Người con trai trong mắt mạ Huế

Con trai Huế rất hiếu thảo với mạ, họ thường nói về mạ một cách tự hào và đầy tôn kính, bởi trong mắt của người con trai Huế chẳng có ai thay thế được mạ, mạ là nhất.
Hình ảnh mạ (mẹ) của tác giả
Người Huế gọi mẹ là mạ, con trai Huế thường được gọi là “cục vàng” của mạ, được mạ cưng chiều hết sức, cái chi ngon phải dành cho “ông vua con” của mạ ăn trước rồi mới đến mấy o con gái. Mấy o con gái cũng chẳng ganh tỵ chi, bởi như một lẽ mặc định từ thời phong kiến cho đến nay, con trai là người nối dõi tông đường, là người tiếp tục giữ gìn pha phong, lề lối, phép tắc trong gia đình. Bởi thế khi lớn lên, người con trai thường tìm vợ có tính cách gần giống với mạ, mạ ưng thì mình mới lấy, chứ nếu mạ mà không ưng thì rất khó để về làm dâu của mạ.
Con trai Huế rất hiếu thảo với mạ, họ thường nói về mạ một cách tự hào và đầy tôn kính, bởi trong mắt của người con trai Huế chẳng có ai thay thế được mạ, mạ là nhất. Khi tìm hiểu làm quen một cô gái, con trai Huế chẳng cần tìm ngoại hình phải đẹp mà chỉ cần cô gái có chút chi đó tính cách gần giống mạ, nấu ăn ngon gần như mạ, hiền lành như mạ, dịu dàng như mạ, cam chịu, chắt chiu, thương chồng, thương con như mạ.
Con trai Huế được mạ kỳ vọng rất nhiều, phải thể hiện vai trò là một người đàn ông trụ cột trong gia đình, khi tìm vợ phải tìm được người nào có thể nhận kế thừa “giang sơn nhà chồng” mà mạ để lại, để kế tục, gìn giữ. Mạ Huế không cầu mong con dâu mình phải thông minh, lanh lẹ, giỏi giang, chỉ cần con dâu là đứa “biết ăn, biết ở”, là đứa biết ăn noái lễ phép, biết kính trên, nhường dưới, là đứa biết giữ gìn gia phong, phép tắc trong đình, nói chung là tính tình như mạ, rứa là mạ vui và hạnh phúc lắm rồi, không còn chi bằng.
Người con trai trong mắt của mạ Huế thương mạ như rứa, nhưng đối với vợ, họ rất chung thủy và thương yêu vợ con, họ biết dung hòa lối sống, tính cách giữa mẹ chồng – nàng dâu. Cho nên đừng ngại lấy chồng Huế, đừng ngại làm dâu của mạ Huế, và nếu làm dâu mạ thì không lo giữ chồng, bởi có cô gái nào lởn vởn thì sẽ biết tay mạ. Rứa hí.
- Tạo phước từ những điều đơn giản! An Tường Anh
- Niềm vui! Chân chính hay nghiệp lực khổ đau!? Chánh Bảo Trung
- Đại Thí Trường Vô Già_Thi hóa Tâm Tịnh thi hóa
- Câu chuyện về Thi Ca Huyền Không
- Trăng Thu Vĩnh Hảo
- Hãy yêu thương nhau như lần cuối Lê Quý Hoàng
- CHỮ TÌNH TRONG DÒNG NHẠC LAM PHƯƠNG Thích Thiện Hữu
- Món Nợ Nhân Duyên Lê Quý Hoàng
- Đọc Cõng Mẹ Đặng Xuân Xuyến
- Tám Ngọn Gió Đời Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Hướng thiện tâm linh: đâu cũng quê nhà Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
- Trở về cố quận Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
- Tự Nhủ Cố Gắng Tu Phước Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Tình Tâm Linh Như Núi, Tình Tâm Linh Như Biển Pháp Cẩn
- Sống thiền Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tâm Tang
- Nếu Có Tâm Hiếu Với Cha Me, Thì Ngày Nào Cũng Là Ngày Lễ Vu Lan
- 5 điều cần làm trong thời gian giãn cách xã hội để an yên và hạnh phúc
- Yoga là hành trình của sức khỏe, bình an và hạnh phúc nội tâm
- Thiền định và Yoga giúp tĩnh tâm, thư thái tâm hồn
- Hạnh phúc nằm ở những điều bình dị nhất
- Tết nay con xa quê
- Lòng biết ơn đối với nữ danh ca Yokoi Kumiko - Nhật Bản
- Món Nợ Đồng Lần
- Nhật ký của ông bố trẻ người Huế viết cho con
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)