Tự Tánh Quan Âm (7)

Đã đọc: 3246           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Lắng nghe tuy dựa vào căn trần cảnh nhưng không dính vào căn trần. Mọi chúng sanh tồn tại và sinh hoạt qua cái thấy và cái nghe; Chư Bồ Tát, Thánh nhân, minh sư… cũng dùng cái thấy và nghe để tiến tu đạo quả. Thánh phàm khác nhau từ chỗ đó. Chúng sanh đắm nhiễm vào tiền trần khi thấy sắc và nghe âm thanh, từ đó khởi sanh trùng trùng vọng tưởng. Bồ Tát Quán Thế Âm từ nơi căn trần và thanh trần để nghe, tư duy đoạn trừ cảm thọ nơi tâm, tiến hành công hạnh tu tập. Cái được nghe không dính, cái khả năng để nghe cũng không trụ được gọi là năng sở đều vong. Ngay cả cái biết về không trụ ở nơi năng giác sở giác – cũng phải mất dấu, nhập vào tánh Không. Nhưng như thế cũng chưa toàn vẹn, vì còn nhập vào chỗ Không, hành giả còn phải diệt luôn năng Không sở Không để tịch diệt hiện diện. Đó là pháp hành đưa đến tuyệt đỉnh tự tánh.

HẠNH LẮNG NGHE

 

Lắng nghe là hạnh của Bồ Tát Quán thế Âm, do hạnh lắng nghe mà Ngài thành đạt đạo quả, cách lắng nghe như thế nào để không vướng mắc vào căn trần thức?:

 

“Lúc bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Con nhớ khi xưa, từ vô số hằng sa kiếp trước có Phật Quán Thế Âm ra đời, con phát tâm Bồ Đề nơi Phật ấy, Phật dạy con từ Văn, Tư, Tu nhập Tam Ma Địa (Văn, Tư, Tu là Văn nơi tai, Tư nơi Tâm, Tu nơi Hạnh).

- Bước đầu ở trong sự nghe được nhập lưu (chẳng chạy theo lục trần) mà quên cái sở nghe (vong, sở: vong nghĩa là quên). Sở nhập đã tịch, thì hai tướng động và tịnh chẳng sanh, như thế dần dần tiến thêm, thì năng nghe và sở nghe đều hết; sự hết năng sở của nghe cũng chẳng trụ. Còn biết chẳng trụ thì còn năng giác và sở giác, nên phải Không cái năng giác sở giác, thì sự Không giác ấy mới cực viên tròn; năng giác sở giác được Không đến cùng tột, là nhập vào chỗ Không, nhập vào chỗ Không thì còn trụ nơi Không, nên năng không sở không cũng phải diệt. Năng sở của Không diệt rồi thì tất cả sự sanh và diệt đều hết, sanh diệt đã diệt, thì tịch diệt hiện tiền, thình lình siêu việt thế gian và xuất thế gian. Đến đây, khắp mười phương pháp giới đều sáng tỏ, được hai thứ thù thắng tròn đầy sáng tỏ…”

 

Lắng nghe tuy dựa vào căn trần cảnh nhưng không dính vào căn trần. Mọi chúng sanh tồn tại và sinh hoạt qua cái thấy và cái nghe; Chư Bồ Tát, Thánh nhân, minh sư… cũng dùng cái thấy và nghe để tiến tu đạo quả. Thánh phàm khác nhau từ chỗ đó. Chúng sanh đắm nhiễm vào tiền trần khi thấy sắc và nghe âm thanh, từ đó khởi sanh trùng trùng vọng tưởng. Bồ Tát Quán Thế Âm từ nơi căn trần và thanh trần để nghe, tư duy đoạn trừ cảm thọ nơi tâm, tiến hành công hạnh tu tập. Cái được nghe không dính, cái khả năng để nghe cũng không trụ được gọi là năng sở đều vong. Ngay cả cái biết về không trụ ở nơi năng giác sở giác  – cũng phải mất dấu, nhập vào tánh Không. Nhưng như thế cũng chưa toàn vẹn, vì còn nhập vào chỗ Không, hành giả còn phải diệt luôn năng Không sở Không để tịch diệt hiện diện. Đó là pháp hành đưa đến tuyệt đỉnh tự tánh.

Trong cuộc sống, hành giả áp dụng hạnh lắng nghe đối với mọi sinh hoạt khi giao tiếp vạn loại chúng sanh, cái lắng nghe nầy có khác ở đẳng cấp hiện tượng giới. Khi hành giả thực hiện hạnh Quán âm, đòi hỏi năng lượng từ bi; đây là năng lượng tổng hợp cả ba hạnh nguyện: Dược Vương, Diệu Âm và Quán Âm. Diệu âm có công năng thẩm thấu mọi âm lực của chúng sanh, Dược vương có khả năng đáp ứng những phương dược bạt nghiệp bệnh khổ. Quán âm thể hiện hạnh hòa nhập. Ba trong một là hạnh cứu cánh của Bồ Tát nhập Pháp giới. Diệu Âm bồ tát xuất hiện khi Đạo quang của đức Bổn sư Thích Ca chạm đến pháp thân Ngài, tức là khi có nhu cầu quang năng tự tánh thì Diệu Âm mới xuất hiện, bằng không thì tự tánh Diệu Âm ẩn tàng. Diệu Âm ở trạng thái nầy được gọi là hạnh môn; Quán âm không như thế, tự tánh luôn hiện diện bàng bạt khắp không gian-thời gian, quán âm ở trạng thái nầy được gọi là bổn môn.  Khi mà chúng sanh tánh còn là hạnh quán âm còn. Vì thế, phẩm Phổ Môn nói:

Bấy giờ Bồ tát Vô Tận Ý liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa áo bày vai bên hữu, chấp tay hướng Phật bạch rằng:

"Bạch đức Thế Tôn! Bồ tát Quán Thế Âm, do nhân duyên gì gọi là Quán thế âm?"

Phật bảo Bồ tát Vô Tận Ý: "Này Thiện nam tử! Nếu có vô lượng muôn ức chúng sanh đương chịu các khổ não, nghe danh hiệu Bồ tát Quán thế âm, thiết tha xưng niệm, tức thời Bồ tát Quán thế âm quán triệt âm thanh kia, đều được giải thoát."

"Nếu có người trì niệm danh hiệu Bồ tát Quán thế âm, giá như lâm vào lửa lớn, lửa chẳng đốt đặng vì nhờ oai thần Bồ tát này che chở vậy; hoặc bị dòng nước cuốn trôi, xưng danh hiệu ngài liền gặp chỗ cạn."

Chúng sanh tánh là tham dục vọng tưởng, sân si, khi biết đang bị những tạp tánh đó chi phối, bình tâm lắng lòng quán xét, tự động mọi thứ sẽ lắng đọng, sẽ được giải thoát khỏi mọi chi phối, sự thiêu đốt của lửa sân hận, thoát khỏi sự ngập chìm trong biển tham dục si mê. Tất cả những pháp hành chân chánh đều có công năng hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp giải thoát hành giả khỏi những trạng huống vọng tưởng, đó là những tai nạn của nghiệp thức. Vọng tưởng ở trạng thái tiềm ẩn thì chúng chỉ là tạp niệm, ở trạng thái khởi động thì chúng là những âm lực thôi thúc. Chính vì vậy mà nhiều kẻ bị những âm thanh lạ (ảo thanh) luôn xúi dục hành động tự hại hoặc hại người. Trường hợp nầy, tầng sóng tiêu cực của não tương thích với tầng sóng cực âm của ngoại biên, cộng hưởng với tạp niệm, khởi hiện âm thanh tiêu cực. Tuy nhiên, một số hành giả công phu, chưa nắm vững nguyên lý của ngũ ấm ma, năng lực tập trung cộng thêm vọng tưởng hướng thượng, kích hoạt sóng não tích âm, cộng hưởng với tầng sóng âm lực ngoại biên, nghe được những âm thanh lạ xui khiến hành động không bình thường mà dân gian thường gọi là bị hành căn, nhất là một vài hành giả tu Mật tu Thiền không có thầy hướng dẫn, không có lực lượng tâm linh bảo hộ, thường lọt vào tần số nhiễu âm.

 

Hành giả tu tập thường quán chiếu tạp tưởng vọng niệm tự thân, có thể tránh được những trường hợp tán loạn như trên, chỉ nhũng người tự tu, không am tường giáo lý, không có người hướng dẫn, giao phó sinh mạng giữa màn đêm vô minh đầy nghiệp lực dẫn dắt mới bị sa hầm lọt hố. Những nạn nhân của tu tập như thế, muốn phục hồi chân khí là cả một thiên nan vạn nan, ngoại trừ có phước báu gặp được bạn lành thầy giỏi mới thoát được mê hồn trận của thế giới tâm linh đen. Bất cứ thời chánh pháp hay mạt pháp, hành giả tuy là tự nỗ lực hành trì, nhưng luôn cần sự hỗ trợ  tâm lực của một vị thầy, một minh sư  chứng đắc mới thoát khỏi nghiệp lực chi phối. Vào thời Phật tại thế, do đạo lực của Phật mà hàng ngàn đệ tử chứng đắc dễ dàng, không ai lạc vào loạn tưởng điên loạn.

 

Cho dù người bình thường hay hành giả tâm linh, hạnh quán âm luôn là ngọn đuốc hóa giải từng bước đi gập ghềnh của nghiệp thức. Một pháp khác, ngoài hạnh quán âm trên, ngoài hạnh phản văn văn tự tánh, ngoài hạnh nhỉ căn viên âm ( viên thông), kể cả hạnh Đại Chân Viên Giác Thanh đời Tây Sơn mà Hải Lượng phát hiện (VNPGSL-Nguyễn Lang) còn có một hạnh quán âm xuất hiện vào thế kỷ 15 tại Bắc Ấn, có pha tạp một phần Thần lực, nhưng căn bản vẫn  là tự lực, nương vào âm thanh theo từng giai đoạn mà nâng thần thức lên dần cảnh giới Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Pháp hành nầy phối hợp cả Mật âm và quán âm, kết hợp cả âm thanh và ánh sáng của nhãn căn và nhĩ căn. Một số hành giả bị vướng chấp vào linh ảnh mà kẹt tại chỗ, không tiến xa được, thậm chí lạc sang tà giáo; bởi trong quá trình thiền thường khởi vọng mong cầu hoặc mãn ý với linh ảnh, tất cả  là một trong năm mươi loại ma khởi phát từ ngũ ấm. Cho dù đạt được một phần tuệ giác, có thần thông, nhưng bản ngã vi tế chưa sạch, vẫn là biểu hiện của tà giáo. Giáo phái tâm linh nầy không phổ biến như các tôn giáo, hạn chế truyền thừa nên vẫn còn giữ được những công năng chứng đắc, đời nầy qua đời khác luôn có truyền nhân thủ đắc tâm ngộ. Chính năng lực nầy mà vị thầy (minh sư) có khả năng hỗ trợ đệ tử tiến tu dễ dàng. Tuy nhiên, việc hành trì mang tính khoa học tâm linh, nhưng khi diễn đạt giáo lý lại có màu sắc Thần học.

Như vậy cái khác nhau giữa hạnh nguyện quán âm tục đế và chân đế: Tuy tục đế lắng nghe bằng lòng từ để hiểu và thương, giúp chúng sanh có nhu cầu được thỏa mãn; một hạnh nguyện khác là lắng nghe tục tánh của tự tâm mà hóa giải những nhu cầu bất minh chính mình; và một công hạnh giải thoát khác, hành trì pháp quán âm với lòng từ phổ quát để tự lợi và lợi tha, đó là pháp hành vượt thoát sự vướng mắc của âm lực và khả năng tiếp nhận của tánh nghe. Âm lực đây không chỉ là tiếng vọng tà tâm, âm lưu nội tại mà là chấn động lực của nội thể và ngoại biên; vượt thoát khỏi căn thức, trần cảnh và cảnh giới sở đắc. Nhờ hạnh lắng nghe trên nền tảng khách quan mà tâm thức dễ vượt qua bức tường âm lưu nội thể và chấn động lực ngoại biên, bấy giờ hành giả thoát ly tam giới. Như khoa học ngày nay, phi thuyền vượt khỏi bức tường âm thanh để đạt đến tốc độ thoát khỏi lực hút mà nhập vào không gian vô tận. Đến đẳng cấp nầy, chấn động lực hay âm lưu nội tại được hiều là Diệu âm. Bồ tát Diệu âm xuất hiện theo nhu cầu quang năng của đức Bổn sư thế nào thì bản chất diệu âm của hành giả cũng xuất hiện đúng với như cầu thiền định và tuệ giác của chính hành giả. Bồ tát Diệu âm thấu hiểu mọi âm thanh chúng sanh và có khả năng thể hiện mọi nhu cầu âm thanh thế gian thì hành giả quán âm khi thành đạt tâm pháp cũng có khả năng hội nhập mọi âm lưu và biều hiện mọi âm lực, đó là diệu pháp.

Phật giáo vào thế kỷ 18, thời Ngô Thời Nhiệm tìm hiểu  pháp hành gồm 24 thanh. Ngô Thì nhiệm là thiền sư Hải Lượng, Ngô Thì Nhậm (17461803), tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, là danh sĩ, nhà văn đời hậu LêTây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì trước đó là quan Thượng thư Bộ lại thời Tây Sơn, năm 1790 giữ chức Bộ binh thượng thư, sau khi Nguyễn Huệ băng hà, triều đại Tây Sơn sụp đổ do Gia Long tiêu diệt, Ngô Thì Nhậm trở về nghiên cứu Phật học; với tinh thần uyên thâm cả Nho lẫn Phật, Ngô Thì Nhiệm lấy tên là Hải Lượng cùng với huynh đệ là Hải Âu và Hải Hòa biên soạn tác phẩm “Trúc Lâm Tông chỉ nguyên Thanh”, đây là luồng gió mới trong Phật giáo lúc bấy giờ, một tác phẩm kết hợp tinh thần Phật-Nho, không những thế, còn ẩn tàng một bí pháp hành trì qua 24 thanh.

 

Sách gồm hai phần, phần đầu nói về  “Tam tổ hành trạng, phần sau nói về 24 âm thanh”, gọi là Đại Chân Viên Giác Thanh. Trong 24 chương nói về 24 thanh gọi là 24 thanh Phối Khí Ứng Sơn”, mỗi Thanh có một tên riêng, đặt chung cho Bồ Tát Quán Âm. Sở dĩ tên Bồ Tát Quán thế Âm được nêu lên 24 lần, mỗi lần một tên khác nhau để phối hợp với một Thanh là vì Bồ Tát nầy nhờ quán âm thanh mà chứng đắc viên thông. Vậy có thể nói 24 chương trình bày 24 đề tài Thiền quán, mỗi đề tài là một loại âm thanh. 24 âm thanh là: “Không thanh, Ngộ thanh, Ẩn thanh, Ầm thanh, Phát tưởng thanh, Kiến thanh, Hoán thanh, Thóat thanh, Thu thanh, Định thanh, Tịch nhiên vô thanh, Trác thanh, Nhất thanh, Xu thanh, Biểu lý thanh, Hành thanh, Đồng thanh, Minh thanh, Phán thanh, Túc thanh, Bất quả thanh, Tàng thanh, Hưởng thanh, Lưu động thanh và Dư thanh” (VNPGSL-Nguyễn Lang- Đại Chân Viên Giác Thanh).

Trong 24 Thanh chủ yếu dung hóa giữa hai tư tưởng Nho Phật thời bấy giờ. Mỗi người có một kiến giải khác nhau về 24 Thanh. Phạm Trần Lê trong phần giải thích 24 thanh,  nói về quan điểm Nho gia đối với Không thanh chưa thấu đạt tinh yếu như Nguyễn Lang. Riêng về quan điểm Phật học thì cả Nguyễn Lang lẫn Phạm Trần Lê đều nêu lên tính Không của nhà Phật. Vì tính Không là cơ bản trong Phật giáo đối với vạn vật; “Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ” đó là Như Lai, biều hiện bản thể Như Như, một tính Không tuyệt đối vượt khỏi tính đối đãi nhị nguyên, nhưng các ngài vẫn không đi vào được bí pháp hành trì qua 24 thanh đó. Không thanh là bản thể uyên nguyên tự tánh. Một trạng thái hổn mang khi đất trời chưa phân, âm dương chưa định trong cỏi vô cực, đó là Như Lai tự tánh, năng lượng siêu thức, quang năng bản thể. Đó là tiếng vổ của một bàn tay. Đó là đích về của mọi hành giả giải thoát; Về lý thì Không thanh hiều như thế, khởi đầu cho tiến trình qua 24 thanh trong pháp hành mà Thiền sư Hải Lượng (Ngô Thời Nhiệm), nó không chỉ hóa giải sự cách biệt giữa Nho-Phật mà còn là pháp hành triển khai từ Quán thế Âm, bằng chứng là mỗi thanh đều gán cho một đặc tính của Quán âm.

 

 

Như vậy 24 thanh không chỉ là phân tách trạng thái của âm thanh và dung hóa giữa Nho-Phật mà còn là tiến trình của âm lực khi hành giả thăng tiến tâm linh. Sách sử không tiết lộ sự hành trì của Hải Lượng qua 24 thanh, nhưng chắc chắn Thiền sư Hải Lượng không chỉ đơn thuần gán ghép mỗi thanh là một hành trạng của Bồ tát Quán Thế Âm một cách vô cớ. Có thể nói, âm thanh là tiêu đề triển khai các pháp hành phong phú nhất, trong khi đó, ánh sáng  chỉ được áp dụng trong vài Thiền phái đơn thuần. Chẳng những âm thanh được các thiền sư áp dụng trong nhiều pháp môn hành trì, ngay cả thế học, âm thanh cũng dược phân tích cặn kẽ trong từng lãnh vực khoa học vật lý, ví dụ:

 

Âm thanh truyền trong không khí là gốc, là dao động của phân tử không khí. Âm thanh đi trong dây dẫn đến loa là tín hiệu điện thế (hoặc dòng điện) có cường độ thay đổi tương ứng với tần số dao động âm thanh nó truyền tải. Để lưu trữ và xử lý âm thanh trên máy tính bắt buộc phải chuyển sang dạng số nhị phân 0, 1. Tín hiệu trong não bộ và trong dây dẫn đến loa cũng tương tự nhau thôi và đúng là có cơ chế chuyển ngược nhau. (wikipedia)

 

 

Thế kỷ 13 có pháp hành liên quan tới âm thanh tại Bắc Ấn thì thế kỷ 18 tại Việt Nam cũng nhắc đến pháp hành về âm thanh của Thiền sư Hải Lượng. Nhưng trong tập “Trúc Lâm Tông chỉ Nguyên Thanh”, Hải Lượng cũng đã phát hiện khía cạnh hành trì của Trúc Lâm thiền phái có liên đới đến “nguyên thanh”, chính vì thế mới có tập Trúc Lâm Tông chỉ Nguyên thanh. Có lẽ do bí pháp mà không tiết lộ pháp hành như hiển giáo nên mạch pháp nầy ít được biết đến. Phía Bắc Việt Nam hiện nay, vẫn còn tồn tại pháp mạch Quán âm, một số hành giả  lặng lẽ ẩn tu, những hành giả của pháp mạch nầy có lẽ là truyền nhân của “Trúc Lâm Tông chỉ Nguyên Thanh” hay ít ra là của “Đại Chân Viên Giác Thanh” mà Thiền sư Hải Lượng truyền thừa. Chưa rõ pháp mạch quán âm của những truyền nhân nầy có khác với pháp mạch quán âm của Sant Mat, tức là một chi nhánh xuất phát từ Phật giáo vào thế kỷ 13 do hành giả Hindus và muslims kế thừa hành trì để sau đó tách hẳn thành một môn phái tâm linh cá biệt mang danh nghĩa  đạo Sikh mà khai tổ là Guru Nanak. Giới luật của giáo phái nầy vẫn lấy 5 giới căn bản trong Phật giáo làm nền tảng. Giáo phái nầy chính thức phát triển vào thế kỷ 15 tại Punjab, Bắc Ấn. Mạch pháp giáo phái nầy trên năm thế kỷ chưa hề gián đoạn.

 

 

Cho dù công thức nào của pháp môn liên hệ đến âm thanh, cũng đều giúp hành giả nương âm thanh mà thoát tục. Từ hạnh lắng nghe thông thường đến với sanh loại, hạnh lắng nghe tạp tánh vọng niệm tự thân, hạnh lắng nghe cao tột của âm thanh siêu thức…đều nương từ âm thanh để vượt thoát âm thanh mà nhập vào nguyên thể tự tánh, tức không còn bị ràng buộc vướng bận vào bất cứ pháp hữu vi cũng như vô vi nào. Đó là mục đích tối hậu của mọi pháp hành giải thoát.

 

                                                        

                                                        MINH MẪN

                                                           29/9/2012

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập