Tên gọi tiếng Phạn Du-già Sư Địa Luận

Đã đọc: 1609           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nền tảng kết cấu thích luận và chú thích Du-già Luận đều phân giải và còn giải thích những tên gọi nhan đề. Yoga dịch là Du-già, nhưng cần tiến hành giải thích ý nghĩa 2 chữ này. Du-già gồm nhiều hàm nghĩa, từ đó không mấy thỏa đáng trong dịch thuật, chỉ dịch với hàm nghĩa là tương ưng, rồi tạm thời tiếp chiếp. Thích Luận nêu thể Du-già, xem hành quả sở hữu các pháp trong tất cả Thừa đều gọi Du-già, vẫn có nghĩa tương ưng tất cả phương tiện thiện xảo, dựa theo xiển thuật loạn tạp 3 loại: Cảnh du-già, Hành du-già, Quả du-già mà xiển thuật đến 5 loại tương ưng là: cảnh, hành, lý, quả, đắc quả. Tất nhiên đã là nghĩa tương ưng, biểu hiện hàm nghĩa kết hợp hay mọi quan hệ làm chủ, từ đó tiến hành kết hợp sở hữu, liên hệ rồi nạp vào tiến hành giải thích trong phạm vi du-già tức là tương ưng. Nhưng đó là hoàn toàn chú thích, giải thích thường tình. ‘Du-già’ đơn giản được gọi trong ‘Du-già sư’, lập tức không có thểm sức biện luận giải thích. Đó là lối giải thích theo sách chú thích độc quyền ở Ấn Độ, rồi Trung Quốc tiếp thu toàn bộ.

 

Du-già và Du-già sư được xuất hiện rải rác trong văn Du-già Luận, nhưng vẫn không có hàm nghĩa là tương ưng.  Tên gọi Du-già liên quan đến tu hành, hàm nghĩa trực tiếp như chỉ quán, thực tiễn cũng chỉ Du-già hành, Du-già sư. Thích Luận giải thích Du-già sư là hành giả Tam thừa tập hành thứ lớp theo từ văn và tư, chia theo cả thảy du-già, giáo hóa triển chuyển các hữu tình, nên gọi Du-già sư.  Hay các Như Lai chứng đầy đủ du-già, theo đó sở ứng, trì du-già, giáo hóa tất cả những đệ tử, khiến lần lượt tu chính hạnh, nên gọi du-già. Hoàn toàn không ổn khi xem du-già sư là Như Lai là luận sư. Còn giáo hóa các hữu tình, cũng là hàng Nhị thừa chưa rốt ráo, điều này sai lầm mâu thuẫn quan điểm với trong Du-già Luận. Cả bộ Du-già Luận đều luận thuật về Tam thừa giáo, không có ý đồ sở hữu bao quát tổng hợp Đại thừa. Chú thích đạo lý không rõ này, dẫn đến tín đồ trở ngại trong tu hành. Du-già Luận ghi: “Cái gọi ‘địa’ là nói đến cảnh giới, sở y sở hành, hay nghĩa là sở nhiếp”. Giải thích cảnh giới sở hành, sở y, sở hành, sở nhiếp, thấm chí thuyết minh là có vấn đề. ‘Địa’ trong Luân Ký ghi, giải thích gọn rõ về nghĩa sinh thành trụ trì. Thông thường, ‘địa’ nghĩa là y chỉ, năng sinh, dựa vào đó, nhưng trên thực tế cũng sở y nền tảng trí hành Du-già sư gọi là ‘địa’.

Du-già Luận xiển thuật pháp tướng giáo lý tu hành thực tế du-già sư và luận trước về tu hành thực tiễn. Theo nội dung trên, trong Tam thừa, Bồ-tát thừa là tối thắng, tất nhiên trong đó theo lý, cũng không khác với sở thuyết thông thường xem trọng lợi tha của Bồ-tát. Nhưng lợi tha cần liên quan tất cả, do đó trong hàng Nhị thừa nếu không có như đắc niết-bàn Đại thừa trở thành Phật thì vẫn không đạt tới mục tiêu. Còn Tam thừa thì bất đồng đắc các quả vị. Hàng Nhị thừa vẫn chưa thành Phật, khác nhau các chủng tính, chứa nhiều tính vô chủng. Thế nên lợi tha của bồ-tát trên thực tế tồn tại hạn chế, mâu thuẫn vô hạn lợi tha với trong Du-già Luận ghi. Đó là nguyên nhân trở thành Tam thừa giáo, mà biểu hiện của nó không phải lấy luận thuật tối cao Đại thừa làm nội dung.

Tiến thêm khảo sát về tên gọi tiến Phạn Luận này. Tây Tạng dịch tiếng Phạn Luận này là “Yogacarā-bhūmi” , là “Du-già Hành Địa Luận”. Trong tình huống này, thông thường thêm chữ ‘luận’ ở phía saucuối. Yogacaryā(=yoga-caryā)lúc đó là “Du-già hành”, mà không phải “Du-già sư” thông thường. Nhưng nếu khởi lên liên tiếp ‘địa’ thì cũng chưa hẳn giải thích nghĩa là “Du-già hành”. Còn “-caryā” thì không phải nghĩa này. Cũng vậy, yogacaryā Tây Tạng dịch là rnal-ḥbyor spyod-pa, đôi lúc tiếng Tây Tạng cũng dùng dịch từ của tiếng Phạn yogācāra (yoga-ācāra). Tôi chưa tinh thông tiếng Tây Tạng lắm, nên không dám tự dối đoán mò. Theo nghĩa trên, bất luận tiếng Phạn yogacaryā hay là yogācāra cũng chẳng khác, đều là du-già hành, phạm vi từ này không thể được dịch là du-già sư”. Trong 3865 “Đông bắc Mục lục”, Nguyệt Xứng chú thích về Tứ Bách Quán Luận của Đề-bà, xuất hiện tên gọi Bodhisattva-yogācāra-catuḥśataka-ṭīkā, dịch là Bồ-tát Du-già Hành Tứ Bách Quán Quảng Chú. Trong mục lục Cordier, yogācāra được cho là  yogacaryā, nhờ vẫn xuất bản công khai bản phát hiện đứt khuyết tiếng Phạn Quảng Chú, nên giúp cho việc khảo sát, vận may trong bản phát hiện có chỗ minh xác tên luận này, minh xác tên gọi Bodhisattva-yogācāra, mà không phải yogacaryā. Theo bản Tây Tạng dịch Quảng Chú, trong bản Phạn yogācāra dịch thành ranl-ḥbyor spyod-pa. Rồi sau đó chẳng biết nguyên nhân gì, bản tiếng Phạn này sau đó trở thành yogacaryā. Trong mục lục Cordier cũng  chọn lấy từ này, khả năng tuân theo hệ thống dịch rnal-ḥbyor spyod-pa là yogācāya. Bỗng nhiên xác nhận thực thể như vậy, thế là chẳng chút chao động mà căn cứ tuyệt đối gọi tiếng Phạn Yogacaryābhūmi là Du-già Sư Địa Luận. Thấy được cũng không thường dùng yogacaryā. Phạn Anh Đại Từ Điển của M.Monier-Williams cũng có nêu, tên gọi yogacara, m. là Hamumat (theo Ma-ha Diễn-na cố sự trung đích hầu vương). Sau điều mục chỉ có yoga-caryā, f.. Trong Phật Giáo Hỗn Hợp Phạn Ngữ Từ Điển của Edgerton cũng không thấy xuất hiện, khả năng Edgerton không nạp nhập thuật ngữ Phật giáo, hoặc nhận thấy không có giá trị chú ý nên không ghi lại sau đó, hay là không có những tìm kiếm. Nếu vậy, mường tượng nó chẳng qua là từ được tạo mới lúc dịch thành tiếng Tây Tạng. Từ đó, yoga cara chẳng chút quyền uy, hay là khả năng viết sai là yogācāra. Nhìn chung yoga-caryā cũng là yogācāra, yogacaryā trong Tây Tạng truyền cũng không phải uy quyền tuyệt đối duy nhất, rất khó căn cứ vào đây mà suy tiến thảo luận. Cứ thuyết, Pa ri chọn dùng yoga-avacara – từ tương đối  là yogācāra mà không phải chọn dùng yogācāra. Yoga-avacara không thuộc từ dãy vấn đề này, không liên hệ nghiên cứu nguyên ngữ “Du-già sư địa”. Tiếp chiếu phương pháp thông thường chú thích, ai cũng biết nó không chút liên hệ và ghi lại sau đó, đặc biệt từ này được mọi người ưa chuộng, nên hiện nay cũng nêu từ này.

Ở Nhật Bản, từ lúc có Nanjo Mục Lục, Đại Chính Đại Tạng Kinh hay những sách khác, đều gọi tiếng Phạn Luận này là Yogācārya-bhūmi. Tôi từng cho rằng Yogācāra-bhūmi là chủ trương của học giả phương Tây chọn lấy khá tốt từ này, bởi vậy bị cho là thuyết vốn từ ngoại đạo (từ này có một loại hiệu quả đặc biệt). Mãi đến hôm nay, thực tế vẫn không dựa vào đâu hoặc dãy nào hay dựa chứng cứ khác mà phán đoán Yogācārya-bhūmi là chính xác, ngược lại cho rằng Yogācāra-bhūmi là sai lầm. Ở Trung Quốc cũng mắc phải thiếu khuyết chứng cứ để xác thực về từ này. Biểu hiện Nanjo Mục Lục có lẽ y cứ Chí Nguyên Lục rồi soạn, ghi “Tiếng Phạn là tát hợp khẩu hi. Hằng, hằng sa bố ma gia, sa tất đặc la nhị hợp dục già trà la nhị hợp nha bố ma”. “Hợp khẩu” trong câu này nghĩa là bế khẩu. Hay nguyên từ trong Tứ Phần Luật, viết chỉ -pta  hay – pti, và không phải chỉ -pata  hay là –pati. Căn cứ khảo sát tên gọi nguyên tiếng Phạn dịch trên, cũng là sapta-daśabhūmaka-śāstra-yogacaryā-bhūmi và căn bản không khác với từ trong bản Tây Tạng dịch. “Nhị hợp” chưa chắc xác định, thông qua đó biết là “tất trì la”. Bởi vì “tất đặc la” là stra, nên “trà la nha” khả năng chỉ cho caryā, hay cāryam nên cũng khả năng có người cho là ācārya. ‘Nha’ rất rõ là ya, hay là yā trong trường âm. Đã minh xác ví dụ trên, trực dịch cả câu nói là “Thất thập địa trì luận Du-già hành địa”, hay là “Du-già sư địa”, nhưng không thể xem Chí Nguyên Lục được thâu trong Đại Tạng Kinh Tây Tạng là hoàn toàn chính xác.

Bởi xác lập dị thuyết “Du-già hành” hay “Du-già sư”, nên hiện nay biết hình thức tương đồng với Đại Tạng Kinh Tây Tạng, dựa căn bản điểm này mà tôi chọn dụng từ yogacaryā. Nếu lời này không biểu hiện quyết chắc là “Du-già sư” thì căn cứ tuyệt đối  yogācārya là xác thực. 

Thích Luận tuy luận thuật Du-già sư, nhưng không có lối để giảng giải tên gọi tiếng Phạn là vậy. Du-già Sư Địa Luận Lược Toản của Khuy Cơ cũng chưa nêu tên gọi tiếng Phạn Luận này. Du-già Luân Ký hơi đặc biệt, nêu nhiều chứng minh điển cứ dựa dẫm xác thực yogācārya cho đến chỗ tồn tại, hay là từ xưa cũng không căn bản.

Đến nay thì ngừng lại, tôi nghe ít ỏi nên vẫn chưa thể biết, hoặc dựa theo duy nhất từ  Nanjō Mục Lục để chứng minh điển cứ yogācārya. Nanjō Mục Lục giải thích tên gọi tiếng Phạn Luận này được y cứ từ dịch âm hay dịch ý của người dịch từ Ấn Độ đem qua, lúc đó dựa theo nhiều từ lời lẽ của Stanislas Julien, E.J.Eitel, hoặc có những dựa theo người khác như Edkins; đại khái đều là học giả nổi tiếng về lĩnh vực này, từ đó có ảnh hưởng nhất định. Nanjō Mục Lục trên thực tế cũng tham chiếu từ diễn dịch trong Chí Nguyên Lục, hoặc tham chiếu từ học thuyết của học giả thời trước. Thông thường nói đến “Du-già sư địa”, đứng từ dịch âm và nghĩa chữ, những học giả lập tức cho rằng đó cũng là yoga-ācārya-bhūmi. Đó là lý đương nhiên. Theo hiện đại, nếu không xác thực hay dùng phương pháp thông thường mà tiến hành khảo cứu thì làm sao họ khẳng định sẽ như vậy. Nên cũng cho là có thể tin hoàn nguyên đến thông dụng phổ biến tên gọi tiếng Phạn như trình độ này. Từ thời Đường hay từ thời Nguyên về sau, thời đại Minh Trị, bất luận ở Trung Quốc hay Nhật Bản vẫn không xem trọng và nghiên cứu về tên gọi tiếng Phạn loại hoàn nguyên này. Thế là lúc tiến hành nghiên cứu khía cạnh này, ở Nhật Bản cũng bắt đầu nỗ lực phỏng theo từ những học giả như Julian, Eitel, Edkins. Đương nhiên, bởi lúc đó rất ít tư liệu, rất ít sách luận thu hoạch từ khảo cứu, cho nên đa số nghiên cứu đều phân giải theo đầu não của quan điểm tự thân học giả mà thôi. Đứng từ góc độ hiện nay, thậm chí có những người có thể cho là hư cấu. Tôi nghĩ vĩnh viễn không thể phỏng theo dạng tình huống này. Đa số tin tưởng ghi lục trong Nanjō Mục Lục, xem bộ này mang tính quyền uy y cứ, nên được đón nhận từ đa số. Đại Chính Đại Tạng Kinh ít nhiều bổ sung chỉnh sửa tên gọi này, nhưng không trọn vẹn lắm. Bởi vậy, trong tên gọi tiếng Phạn “Du-già sư địa” được cho là yogācārya-bhūmi.

Như trình bày trên thì không phương pháp hệ thống, không tiêu chuẩn, cũng do vậy, đương nhiên phỏng theo quan điểm đặc hữu của học giả mà không yêu cầu theo lý về phương pháp hệ thống hay tiêu chuẩn. Đứng từ điểm nào đó, cũng là sự tình tất nhiên. Ở Ấn Độ, yogācārya chỉ cho nhà triết học, nhà thực tiễn trong Du-già phái thuộc một trong sáu phái triết học, mà không nhất định là thuật ngữ Phật giáo. Bởi vậy, muốn tin tưởng những học giả chủ trương từ yogācārya-bhūmi, phải chờ đợi tìm ra nhiều y cứ hay phương pháp hệ thống. Tôi không phản đối quan điểm này, nếu chọn lấy quan điểm thì cần tin phương pháp thông thường và hệ thống tiêu chuẩn. Hầu như Du-già sư được xác thực tồn tại trong Du-già Luận và những tư liệu khác. Do đó “Du-già sư địa” khả năng cũng là yogācārya-bhūmi, nên xuất hiện nhiều lần “Du-già sư” trong Luận này, nhưng di cảm tiếng Phạn cũng không thể là đề mục bất động dùng thích hợp nguyên thể. 

Những chú thích Du-già Luận, trước mắt chỉ thấy qua trong Luân Ký ghi tiếng Phạn chữ ‘Du-già sư’. Luân Ký y cứ thích luận rồi sau đó tiến hành thuyết minh về du-già, ghi: “Tiếng Phạn là a-già-la, đó là sư, có công năng điều hóa, thích ứng căn cơ,  khéo nhiếp khóa quần chúng nên có tên đó”. “A-già-la” viết là  ācāra, tuyệt đối không phải ācārya, cũng không thấy có chữ khác. Thực ra trong Luân Ký lúc ghi  ācārya thì sử dụng “a-già-lợi-da”, “a-xà-lê”, nên biết chữ này. Cũng nhằm thuyết minh thêm “chữ sư này”, bởi vì tác giả Luân Ký không tinh thông tiếng Phạn, từ đó kết duyên xem nó là ‘sư’.  Nếu khảo sát theo căn cứ này, tiếng Phạn yogācāra tất nhiên là tương đương với “Du-già sư”. Theo tình huống này, yogācāra là một từ độc lập nhưng chỉ mang đến từ mà không chỉ tình huống theo cách nào đó. Chúng ta không thể đem nó cho rằng nghĩa là “Du-già sư”, bởi còn có một chữ ‘địa’ nối tiếp theo sau, cấu thành một bộ phận từ hợp thành. Dựa theo một trong Lục hợp thích về giải thích từ này, xem là “Du-già luận sư”.

Phạn Hán Đối Chiếu Dịch Phật Giáo Từ Điển của Tiến sĩ Unrai Ogiwara giải thích, yogācāraḥ thời xưa dịch là tu hành. Dịch từ mà bản thân Unrai Ogiwara phát hiện nhằm biểu hiện bổ sung trong dấu ngoặc được đặt trong hai từ là “quán hành”, “quán hành giả”. Yogācāra nguyên bản là danh từ dương tính,  tất nhiên ở đây thực thuộc hình thức yogācāraḥ chủ cách dương tính. Theo giải thích này, là tu hành, hành quán, cũng là quán hành giả (tương đương với yogācārin), sau đó được cho là “Du-già sư”. Không có thời gian của cách, nên đơn thuần là yogācāra, nghĩa là quán hành, mà không có hàm nghĩa ‘quán hành giả’, ‘du-già sư’. Nếu muốn lấy yogācāra biểu hiện nghĩa  là ‘quán hành giả’, thì một trong Lục hợp thích chọn lấy liên quan hàm nghĩa là ‘du-già sư’. Từ tính độc lập, nếu không có thể đứng trên phương pháp thông thường xem yogācāra là “quán hành giả”, “du-già sư” thì hoàn toàn không thông. Rất rõ, cũng không phương pháp thông thường, bởi vì chỉ cần nêu chủ cách, sẽ nêu hai hàm nghĩa “quán hành” và “quán hành giả”. Vì vậy yogācāra-bhūmi dịch là “Du-già Sư địa”, bởi vì phía trước của từ hợp thành vị yogācāra, lúc đó tiếp chiếu từ một trong Lục hợp thích giải thích, nên dịch là “Du-già sư” và không có từ nào thỏa đáng. Cũng từng có ý tưởng dịch từ đặt phía sau bhūmi, nếu không có ý tưởng sẽ không thể thành “du-già sư”.  Yogācāra đơn thuần không thể dịch là “Du-già sư”. Thực ra, yogācāra-bhūmi cũng có thể dịch là “Tu hành đạo địa”, theo bản dịch Hán cổ nghĩa là biểu hiện “Du-già hành địa”.

Từ Điển BHS của Edgerton cũng có nêu từ yogācāra-bhūm, tức là Śikṣāsamuccaya (P.55, L.17). xin trích dẫn nguyên văn một câu nhằm  biểu hiện cụ thể: 
praṇītāni ca sāṃpriyāṅi yogācārabhūmy-anukūlāni khādanīya-bhojanīyāny upanāyitavyāni”.

Edgerton và không có một trong Lục hợp thích yogācāra ở đây, từ đó dịch cả câu là: “Phải cống hiến mỹ vị món ăn thức uống ngon thích ứng cảnh giới Du-già hành địa”. “Du-già hành địa” được lý giải là “Du-già sư địa”. Dẫn chứng đoạn văn sau đây:

Tatra Kāśyapa yo bhikṣur yogācārī bhavati, tasya tena vaiyāvṛtyakareṇa bhikṣunā’nulomikāny upakaraṇāny upasaṃhartavyāni glānapratyayabhaiṣajyapariṣkārāś ca | yasmiṃś ca pradeśe sa yogācārī bhikṣuḥ prativasanti tasmin pradeśe noccaśabdaḥ kartavyaḥ | rakṣitavyo vaiyāvṛtyakareṇa bhikṣuṇā yogācārī bhikṣuḥ | śayyāsanopastambhanāsya kartavyā.

(Trong đó, Ca-diếp à,  (1) Nếu tỉ-khưu là Du-già sư, thì người đó phải do từ có đủ những thứ nào đó và thuốc hay trị bệnh, dụng cụ để dâng thích ứng tỉ-khưu chấp sự khác. (2) Không được nói lớn chỗ ở tỉ-khưu du-già sư. (3) Tỉ-khưu du-già sư phải do bảo hộ tỉ-khưu chấp sự, cung cấp cho dường chiếu ngọa cụ).

Đại Thừa Tập Bồ-tát Học Luận, quyển 4 có đoạn dịch tương đương với nội dung trên là: “Lại nữa, Ca-diếp, (1) Nếu có tỉ-khưu được ly ách, tỉ-khưu doanh sự kia theo đó mà cung cấp mọi thứ, như món ăn uống, thuốc hay, ngọa cụ, y phục. (2) Nếu tỉ-khưu ly ách chỗ mình ở, thì không cần to tiếng. (3) Tỉ-khưu doanh sự kia theo ly ách chỗ tỉ-khưu, gần chỗ đứng ngồi nằm mà phòng hộ. (4) Theo chỗ ở an vui, soạn ăn uống sạch mà mang tới. (4 điều trên tương đương với đoạn dịch từ tiếng Phạn).

“Tỉ-khưu chấp sự” tức là “tỉ-khưu doanh sự”, chỉ cho việc tỉ-khưu phục vụ trong tăng đoàn. “Du-già sư tỉ-khưu” hay “Hành du-già hành tỉ-khưu” là bhikṣur yogācārī hay yogācārī bhikṣuḥ, trong bản Hán dịch là “đắc ly ách” hay “ly ách tỉ-khưu”. Bởi vì có yogācārin, nên tương đồng một trong Lục hợp thích yogāc và ra, không chút nghi ngờ lý giải là “du-già sư”. Sao vẫn chưa biết sử dụng dịch từ “ly ách” nhưng đều hay sử dụng hai chữ ‘ách’ (扼) thông ‘ách’ (轭), từ đó dịch từ yoga nghĩa là ‘phiền não’. Yoga nghĩa là quán hành, tu tập, cho đến bởi vì doanh sự bị phiền não mà có ý là phiền não. Hàm nghĩa sau đó có một hình thế rất hay, đó là yoga-kṣema=yoga-kkhema (chú thích từ này được giải thích là yogehi khemaṃ), tên gọi khác từ yoga là niết-bàn. Trước mắt vẫn không phải có nghĩa ‘ách’, nhưng trong Hán dịch vẫn cho là vậy.

Bất luận làācārin hay  ācāra đều không mang hàm nghĩa ‘ly’,  thấy được ‘ách’ không phải là dịch từ của yoga. Đứng từ góc độ tương đồng giữa ‘ách’ và ‘ách’, ‘ách’ (扼) là phiền não, cụ thể chỉ bốn loại: dục, hữu, kiến, vô minh. Tán dương lúc thắng ý của bậc A-la-hán, gọi “ly tứ ách”, “ly ách” cũng là tỉnh lược từ 4 chữ đó. Bồ-Tát Địa Trì Kinh (trong Đại Chính 30, 936) dụng pháp đồng dạng và nói “Vì sao là 10, ly các  giới ác phân biệt phiền não trói buộc”. Du-già Luận Ký (trang 9, hàng 11) nêu “Lời tương truyền, li mọi trói buộc tức là ly tám trói buộc”, “ly mọi trói buộc” hay dùng “ly trói buộc”, biểu hiện “ly tám trói buộc” cũng nói là “ly trói buộc”. Như vậy, “tỉ-khưu ly ách”, “đắc ly ách” khả năng chỉ cho bậc a-la-hán. Trong đó cũng từ chữ yogācārin mà dịch có chọn lựa. Thấy được ‘ly ách’ không phải dịch từ trực tiếp của yogācārin, từ đó không thể đem yoga dịch xem là ‘ách’. Từ yogācārin đương nhiên cũng dịch là a-la-hán. Tuy vẫn tối nghĩa, nhưng xác định chỉ cho thay thế người. Hơn nữa, theo trích dẫn đoạn văn trên, yogācāra-bhūmi thuộc hàm nghĩa yogācāra.

Trong 4 điều trên, tuy không nêu dịch từ tương ứng nhưng đã tiếp thừa từ đoạn nguyên văn trên. “Theo đó sở lạc”, từ đó chỉ cho “Du-già hành”, đều biểu hiện cảnh giới Du-già hành hay địa vị Du-già hành. Lúc giải thích về thập địa của Bồ-tát, thập địa của Thanh văn, phía trước chữ ‘địa’ tất nhiên chưa nhất định chỉ cho người, đôi lúc không chỉ người; nhưng Thanh văn địa, Độc giác địa, Bồ-tát địa đều chỉ người. Trên thực tế, cũng là giải thích cảnh giới Du-già hành, cảnh giới cư trú Du-già hành.  Do trên lý giải khác nhau, từ đó chỉ duy trì một khả năng và không đúng, nên yogācārya-bhūmi cho là “Du-già sư địa”. Vì thế không nên bài xích cách lý giải này.

Trong bản tiếng Phạn Đại Thừa Tập Bồ-tát Học Luận có ghi tồn tại quan hệ yogācārya-bhūmi. Tôi không thể hiểu điều này nên còn phải dựa vào chỉ dẫn của học giả khác. Thậm chí lúc dịch “Du-già sư địa”, còn dịch là “Du-già hành địa”, quy gốc kết rễ cũng do từ trên giải thích khác nhau, nên cần tham khảo từ ý kiến của các học giả khác. Nhìn tương đối, nếu là yogācārya-bhūmi thì phải là “Du-già sư địa” mà không phải “Du-già hành địa”. Vẫn chưa phát hiện trong bản dịch Luận này liên hệ yogācārya-bhūmi, mà xác thực chỉ duy trì tồn tại trong ý kiến riêng.

Trong chú dịch Luận này, chỉ có yogācāra-bhūmi mà không có yogācārya-bhūmi. Nhiều học giả Tây phương dùng yogācāra-bhūmi, cho rằng yogācārya-bhūmi là viết sai. Phạn Anh Từ Điển của Monier-Williams viết là “yogācāra-bhūmi-śāstra, n. (for yogācārya-bh). Tiểu luận tiến hành nghiên cứu đối chiếu bản sao “Bồ-tát địa” của Dr. Yoshihide Hagiwara, cho là yogācāra-bhūmi-śāstra (die Schreibung. cārya-bh. dürfte falsh sein). Tiểu luận của vài học giả khác lại cho là yogācāra-bhūmi-śāstra. Còn có nêu nhiều từ khác, nhưng những cụm chữ này là quan điểm của học giả phương Tây, nên không chút khẳng định xác định, nhưng cũng quyết không thể hoàn toàn bài xích từ yogācāra-bhūmi-śāstra.

Trong Hán dịch, cần chú ý đến Tu Hành Đạo Địa Kinh và Đạt-ma-đa-la Thiền Kinh. Tu Hành Đạo Địa Kinh do Chúng Hộ viết, An Thế Cao quy nạp lại và dịch Đạo Địa Kinh gồm 1 quyển, sau có Trúc Pháp Hộ dịch lại Tu Hành Đạo Địa Kinh gồm 6 quyển. Người đời sau dựa vào Tam Phẩm Tu Hành Kinh do Trúc Pháp Hộ dịch rồi sau đó dịch Tu Hành Đạo Địa Kinh gồm 1 quyển, cấu thành 7 quyển hiện nay. Mở đầu Lời tựa trong luận này cũng đã nói rõ tiếng Phạn gọi Du-già Già Phục-di (phục di còn gọi là Hộ mê). Rõ ràng cũng là yogāc; ra-bhūmi. ‘già’ (遮) viết là  cār hoặc là ācār, là từ vứt đi nguyên âm sau cuối của chữ ācāra mà thành. Du-già (yoga) dịch là ‘tu hành’, ‘già’ (ācāra) dịch là ‘đạo’, ‘phục-di’ (复弥 bhūmi) dịch là ‘địa’, hay là ‘du-già già’ (偷迦遮 yogācāra) dịch là ‘tu hành đạo’. Bất luận dịch thế nào, đều không phải là yogācārya, không phải ‘du-già sư’, mà là ‘du-già hành’. Thấy được dịch chính xác là ‘du-già hành’. (Chữ ‘hộ’ trong ‘hộ mê’ là ho, khả năng là nhầm chuyển từ bho. Bởi vì ‘hộ mê’ là bhūmi).  

Theo yêu cầu của Huệ Viễn ở trên Lô Sơn,  Phật-đà-bạt-đà-la đã dịch Đạt-ma-đa-la Thiền Kinh, là kinh thực tiễn tu thiền. Trong Lời tựa và mục lục đều nêu lên kinh này tên là “Du già già la phù mê”, dịch là “Tu hành đạo địa”. Rõ ràng đó cũng là yogācāra-bhūmi, tương đồng với dịch thuật như trên đã nói.  Đạt-ma-đa-la và Phật Đại Tiên đều là người tu thiền và đề xướng nội dung kinh này, là Thiền sư ở nước Càn-đà-la. Thông thường cho rằng Chúng Hộ và hai người này chủ yếu là bậc đạo sư tu thiền Tiểu thừa, họ cấu thành một hệ thống. Bởi vì chủ trương của người hệ thống này cũng là chủ trương học thuyết Du-già sư, lấy Đại Tì-ba-sa Luận làm nền tảng bổ sung hệ thống nên khiến nhiều người biết đến, từ đó hình thành tên gọi Du-già Sư Địa Luận. Nguồn chảy Du-già Luận cũng từ đây. Theo truyền thuyết, Chúng Hộ cũng là người thuộc hệ thống Bồ-tát Di-lặc. Theo hai thực thể trên, cũng là phiên bản Hán truyền, từ xưa tới nay cũng là yogācārabhūmi, mà không thể bảo chứng cũng là yogācāryabhūmi. Cũng niên đại đó, ở Ấn Độ có Long Thọ trước đó cũng đã biểu hiện, cũng từng xuất hiện trong trước tác của Đề-bà. Nếu xem dịch yogācārabhūmi là “Du-già sư địa”, chỉ là gần với ý kiến “Du-già hành địa” mà thôi.

Tóm lại, chúng ta phải dùng yogācārabhūmi, người trong Phật giáo nói yogācāryabhūmi cũng không điển cứ, có lẽ căn bản dựa từ quan điểm của Jullian hay là Aether. Đương nhiên trả lời là không có, không tiếp thu ảnh hưởng từ ngoại đạo. Trong Phật giáo cũng như trong triết học Ấn Độ, đa số trường hợp xưa kia đều không sử dụng từ ‘ngoại đạo’, mà sử dụng từ ‘ngoại học’, ‘ngoại giáo’, ‘ngoại tông’. Nhưng cũng không thể nói trong Phật giáo chỉ có học thuyết của học giả chuyên môn Phật giáo mới là chính xác.

Trích dịch quyển Nghiên Cứu Du-già Luận

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập