Cẩm Nang Giáo Dục Trẻ Em

Đã đọc: 1832           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Các em luôn cung kính và tưởng nhớ Phật là điều không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Cung kính để học hạnh từ bi của Ngài với tinh thần vô ngã, vị tha giúp con người sống với nhau bằng tình thương yêu và hiểu biết, dấn thân và phục vụ, bao dung và tha thứ, cảm thông và sẻ chia với nỗi khổ, niềm đau của chúng sinh.

Các em khi chưa bước vào đời như người đứng trước ngã tư đường không biết định hướng cuộc sống của mình ra sao. Phật pháp là chiếc thuyền vững chắc đưa người qua biển khổ sông mê bằng sự trải nghiệm thực tế của các Thánh nhân, giúp các em có được một nhân cách sống tốt đẹp, chỉ với ba câu châm ngôn đơn giản và thiết thực:

_Em luôn cung kính và tưởng nhớ Phật.

_Em luôn thương yêu, kính mến ông bà cha mẹ và cùng vui vẻ, thuận thảo với anh chị em.

_Em luôn thương người và vật.

Một em bé đi chùa lễ Phật, lễ xong em ra sân chùa và gặp một người lính đang ngắm cảnh.

Thấy em, người lính hỏi, “em đi đâu thế?” Em bé đáp, “dạ, em đi chùa lễ Phật”.

Người lính nói, “tượng Phật bằng gỗ, bằng xi măng thì em lễ làm gì?” Em bé hỏi lại. “dạ thưa anh, mỗi sáng ở doanh trại anh có chào cờ không?” Người lính đáp, “sáng nào cũng phải chào cờ em ạ”.

Em bé hỏi tiếp, “cờ bằng vải, bằng màu, tại sao anh phải trang nghiêm chào cờ?”

Người lính đáp, “chào tinh thần Tổ quốc tượng trưng qua lá cờ chớ không phải chào vải màu”.

Em bé nói, “em lạy Phật qua tinh thần từ bi giác ngộ tượng trưng qua hình tượng chớ không phải lạy gỗ, lạy xi măng”. Người lính không còn biết nói gì nữa nên đành bỏ đi.

Cách nay hơn 2600 năm tại đất nước Ấn Độ có một vị Hoàng thái tử tên là Sĩ Đạt Ta, cha là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma Da. Ngài đã đi ngược lại các truyền thống xa xưa khi cho rằng có đấng tối cao ban phước giáng họa, ai theo sẽ được lên thiên đàng, ai không theo sẽ bị đọa địa ngục.

Ngài đã mở ra trang sử mới, một trang sử huy hoàng nhất trong lịch sử nhân loại chưa từng có từ trước đến nay. Ngài đã đem lại quyền làm chủ bản thân cho con người, không còn lệ thuộc vào đấng thần linh, thượng đế; nếu có thì chỉ là thượng đế tối cao của chính mình, mình làm lành được hưởng phước, mình làm ác chịu khổ đau.

Đây là câu châm ngôn bất tử được truyền mãi muôn đời mà trong chúng ta ai ai cũng có phần: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Này các em, các em nên biết “Phật” là danh từ chung có nghĩa “không của riêng ai”, tức ai cũng có phần.

“Phật” là lời nói tắt, nói cho đủ là “Phậtà”. Phậtà là người giác ngộ, người tỉnh thức, là người đã vượt qua cạm bẫy cuộc đời không còn phiền não tham sân si.

Ngài là một con người giống như tất cả mọi người chúng ta. Ngài vẫn sống và làm việc phục vụ vì lợi ích chúng sinh nhưng không tham đắm và dính mắc như người đời.

Về ý nghĩa lịch sử Phật là một con người, về mặt tâm linh Phật là tính biết sáng suốt ngay nơi thân của tất cả chúng sinh. Các em ai cũng có khả năng thành Phật, ai cũng có tính biết sáng suốt thường hằng, chỉ vì các em chẳng chịu thừa nhận nên mãi sống trong đau khổ lầm mê. Vậy các em thích mê hay thích ngộ, khi mê thì là chúng sinh, khi giác thì Phật hiện tiền.

Cái biết này lúc nào cũng thường hằng, như người ngủ ban đêm không có đèn rồi với tay ra sau tìm chiếc gối; vậy cái gì biết tìm chiếc gối? Cái biết nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, nương nơi tai thì nghe rõ các tiếng mà không chạy theo âm thanh nào, mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế.

Các em luôn cung kính và tưởng nhớ Phật là điều không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Cung kính để học hạnh từ bi của Ngài với tinh thần vô ngã, vị tha giúp con người sống với nhau bằng tình thương yêu và hiểu biết, dấn thân và phục vụ, bao dung và tha thứ, cảm thông và sẻ chia với nỗi khổ, niềm đau của chúng sinh.

Các em tưởng nhớ Phật để biết mình cũng có tính giác sáng suốt, thanh tịnh nên không si mê, lầm lạc gây khổ đau cho người và vật. Nhờ cung kính và tưởng nhớ Phật các em sẽ thấy tinh thần bình đẳng của đạo Phật trong việc đối nhân xử thế luôn tìm cách đem an vui, hạnh phúc đến nhiều người.

Trong kinh Phật dạy, có hai hạng người khó có thể đền ơn được trọn vẹn là mẹ và cha. Công ơn mẹ mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, 3 năm bú mớm. Con lớn khôn là nhờ dòng sữa mẹ ngọt ngào chắt chiu qua từng năm tháng.

Mỗi khi trái nắng trở trời con đau là mẹ đứng ngồi không yên. Lớn lên một chút con đi trường học mẹ đi trường đời, rồi dựng vợ gã chồng để con yên bề gia thất.

Công ơn cha mẹ to lớn vô cùng, cho dù chúng ta hai vai một bên cõng cha, một bên cõng mẹ, suốt 100 năm cho ăn uống, xoa bóp, làm đủ thứ để cha mẹ vui lòng cũng không thể trả hết công lao khó nhọc. Vì vậy mà:

Nước biển mênh mông không đong đầy lòng mẹ.

Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha.

Phận làm con các em phải có trách nhiệm hiếu dưỡng với cha mẹ, vậy mà vẫn có một số người lúc cha mẹ còn sống thì keo kiết, bỏn sẻn, không cho ăn uống đầy đủ; chờ đến khi cha mẹ qua đời mới làm đám cúng mâm cao cổ đầy nói là báo hiếu. Báo hiếu như thế là không đúng với tinh thần Phật dạy.

Hiếu dưỡng cha mẹ là tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, là lẽ sống của người biết ơn và đền ơn. Trong các thứ tình không có gì thiêng liêng và cao quý bằng tình cha mẹ. Ngoài việc hiếu dưỡng cha mẹ các em còn phải thuận thảo, vui vẻ với các anh chị em trong nhà, cùng giúp đỡ, cùng chia sẻ, cùng dìu dắt, thương yêu nhau theo tinh thần “em ngã chị nâng”.

Ngoài ra, các em còn phải biết thương người, thương vật, biết cung kính, tôn trọng ông bà cha mẹ và người lớn tuổi; bên cạnh đó còn biết bình đẳng cung kính người tu hành chân chánh, đối với loài vật không giết hại vô cớ.

Các em quý tiếc mạng sống của mình thì các loài vật cũng quý tiếc mạng sống của chúng như vậy. Chúng cũng có mạng sống như mình nhưng vì tạo nghiệp ngu si, mê muội nên mới bị đọa làm loài súc sinh.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập