Quý vị chưa biết đó, làm chú tiểu ai cũng bị đánh, mới nên thầy

Đã đọc: 822           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Phật đã đi và thể hiện trong cuộc sống những giáo pháp mà Ngài truyền trao cho chúng ta. Tuy nhiên, trong đạo Phật, khi triển khai lời Phật dạy, mỗi vị Tổ sư đều có phương pháp thực tập riêng biệt, khác nhau, tùy theo hạnh nguyện và nhân duyên của từng vị, nhưng tất cả các ngài đều đạt được sở đắc, sở ngộ. Vì có sự khác biệt trong việc thể nghiệm giáo pháp mà các ngài đã phân chia ra nhiều pháp môn tu khác nhau. Từ đó, nói đến tu là người ta nghĩ đến tu pháp môn nào; vì đạo Phật có đến tám mươi bốn ngàn pháp môn tu để đối trị tám mươi bốn ngàn phiền não trần lao của chúng sanh, làm cho chúng sanh được an vui giải thoát và đó chính là con đường của Đức Phật vạch ra.

Đạo Phật, hoàn toàn khác với tôn giáo khác là dạy làm người từ thuở “ nho giáo”. Đặc tính ưu việt của Đạo Phật là có tiếp nhận từ độ tuổi chú tiểu. Thời Đức Phật có Tôn giả La- Hầu- La, thời nhà Lý Việt nam có Vua Lý Công Uẩn ( 1010- 1028) người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ họ Phạm, sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), mẹ chết khi mới sinh, thiền sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi, Lý Công Uẩn thông minh và có chí khí khác người ngay từ nhỏ. Nhờ sự nuôi dạy của nhà sư Lý Khánh Văn và Lý Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn trở thành người xuất chúng, kỳ tài vào lúc bấy giờ.


Chính vì thế, vào thời nào đi chăng nữa, Phật giáo Việt Nam vẫn phải đóng về cả hai phương diện giáo dục lẫn đạo đức “ văn võ song toàn” cho nhân sinh, toàn cõi nước Việt.


Có nhiều cách giáo dưỡng “ bí truyền”, truyền nội, không truyền ngoại ở trong nhà Phật qua gần ngót hơn hai ngàn năm qua. Vì thế, sự xuất thân của các nhà sư và sự trưởng thành của các nhà sư đã làm các xã hội kinh ngạc và khâm phục sự huấn luyện và đào tạo của các bậc Tôn sư. Mặc dù người Phật giáo đi tu là hoàn toàn tự nguyện và phát tâm, từ nhỏ cho đến khi lớn ( tới tuổi phụng sự nhân sinh) nhưng dù cho không có đồng lương nào, mà họ ( người Phật tử) vẫn bền chí, dốc lòng và tiếp nối rất dõng mạnh.


Đó là một sự hun đúc, tài nghệ uốn nắn con người từ tâm đến tướng, đến hành của nhà Phật. Những khuôn mẫu bất di bất dịch thuộc phạm môn nhà Phật đã truyền cả ngàn năm về trước. Những phương pháp dạy và học của nhà Phật ví như “ cho người đi trong sương, lâu ngày thấm áo”.


Nhà Phật có lối giáo dưỡng tinh tế, nhẹ nhàng, uyển chuyển, tùy căn cơ mà thành người, thành người hữu dụng.


Trong những ngày đầu, bước vào đường tu, thì chú tiểu và sư tăng nào cũng đều ý thức được rằng vai trò và cung cách của mình sẽ được các Sơn môn trưởng dạy cho: “ như là một chiến sĩ mạnh mẽ, như một nghệ sĩ đa văn, như một nghệ nhân hoạ ra những bức tranh, như một tu sĩ đầu đội trời, chân đạp đất”.


Cũng chính do thời thế, công nghệ thông tin, Internet hội nhập rộng sâu, phủ kín từng cây nhang, giọt nước, tà áo ngay nơi cửa Phật, mái chùa rồi, thế nhưng các tự viện, sư cô, sư thầy, sư chú vẫn chưa chuẩn bị, trang bị cho mình những “vũ khí” cần thiết giữ gìn phạm hạnh và oai nghi nơi chốn thiền môn và quá tuỳ duyên và tự nhiên theo các phương tiện, truyền thông đại chúng. Nên đã để những điều chân truyền Phật môn, đầy rẫy, tầm thường đối với “người đời mắt thịt”.


Đi tu, cha mẹ nói trước rồi, con vào, con chịu được không?
Thứ nhất, bị sư trưởng phạt chép kinh, bị sư trưởng cho nhịn cơm, bị sư trưởng đánh đòn ( Ra thế võ, có đỡ được không) bị sư trưởng cho quỳ hương, bị sư trưởng cho đi cắt lúa, lên đồi gánh củi v.v...


Những lần các sư đệ, đệ tử bị sư trưởng phạt như vậy, thì càng ý thức hơn về mục đích và lý tưởng đi xuất gia “ bỏ ác làm lành”, sống biết tàm quý và cầu đạo, thương hết chúng sinh. Và từ đó những cuốn kinh sách, những tập tạng kinh, những bản luật phải thuộc lòng, không dư cũng không thiếu một chữ nào.


Suốt quá trình trải nghiệm với chính mình và quá trình vượt lên những thứ tầm thường ( tiện nghi vật chất, địa vị) của thế gian và bị sinh tâm, thối chí thì ai được ai mất, ai còn ở lại với nhà Phật sẽ là như những thanh kiếm Kim cang, như những dòng suối trong mát, như những trái tim thuần khiết, Bồ đề tâm biết Phật là trên hết.


Còn như, cách dạy của mình, tự thân xét thấy, chưa có từ bi, chưa mang lại lợi ích, chưa giúp người sáng dạ ( tỏ ngộ, bỏ mê) thì khoan đã dạy, hãy dừng lại một thời gian để quán chiếu hết nghiệp lực và nhân duyên nhiều đời, nợ nần trong nhiều kiếp của bản thân với đương sự. Nhất là với những cách dạy truyền thống, nhà quê, có tính ràng buộc, không xuất phát từ tâm từ bi, trí tuệ. Truyền thống cũng có cách chỉ dạy hay của truyền thống, hiện đại cũng có cách thức dạy dỗ hay của hiện đại. Nhưng không chỉ muốn là áp dụng được ngay và liền được đâu?


Tôi có vài lần đi sang vài nước phương Tây, đặc biệt xứ sở Hoa Kỳ, thì luôn được nghe các Sư trưởng và quý vị trụ trì chùa chia sẻ: “ ở đây, không thể nuôi dạy điệu ( chú tiểu) như bên Việt nam được đâu, nếu nuôi thì điệu ở xứ này như nó làm thầy mình”.


Lắng nghe đoạn chia sẻ, kể trên quý vị có liên tưởng được gì chưa ạ?
Tức nhiên cái khó, thứ nhất là luật lệ bình đẳng của các nước phương Tây, thứ hai là nhu cầu sinh hoạt của trẻ em ở bên các xứ này đòi hỏi rất cao, thậm chí, quyền trẻ em được xem trọng và xếp vào một trong tứ quyền quan trọng nhất trong hệ thống luật pháp.


Nên từ đó, hầu hết các ngôi chùa Việt ở Hoà Kỳ, Úc, CaNaDa, Anh, Pháp v.v.. đều xin gởi gắm các sư trưởng ở Việt nam vài chú tiểu được sinh ra, đi học tại Việt nam, sau tuổi trưởng thành mới bảo lãnh và xin giấy tờ qua bên phương Tây đi học, rồi phụ giúp phụng sự Phật pháp theo truyền thống.
Còn nếu, không có cách ứng biến và uyển chuyển về con người như phương án nói trên thì hầu hết Phật giáo tại Hoa Kỳ sẽ rơi vào khoảng trống “ tre già, không có măng mọc” .

Trở lại vấn đề, giáo dục trong Phật gia sẽ có nhiều cấp độ: cấp độ một thai sanh nhân duyên, cấp độ hai ươm mầm, cấp độ ba trôi luyện, cấp độ bốn tập sự tín tâm, cấp độ năm chăm tu chăm học, cấp độ sáu ra làm Phật sự, cấp độ bảy phẩm hạnh thạc đức, cấp độ tám lục hoà giáo phẩm, cấp độ chín mở mang hành đường, thiền môn, cấp độ mười tôn chứng, giữ đạo tới hơi thở cuối cùng.


Đó là mười phương tiện truyền đạo, khi có cơ hội, chúng tôi sẽ trình bày. Nhưng đó như là một sự nghiệp cao thượng được gắn lên trên các nhà tu hành. Chính vì thế, trong mười phẩm hạnh như là mười con đường căn cơ để cho những ai tìm đến Đạo Phật, có thể hiểu rộng, hiểu thấu, hiểu bao dung hết thảy tố chất, từng chặng đường mà các bậc tu hành, người ta có thể tuỳ duyên hoá độ, nhưng bất biến, không lung lay theo “tám ngọn gió lạ” của thế gian. Người xuất gia, đang là chú tiểu, đến các vị cao tăng, tôn đức luôn truyền trao các bổn phận, trách nhiệm “ giữ giang sơn, giữ đạo, hộ quốc còn có nghĩa là đào tạo ra những nam nhi khí chất, bản lĩnh, tự chiến thắng lấy chính mình.


Và một điều, hơn bao giờ hết, lúc này cách dạy truyền thống có còn phù hợp hay không phù hợp nữa thì đó là trách nhiệm lớn lao của các nhà giáo dục và bổn phận chung, hợp sức thay đổi của toàn xã hội từ các luật lệ đã được ban hành, đến luật đào tạo, ý chí, nhân cách của hoàn cảnh Việt Nam, sẽ phải thống nhất, chứ không riêng gì đối với giáo luật nhà Phật.


Riêng về Phật giáo: Gương lành thì vô số kể, từ bi vốn sẵn có trong tim, và nét đẹp tứ uy nghi cũng hết chương này đến chương khác, thế nhưng sự áp dụng và thực hành Chánh niệm đó mới là kết quả sau cùng của một hành giả phát túc siêu phương, lên đường hoằng hoá một tấm gương ấn chân như thị đồng.

Trong Quy Sơn Cảnh Sách, Tổ sách tấn: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục”. Nghĩa là người xuất gia là cất bước vượt lên đến phương trời cao rộng, không phải chỉ đạp dưới đất, dưới bùn này thôi. “Tâm hình dị tục” tức là về tâm tư và thân tướng của người tu phải khác thế tục. Thân cạo bỏ râu tóc, mặc áo nhuộm và tâm cũng phải đổi khác để làm người xuất gia tu hành, làm những việc khó làm, nhẫn những việc khó nhẫn trong đạo, không vướng bận những của cải, danh vọng, sắc thân ở thế gian; không phải chỉ có thân tướng xuất gia ở chùa nhưng tâm quay trở về với thế tục, việc này thật đáng buồn, đáng trách! Cho nên, xuất gia là đánh dấu một bước đi, một cái mốc quan trọng của đời mình, chứ không phải là chuyện dễ dàng, chuyện tầm thường.

 

Thích Pháp Bảo

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập