Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 17

Đã đọc: 1311           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng nay "Khóa tu Thiền" Kỳ 17 ngày 22-04-2018 (7-04 Mậu Tuất) với hơn 600 thiền sinh đã về tham dự tại chùa Giác Ngộ.

 

Trong thời khóa buổi sáng, khóa tu Thiền Tứ Niệm Xứ lần thứ 17, các thiền sinh đã có duyên lành được gặp sư Bửu Hiền, Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế tỉnh Tiền Giang, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Srilanka, Trụ trì chùa Pháp Bảo, TP. Mỹ Tho, Sư đã thuyết giảng bài pháp thoại với chủ đề: ‘’Bốn món thức ăn’’.

Sư đã trích dẫn đoạn kinh văn trong Tương Ưng Bộ phẩm Nhân duyên để truyền đạt ý nghĩa nội dung bài pháp thoại.

Có 4 thức ăn mà 4 loại thức ăn nuôi dưỡng và duy trì đời sống và cũng trợ duyên cho những chúng sanh hữu tình đã sanh ra và đang tầm cầu sự tái sanh đó là bốn món thức ăn. Thế nào là 4 món thức ăn: (i) Đoàn thực (thô và tế); (ii) Xúc thực; (iii) Tư niệm thực; (iv) Thức thực .

Đoàn thực tức là những thức ăn đi vào miệng (qua ví dụ cha mẹ phải ăn thịt đứa con đã chết), đoàn thực cũng phải được quán sát như vậy. Khi đoàn thực được hiểu biết thì năm dục tăng trưởng được hiểu biết. Khi năm dục được hiểu biết đối với vị thánh đệ tử đã trừ diệt tất cả các kiết sử, vị thánh nhân này không còn quay lại đời sống này nữa. 

Xúc thực: Chúng ta có sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Chúng tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị, xúc và (qua vì dụ con bò gẻ nở), xúc thực cũng phải được hiểu biết như vậy. Khi xúc thực được hiểu biết thì ba thọ được hiểu biết. Khi ba thọ được hiểu biết thì đối với một vị thánh để tử đã viên mãn tất cả mọi công hạnh trong đời sống.

Tư niệm thực: Ðó là những nỗi ước ao ta muốn thực hiện cho đời ta (qua ví dụ thanh niên trẻ, khỏe ham thích trong đời sống). Tư niệm thực cũng phải được hiểu biết tương tự như vậy.  Khi tư niệm thực được hiểu biết thì đối với một vị thánh để tử đã viên mãn tất cả mọi công hạnh trong đời sống.

Thức thực: là sự biểu hiện của thức, gồm có y báo và chánh báo ( qua ví dụ người tội nhân). Thức thực cũng quát sát tương tự như vậy. Khi thực thực cũng được hiểu biết như vậy thì thấy biết rõ được danh và sắc. Khi biết rõ về danh và sắc thì đối với một vị thánh để tử đã viên mãn tất cả mọi công hạnh trong đời sống vị đó trở thành bậc thánh nhân A-la-Hán (bậc thánh nhân cao quý).

Sư cũng dành ít phút sau thời pháp thoại để giải đáp các thắc mắc của các thiền sinh với các nội dung: Ý nghĩa của Danh và Sắc; Chúng con phải tu tập như thế nào để thoát ra giữa thiện và ác để chấm dứt sự tái sanh?

Kế thúc bài thuyết giảng, Sư đã tặng cho các thiền sinh 5 câu thơ:

‘’Mỗi ngày một thời thiền,
 Đừng cho rằng mỏng manh,
 Công đức như hạt nước,
 Tháng năm sẽ tụ thành.’’

Mỗi ngày một chút, kiên trì chúng ta sẽ tẩy rửa được các bợm nhơ, thanh lọc trong tâm các phiền não tham, sân và thùy miên, thân sẽ quân bình, tâm sẽ an lạc, hạnh phúc sẽ có mặt.

Thời khóa buổi chiều ĐĐ. Thích Ngộ Phương đã hướng dẫn thiền tọa và trả lời vấn đáp cho các thiền sinh.

Người Phật tử tại gia ngoài nhiệm vụ hộ pháp nhưng khi tu học và thực tập Phật pháp cũng có thể đắc chứng và thành đạt. Một ngày thực tập thiền sống trong chánh niệm tỉnh giác sẽ mang đến cho bạn những phút giây an lạc. Hãy nỗ lực tinh tấn thực tập thiền để quân bình thân và tâm.

Buổi giao lưu cùng TS. Bùi Hữu Dược trong khóa tu Thiền Tứ Niệm Xứ lần 17

Khóa tu thiền lần thứ 17 các thiền sinh còn có cơ duyên được giao lưu với TS. Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo chính phủ nhân dịp ông đang có chuyến công tác tại TP. HCM . Đây cũng là lần thứ ba ông có mặt tại chùa Giác Ngộ. Ông là nhà chính trị, nhà nghiên cứu, giảng viên, nhà hùng biện tài ba. Ông là người có nhiều tâm huyết, trăn trở với tương lai Phật giáo nước  nhà.

“Phật ở đâu mà chúng ta đi tìm’’ là chủ đề mà ông giao lưu với các thiền sinh. Đó cũng là câu hỏi ông đặt ra cho các thiền sinh, đã có rất nhiều cánh tay giơ lên. Qua 4 thiền sinh trả lời một ý khác nhau.

Theo ông, trước hết phải nhận thức Phật là gì: Phật là bậc giác ngộ, Phật là một con người hiện hữu bằng xương bằng thịt cách đây hơn 2500 năm. Ngài là đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

 Ngày nay chúng ta đi tìm giá trị của Ngài trong chính con người của mình. Mỗi con người trong mình đã có sẵn chủng tử của sự tốt lành nhưng chủng tử đó bị che lấp bởi tham, sân và si. Con người chỉ trở thành Phật khi từng bước xóa bỏ tham, sân và sự vô minh. Phật không ở đâu xa lạ mà tìm chính trong con người mình. Nhưng để tìm được thì phải trải qua được quá trình tu tập mài dũa để làm sao trong con người mình không còn tham, sân, si và vô minh đã hết khi đó Phật sẽ chính là mình.

Ông cũng đã đặt ra và tự giải đáp câu hỏi: Vậy biết đến bao giờ thì chúng ta sẽ đạt được như Phật? Tu là sửa và sửa cái gì để hết tham, sân và si…?

Với phong cách là một nhà hùng biện tài ba ông đã thuyết phục được các thiền sinh tâm phục, khẩu phục khi cho đáp án đúng câu hỏi Phật ở đâu và làm gì để Phật trong mỗi chúng ta thức dậy.






















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập