạnh đến nền giáo dục Việt Nam đang là một nền giáo dục lạc hậu ngay trong khu vực chứ chưa nói đến so với thế giới. Trong khi nguồn tiềm năng của người Việt Nam là vô hạn nếu chúng ta có chủ chương đúng thì nền giáo dục Việt Nam không thuộc vào nền giáo dục lạc hậu ngay trong khu vực... Thượng tọa đã lấy ví dụ minh họa bằng cuộc cách mạng của Thiên Hoàng Nhật Bản vào năm 1866- 1869 và cuộc cải cách giáo dục mạnh mẽ của Nhật Bản chỉ sau 5 năm… Vì Việt Nam là nước Xã hội chủ nghĩa, nên đưa nền giáo dục minh triết của đạo Phật vào nền giáo dục Việt Nam thuộc ngoài tầm với của Tăng Ni. 

Qua truyền thông thế giới gần 2 tuần qua thì nhà nước Trung Quốc đang cho tháo dỡ một phần Học viện của Phật giáo Tây Tạng với lý do để bảo đảm an toàn cho việc phòng chống cháy nổ khi phần lớn các nhà này được làm bằng gỗ. Thượng tọa cũng đã phân tích, hướng dẫn cách và khuyên các tu sinh biết cách tiếp cận, chọn lọc khi tiếp cận các thông tin thực và ảo trong thời đại kỹ thuật số, để bản thân không là những cái loa phóng thanh tạo ra nỗi hàm oan cho tha nhân, đó là điều hết sức cẩn trọng. Thượng tọa cũng lấy ví dụ các thông tin, các trang mạng đang chống phá đạo Phật, chống phá, vu khống, sỉ nhục các tu sĩ như Cố Hòa thượng Thích Minh Châu, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Minh Lạc và bản thân TT. Thích Nhật Từ... Từ đó, để biết được các thế lực thù địch, phá hoại Phật giáo đang quyết liệt chống phá đạo Phật như thế nào. Nghiệp vu khống, không phải là một nghiệp nhẹ, hậu quả của nó để lại cực kỳ nghiêm trọng. Hãy biết quý trọng thời gian làm việc tốt cho cuộc đời thì phước của chúng ta sẽ được nhân lên. Tóm lại, thông tin Học viện Phật giáo Tây Tạng bị phá dỡ, chúng ta chỉ tiếp nhận và tham khảo và hết sức cẩn trọng, nếu không chúng ta biến mình trở thành một nạn nhân!

Đối với câu hỏi trăn trở về sự nghiệp, hạnh phúc tương lai, một bên là hiếu thảo, một bên là sự nghiệp, hai gánh này được đặt lên bàn cân thì Thượng tọa có các lời khuyên  các bạn trẻ Việt Nam như sau:

  1. Đừng nghĩ rằng biển khơi là nước ngoài: đừng mặc cảm tự ty, đừng nghĩ rằng cứ ở nước ngoài mới trở thành tỷ phú.
  2. Có phương pháp và kiến thức: Để có kiến thức và phương pháp đúng về lập nghiệp. Kiến thức học được là kiến thức thực tiễn, rất nhiều lĩnh vực ngành nghề ví dụ như thị trường vàng rất nhiều giáo sư kinh tế, những chuyên viên kinh tế tầm cỡ thế giới, cũng chưa chắc lắm vững được hoạt động trong lĩnh vực thị trường vàng như là những người trực tiếp tham gia vào lĩnh vực này. Do đó, chúng ta phải học từ những kinh nghiệm của người đi trước hoặc kiến thức từ trường lớp. Đừng quan trọng ao lớn, ao nhỏ, biển lớn mà là cách đi đúng hướng, đúng phương pháp.
  3. Đi du học (rời ao nhà) ra sông lớn đừng cho rằng là rời biên giới mà đi từ tỉnh này sang tỉnh khác cũng là du học, quan trọng là học giỏi, nhận học bổng và đi ra biển lớn. Biến ao nhà Việt Nam thành biển lớn của thế giới, tại sao chúng ta phải bỏ ao nhà Việt Nam mà đi tìm một miền đất hứa. Giáo sư Ngô Bảo Châu cứ mỗi năm về Việt Nam để giảng dạy tại Viện nghiên cứu Toán học Việt Nam, trong khi mỗi giờ giảng dạy của giáo sư tại nước ngoài là vài ngàn USD. Chính bản thân Thượng tọa đã từ bỏ những cơ hội làm trụ trì các ngôi chùa được người Việt Nam cúng dường nếu nhập quốc tịch Hoa Kỳ trong khi trước năm 1985, 1987 Thượng tọa đã có vài chục lần đi vượt biên mà không thành. Bây giờ, Việt Nam mở cửa, chỉ cần xin visa, tuy mất  thời gian chút ít nhưng đi được khắp nơi trên thế giới thì thế giới là nhà, biển cả là ao nhà, ao nhà là biển cả không quan trọng mà quan trọng là cái đầu của chúng ta…

Tóm lại: đừng yêu cầu đất nước đã làm gì cho chúng ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho đất nước. Cho nên, các bạn trẻ Việt Nam khi rời làng quê của mình, rời đất nước của mình đi du học thì hãy quay trở về làm giàu đẹp cho quê hương đất nước mình, giống như thời kỳ Thiên Hoàng của đất nước Nhật Bản. 

Xin mời xem video đầy đủ tại đây:

Xin mời xem các kỳ TUỔI TRẺ HƯỚNG PHẬT trước

Tuổi Trẻ Hướng Phật lần 1 (3/7/2016):

 Tuổi Trẻ Hướng Phật 2 (31/7/2016):

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập