Nét đặc sắc của một ngôi chùa nghìn năm tuổi

Đã đọc: 2620           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chùa Thiên Phúc được xây dựng từ thời nhà Lý, cách đây cả ngàn năm với kiến trúc độc đáo, lưu giữ được nhiều di vật lịch sử quý. Chùa được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc cổ xưa. Nhân dân ở đây (xã Thụy Hương, Kiến Thụy, Hải Phòng) xưa nay vẫn quen gọi với cái tên chùa Trà Phương. Năm 2007, chùa được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Theo sử sách ghi lại và theo các nhà nghiên cứu lịch sử, tại làng Trà Phương, vào khoảng năm 1010- 1025, chùa được xây dựng với cái tên Bà Đanh, xung quanh cây cối um tùm, dân cư ít, cách trung tâm thị trấn Núi Đối (Kiến Thụy) khoảng 2km.

Nổi bật nhất của kiến trúc cổ chùa Bà Đanh là 3 chân cột bằng đá tảng xanh, chạm khắc hoa sen tinh xảo, sơn son thiếp vàng… thể hiện rõ phong cách nghệ thuật tôn giáo thời Lý, Mạc.

Chùa có một số pho tượng cổ, đó là tượng Mạc Đăng Dung và Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản (có niên hiệu 1562) đều làm bằng đá xanh. Trên phần mũ tượng Mạc Đăng Dung có tạc hình chim nhạn. Bia trong chùa cũng được tạc bằng đá xanh, ghi lại quá trình xây dựng, tôn tạo chùa từ ngàn năm nay, ghi nhận công đức, tên các nhà sư có công truyền đạo.

Trong chùa còn lưu giữ được nhiều di vật quý như đôi sấu đá và các bia ký, hình rùa đế bia, đá ốp tường… đánh dấu một giai đoạn rất riêng của nền mỹ thuật Việt Nam, phản ánh tài năng sáng tạo của những người thợ, những nghệ nhân thế kỷ 16 dưới triều nhà Mạc.

 

Dưới thời nhà Mạc, thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản đã chính thức đổi tên chùa thành chùa Thiên Phúc, nhiều lần cho trùng tu và được bảo tồn đến ngày nay. Những năm kháng chiến chống Pháp, chùa Thiên Phúc là một trong những cơ sở cách mạng quan trọng, nơi hội họp của các tổ chức yêu nước, nơi làm thuốc chữa bệnh, nhiều nhà sư đã có những đóng góp tích cực vào cuộc kháng chiến. Mới đây, do thời gian đã làm hư hỏng một vài hạng mục công trình, chùa được trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên dáng vẻ cổ kính xưa.

Hiện nay, chùa Thiên Phúc đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư. Hàng năm, ngày 22 tháng Giêng được coi là ngày giỗ Tổ, tưởng nhớ các vị sư có công truyền đạo, chùa mở hội với nhiều trò chơi dân gian, thu hút nhân dân địa phương tham gia.     

Nguồn: baokinhteht.com.vn

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập