Ấn Độ: Bộ Y Tế Tây Tạng tổ chức Tọa đàm “Thể Trí dục”

Đã đọc: 954           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

 Tiến sĩ Tsering Wangchuk, Bộ trưởng Y tế (CTA) Tây Tạng lưu vong dự phiên Khai mạc Tọa đàm “Thể Trí dục”, và chia sẻ về tầm quan trọng của Thể Trí dục hằng ngày như một Y tế dự phòng.

 Văn phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, Dharamsala đưa tin – Bộ Y tế Chính phủ Tây Tạng lưu vong hợp tác với Tôn giả Tulku Rinpoche Lobsang, Trung tâm Peace House (một tổ chức từ thiện dành riêng để chấm dứt bạo lực gia đình và lạm dụng thông qua giáo dục, tiếp cận cộng đồng, dịch vụ hỗ trợ, và nơi trú ẩn), cùng tổ chức Tọa đàm “Thể Trí dục” từ ngày 14-27/06/2015.

Hai mươi Giảng viên Giáo dục từ các Trường khác nhau, Trường Sambhota Tây Tạng, huyện Sirmour, Himachal Pradesh ở miền Bắc Ấn Độ, cùng tham dự các phiên Tọa đàm kéo dài thời gian bốn ngày.

Tọa đàm với chủ đề “Thể Trí dục” do Tôn giả Tulku Rinpoche Lobsang khởi xướng.

Tiến sĩ Tsering Wangchuk, Bộ trưởng Y tế (CTA) Tây Tạng lưu vong, đã đến tham dự phiên Khai mạc Tọa đàm “Thể Trí dục”, và chia sẻ về tầm quan trọng của Thể Trí dục như một Y tế dự phòng.

Bộ trưởng phát biểu: “Y Học Tây Tạng là một trong những hệ thống y học cổ xưa nhất vẫn còn tiếp tục tồn tại trên thế giới.  Những đóng góp tiềm năng to tác của y học Tây Tạng đối với quan điểm hiện đại về sức khỏe và chữa bịnh.

Y học Tây Tạng có sự liên hệ chặt chẽ với Phật Pháp. Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng đức Phật công nhận tính chất cơ bản của sự hiện hữu như một trong những nỗi khổ, và thiết lập việc loại bỏ các nỗi khổ nầy bằng cách đề xuất một số cách hành xử để loại trừ nguyên nhân gây ra khổ. Tất cả những giới luật liên quan đến việc xác định khổ và loại bỏ các nguyên nhân của nó được phản ảnh trong ngành Y học. Vì vậy, sau khi đạt giác ngộ, đức Phật có danh hiệu “Đại Y vương”. Y học Tây Tạng và triết học Phật giáo san sẻ một số khái niệm cơ bản về trạng thái nhân bản và tính chất hiện tượng của thế giới vật chất, những khái niệm khác biệt đáng kể so với suy nghĩ của người Tây Phương.

Hàng ngàn năm nay, các thầy thuốc Tây Tạng đã tự thử nghiệm để đạt được cái nhìn sâu sắc về sức khoẻ và chữa bệnh, biến y học Tây Tạng trở thành một trong những hệ thống y học toàn diện nhất thế giới ngày nay.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, 80% bệnh tật tại các nước đang phát triển có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường bị nhiễm bẩn.

Vì vậy nếu việc Thể Trí dục đã trở thành thói quen hằng ngày, đảm bảo cho sức khỏe và tinh thần một cách hoàn hảo”.

Bộ trưởng nhấn mạnh một số hoạt động chính thức, thực hiện bởi các Cơ quan Y Tế Tây Tạng trong những năm gần đây.

Phát biểu về tiêu chí của buổi Tọa đàm, Cư sĩ Tsegyal Chukya Dranyi, Thứ trưởng Bộ trưởng Y tế (CTA) Tây Tạng lưu vong rằng: “Tương lai của Tây Tạng phụ thuộc vào Sinh viên Tây Tạng, và Thể Trí dục, tinh thần, thể chất vô cùng quan trọng đối với Sinh viên Tây Tạng.

Vì vậy, buổi Tọa đàm hôm nay, các Giáo sư hướng dẫn bộ môn Thể Trí dục trong các học đường, sẽ giúp cho sự truyền đạt về sức khỏe, phát triển Trí tuệ cho cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ những hạt giống tương lai của đất nước Tây Tạng”.

Tôn giả Tulku Rinpoche Lobsang là một bậc thầy cao quý của Phật giáo Tây Tạng. Ngài có kiến thức Tantric cổ đại và xây dựng nền tảng cho Phật giáo Tây Tạng qua Y học, Chiêm tinh và nhiều kỹ thuật Y lý chữa bệnh phổ biến.

 Với kiến thức uyên bác sâu sắc trong những vấn đề này, Ngài là một vị Sư Tây Tạng nổi tiếng Thể Trí dục và có tài chữa bệnh.

Ngài đề nghị kết hợp Y phương bí truyền Phật giáo Tây Tạng và Yoga để giảng dạy miễn phí cho cộng đồng Tây Tạng và trên khắp Ấn Độ.

Hơn một vạn người dân Tây Tạng của tất cả các lứa tuổi đã được tham gia trong những buổi giảng dạy miễn phí của chương trình này.

 Tiến sĩ Tsering Wangchuk, Bộ trưởng Y tế (CTA) Tây Tạng lưu vong,  chụp ảnh lưu niệm các phiên Tọa đàm “Thể Trí dục” tại Ấn Độ

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập