TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng về phương pháp quản trị tâm cho giới doanh nhân và trí thức

Đã đọc: 2378           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Khái niệm quản trị tâm, gợi mở về phương pháp quản trị, trong việc trị liệu các vết thương những nỗi khổ niềm đau. Quản trị tâm về bản chất có liên hệ đến kỹ năng làm chủ được tâm nhưng khác với cách thức mà các doanh nghiệp quản lý kinh doanh của mình.

Chiều 09/05/2015 tại Nhà hàng chay Mandala, (110 Sương Nguyệt Ánh, Quận 1, TP. HCM). TS.Thượng Tọa Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng Học viện PGVN,TP.HCM đã có buổi trò chuyện với doanh nhân và thiện tri thức qua chủ đề khảo cứu và ứng dụng "Quản Trị Tâm" trong chương trình "Chất lượng cuộc sống" dành cho người bận rộn kỳ thứ 89.

Khái niệm quản trị tâm, gợi mở về phương pháp quản trị, trong việc trị liệu các vết thương những nỗi khổ niềm đau. Quản trị tâm về bản chất có liên hệ đến kỹ năng làm chủ được tâm nhưng khác với cách thức mà các doanh nghiệp quản lý kinh doanh của mình. Để việc quản trị tâm có kết quả theo nghĩa sống một cách tích cực hơn, năng động hơn, hạnh phúc bền vững hơn. Thượng tọa đã yêu cầu chúng ta cần nắm vững được bốn vấn đề sau:

1) Khái niệm tâm, ý và thức trong đạo Phật- thông qua đó khi nói đến quản trị tâm, chúng ta sẽ hiểu là quản trị cái gì của tâm để đời sống hạnh phúc đảm bảo được thực hiện.

2) Cảm xúc như là một biểu hiện rất phổ quát của tâm, để làm chủ nó chúng ta phải dùng kỹ năng gì.

3) Tưởng tượng của tâm, cái mà con người có thể phát huy để tạo ra các sáng kiến, sáng tạo, phát minh nhưng cũng đồng thời nếu phát huy sai cách sẽ dẫn đến các tưởng tượng hoàn toàn không có lợi ích cho mình và cho người.

4) Trí năng của tâm mà việc phát huy nó đúng cách sẽ làm cho chúng ta tăng trưởng được trí tuệ, cái mà đạo Phật cho  nó là đỉnh cao nhất của bản tâm.

Thượng tọa đã đi sâu phân tích ba ví dụ về tiêu cực của tâm để cho chúng ta thấy rõ là khi quản trị tâm được đúng thì lúc đó toàn bộ cảm xúc của chúng ta phải được diễn ra theo chiều hướng tích cực để có được hạnh phúc. Các tưởng của chúng ta luôn được phục vụ cho những phát minh, sáng kiến tích cực có giá trị cho con người và các phán đoán liên hệ đến con người, sự vật và sự việc và mọi thứ nó phải đúng với bản chất  của sự vật đang là.

Thượng tọa đã tóm tắt "Quản trị tâm" bằng cách làm chủ cảm xúc, làm chủ thái độ, làm chủ nhận thức thì lúc đó được gọi là người có trí tuệ. Khi thực tập theo lời của đức Phật dạy thì chúng ta phải nhắm đến mục tiêu cao quý nhất là đạt được trí tuệ. Trí tuệ là sống đúng, sống phù hợp với nhân quả; Sống đúng, sống phù hợp với Tứ Diệu Đế; Sống đúng, sống phù hợp với các qui luật của cuộc sống; Sống đúng, sống phù hợp với duyên khởi, vô thường, vô ngã và làm chủ được hoàn toàn cảm xúc, thái độ và nhận thức. Đó là định nghĩa bao quát về trí tuệ trong đạo Phật. Như vậy, khi làm chủ tâm thì kết quả đạt được cao nhất của chúng ta là phát triển trí tuệ qua nhận thức lời nói, qua hành động và nhờ đó chúng ta mới vẫy tay chào được tất cả các nỗi khổ và niềm đau.

Phần Vấn đáp: một loạt các câu hỏi được đặt ra cho Thượng tọa như: vấn đề bùa ngải, thư yếm? Là chủ một doanh nghiệp, nhiều lúc do áp lực công việc quá lớn, nhiều lúc cũng muốn buông bỏ, nhưng lại nghĩ đến nhân viên thì lại muốn cố. Phương pháp tu tập thế nào? Muốn đi xuất gia và xuất gia trễ và muộn vài năm thì có giá trị cống hiến như thế nào? Đại thừa và tiểu thừa; các vị Kinh sư có gọi là ngoại đạo; cúng dường cho những người ngoại đạo có được phước không; cúng dường như thế nào để sau này không phải hối hận; cúng dường thì nên cúng ở chùa nào.v.v...

Thượng tọa đã dành thời gian trả lời thỏa đáng các câu hỏi đã được đặt ra, nhân tiện việc trả lời các câu hỏi, trong đó có câu hỏi về việc cúng dường. Thượng tọa đã đặc biệt nhấn mạnh đến việc kêu gọi việc cúng dường để đào tạo Tăng Ni tại Học viện PGVN tại TP.HCM năm học 2015 khi mà các vị Tăng Ni phải tu học nội trú tại Học viện mới ở Lê Minh Xuân với những xuất ăn một ngày cho khoảng 500 Tăng Ni sinh và 3 triệu tiền học phí/ người mỗi năm của các tăng Ni sinh. Vì theo Thượng tọa đào tạo Tăng Ni là một việc làm rất lợi lạc mà đức Phật đã nói: “Nếu không có trí tuệ thì không xứng danh là bậc xuất gia. Trí tuệ là chiếc thuyền vững chắc vượt qua biển sanh tử, là ngọn đèn sáng chói trong hắc ám vô minh là dược liệu thần y của mọi bệnh tật và là lưỡi búa chặt đứt cây phiền não. Vì thế, các vị cần trau dồi tuệ giác “văn, tư, tu” để tăng trưởng lợi ích. Người có trí tuệ soi chiếu thì dẫu là mắt thịt vẫn là người chánh kiến, thấy rõ bản chất của mọi vật”. Vậy chắc chắn rằng  khi cúng dường cho những Tăng Ni sinh đang theo đuổi con đường tuệ giác, việc làm ấy sẽ nuôi sống cả một thế hệ ở tương lai lợi lạc biết chừng nào.

Buổi trò chuyện được kết thúc trong sự hoan hỷ của hơn 100 doanh nhân tại đây.

 

Hơn 100 doanh nhân và tri thức đến nghe giảng.

Hơn 100 doanh nhân và tri thức đến nghe giảng.




TT. Thích Nhật Từ

TT. Thích Nhật Từ




Thính giả nêu lên những thắc mắc.

Thính giả nêu lên những thắc mắc.





Niệm Phật hồi hướng

Niệm Phật hồi hướng


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập