Giác ngộ là gì?

Giác ngộ là danh từ được dịch nghĩa từ chữ Bodhi của Phạn ngữ và Pàli. Người giác ngộ toàn triệt là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Đức Phật ra đời để giúp con người duy nhất một điều, đó là Giác ngộ và Giải thoát.
Giác ngộ, tức hiểu biết sự thật nơi thế giới này,
Giải thoát, tức vượt khỏi sức cuốn hút vật lý của Tam giới, để con người không còn chịu quy luật- luân hồi: Sinh, lão, bệnh, tử.
Đức Phật sinh ra như một con người, sống như một con người và kết thúc cuộc đời như một con người, nhưng Ngài là con người toàn năng, toàn trí, toàn giác.
Ngài luôn sống trong trí tuệ thấy biết mọi sự vật hiện tượng đúng như thật. Do Ngài đã trải qua quá trình tu tập chuyển hóa trong tâm, loại bỏ phiền não tham, sân, si chiến thắng được những dục vọng của tự thân, đưa đến phát minh trí tuệ và chứng ngộ chân lý.
Ngài có nói “Chiến thắng vạn quân binh không bằng tự mình thắng mình, tự thắng mình mới là chiến công oanh liệt”.
Từ kinh nghiệm của mình, đức Phật thấy con người có khả năng thành tựu trí tuệ, chứng ngộ chân lý và là chủ nhân của chính mình, hoàn toàn không phụ thuộc vào ân huệ của một quyền năng siêu nhiên nào bên ngoài. Chính nơi con người tiềm ẩn một năng lực phát triển vô hạn, đó là nguồn sống bao la của vũ trụ, sở dĩ chưa trực nhận và triển khai được vì còn bị vô minh che khuất.
Với thời đức Phât Thích Ca Mâu Ni xuất hiện tại Ấn Độ. Các đạo sĩ thường bàn luận về câu hỏi: Thế nào là một vị Phật? Ai là người giác ngộ? Môt hôm, có một vị đạo sĩ già, tên là Brahmayu, nghe tin có ngài ẩn sĩ Cồ Đàm là một vị Phật, vừa du hành đến thị trấn của ông ta, nên ông quyết định đến thăm ngài (tức Phật Thích Ca).
Vị đạo sĩ Brahmayu nói: “Tôi có vài thắc mắc hỏi Ngài”.
Đức Phật mời ông nêu ra nhứng thắc mắc trong lòng.
Vị đạo sĩ nêu ra những câu hỏi qua một bài kệ bốn câu đại ý chính là:
Làm thế nào để được gọi là Phật, một bậc Giác ngộ?
Đức Phật trả lời qua bốn câu kệ sau:
“ Những gì cần biết rõ, Ta đã biết rõ.
Những gì cần từ bỏ, Ta đã từ bỏ.
Những gì cần tu tập, Ta đã tu tập.
Do vậy, này vị đạo sĩ, Ta là Phật.’
(Trích Trung Bộ kinh 91)
Nếu ngày nào đó có người nào hỏi : Bạn quy y Tam bảo chính yếu là để làm gì ? Bạn giữ giới để làm gì ? Bạn hành thiền để là gì ? « thì câu trả lời của Phật nêu trên sẽ giúp bạn là : Để biết rõ những gì cần biết rõ. Để loại bỏ những gì cần loại bỏ. Để tu tập những gì cần tu tập » .
Như vậy, thuật ngữ Phật giáo chữ Giác ngộ chỉ sự uẩn áo uyên sâu hơn rất nhiều so với giác ngộ theo ngôn ngữ thế trí. Nói như thế không có nghĩa là đẩy ngôn ngữ về phía cực đoan, mà thực chất là để hiểu vị trí, cấp độ ngôn ngữ cần chuyển tải trước một vấn đề nào đó được phản ánh. Đơn cử như, theo từ điển tiếng Việt phổ thông (Nxb-Khoa học xã hội-1963tr383). Hai từ Giác ngộ có nghĩa là « Hiểu biết được sai lầm của mình về mặt chính trị và thuận theo con đường cách mạng ». còn theo từ điển Hán Việt, Giác ngộ chỉ sự hiểu biết của con người nói chung. Nhưng với Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn (Nxb.Tp HCM.2006- tr585QI) thì giải rõ : Giác : nghĩa là có sự cảm xúc nên phân biệt được, kêu là giác, như : cảm giác, giác tri ; tự mình biết trước, rồi nói cho người ta biết sau, dạy bảo cho kẻ hậu sinh tiến bộ như : tiên tri giác hậu tri. Bậc hiền trí cũng xưng là giác, sự giác ngộ một cách sáng suốt không lầm lẫn. Chữ Phạn kêu là Bồ-đề (Bodhi) Phật, Phật-đà. Chữ Hán cũng kêu là Đạo. Trái với mê. Bậc đắc đạo trở nên sáng suốt, kêu là giác. Hạng tăm tối kêu là lầm lạc. Giác có hai mối : 1/Giác sát, tỉnh ngộ thấy ra những điều quấy ác mà dứt. 2/Giác ngộ, khai ngộ chân lý mà theo. Vậy Giác ngộ theo Phật học từ điển nội hàm là, Hội được chân lý, mở mang chân trí. Về giác ngộ có nhiều trình độ. Như kẻ phàm phu tỉnh ra,nhận rằng bản thân này là cội khổ, đời mình là khổ, bèn tinh tấn tu hành phép tại gia hoặc xuất gia, đó là giác ngộ. Đến đức Phật, thành đạo nơi cội Bồ-đề, lên bậc Chánh đẳng Chánh giác cũng là Giác ngộ, tức Đại-giác đại ngộ.
Vậy hai từ Giác ngộ trong Phật giáo được hiểu như một quá trình tu hành gian khổ và thâm áo mới đạt được, chứ không phải nhìn nhận và hiểu cạn cợt như thế trí.
Điều này, trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói về “Tánh Nghe” được xác tín về sự giác ngộ như dưới đây :
“ – Khi có tiếng, “tánh nghe”, nghe có tiếng.
-Khi tiếng nghe qua rồi, “tánh nghe” nghe không tiếng.
Thấy được điều này, tức Giác ngộ!
Còn nói về Phật tánh chân thật:
“Cái Thanh tịnh hằng tri mà hằng sanh muôn pháp, ai cảm nhận ra được Thanh tịnh của chính mình là phải. Còn nghe nói thanh tịnh mà chưa cảm nhận được là không phải.
Nếu bất ngờ, tự nhiên nghe thân mình dường như đã mất, còn tâm tự nhiên rỗng rang, hằng tri. Đây là “chạm” đến sự giác ngộ Phật tánh.
Có người lại hỏi: Tâm thanh tịnh của chính mình làm sao nhận ra?
Điều này, trong giác ngộ “Yếu chỉ thiền tông”, Các thiền gia tu theo pháp môn Như lai thanh tịnh thiền thì cho rằng: Chúng ta cứ để tâm thanh tịnh, đừng dụng công hay làm bất cứ thứ gì, để “ nó” tự thanh tịnh, rỗng lặng, nhưng phải hằng tri, nếu chúng ta tập được như vậy thuần thục, tự nhiên tâm chân thật sẽ hiện ra. Nhớ đừng dụng công tìm, tự nó hiện ra là phải. (tức là đúng)
Vậy trong Nhà Phật có câu: “Tâm mình tịnh, tức Tịnh độ”
Nói về tánh Thấy, trong giác ngộ “Yếu chỉ thiền tông” các thiền gia cũng cho rằng:
“ Tánh thấy tự nhiên, sáng suốt, thanh tịnh, rỗng lặng, hằng tri là tánh Thấy của Phật tánh Thấy. Còn tánh thấy chồng thêm cái hiểu biết lặt vặt, phân tích của trần gian là tánh thấy của Nghiệp, nên bị luân hồi.
Như vậy, Tánh Thấy chân thật của Phật Tánh, không ai biết được, kể cả đức Phật. Chỉ có tự mình cảm nhận được, đó là phải.
Đề cập về cách tu thiền quán của những vị Thánh tu trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Các thiền gia tu theo dòng Thanh tịnh thiền tông cũng cho rằng: không “Tưởng”, không “Quán”, không “Kiếm”, không “Tìm”; “Thôi, dứt, cầu, tìm”. Ta chỉ sống với người nhất tâm hằng tu. Chính người này là người thật mà trong kinh Tứ Thập Nhị Chương đức Phật đã dạy. Người đó, chính là Đạo nhân vô tu vô chứng đó. Nếu hằng tri với Tánh chân thật ấy, Bất giác nghe thân, tâm mình dường như không có, liền khi đó tánh thanh tịnh Phật tánh hiển lộ. Đó là Giác ngộ.
Nói về Thiền nhập thế, hay còn gọi là Như Lai thanh tịnh thiền, chúng ta cũng thấy Sơ Tổ Trúc lâm Trần Nhân Tông, Ngài sáng lập dòng thiền này có 2 câu kệ nổi tiếng:
“ Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.”
Sơ Tổ dạy như vậy, qua ngữ ngôn ta nghĩ ngay đó là dòng thiền nhập thế. Song, để hiểu được dòng thiền này không phải chỉ nghĩ đơn giản mà có thể nắm được yếu chỉ của nó. Theo các nhà nghiên cứu đạo Phật, thì đây chính là dòng thiền Biện tâm.
Vậy biện tâm là như thế nào ? (Vì phạm vi của bài viết này không thể nói hết
được). Ở đây chúng ta cần hiểu, đạo Phật là đạo trí tuệ, mà Biện Tâm có nghĩa là người tu phải có kiến thức trí tuệ (nội ngoại điển) tức kiến thức thế gian và Phật học. Có kiến thức và hiểu như vậy, mới khái quát nắm được sự thật nơi trái đất này, cũng như trong một Tam giới như thế nào, và hơn nữa là phân biệt được tánh người và tánh Phật ; hiểu thế nào là công đức, phước đức và dùng để làm gì. Giác ngộ có nghĩa là biết tu thế nào để giải thoát, tu sao còn luân hội. Nếu không có kiến thức tối thiểu để hiểu và nắm rõ dòng thiền nhập thế như đã nêu ở trên. Mà cứ đè nén tu theo kiều thiền dụng công, thì theo đức Phật dạy người tu cứ ngồi đấy cả trăm năm cũng không giác ngộ, chứ chưa nói gì đến giải thoát.
Vậy trong tu hành đức Phật và các Tổ thầy thường dạy, trong con người ta có hai tánh cần phải hiểu cho rõ, đó là tánh người và tánh Phật :
1/ Tánh Người : Là luôn Tưởng, suy nghĩ mênh mông, vì là suy nghĩ nên phải đi theo chiều : Thành, Trụ, Hoại, Diệt, tức sở dĩ loài người không sống được với Phật tánh của chính mình là bị 16 thứ tánh người bao phủ (vô minh) từ bao đời che phủ, theo đó lại cộng thêm 8 muôn 4 ngàn những thứ ảo giác nữa, do vậy tánh Phật khó hiển lộ ra được.
Tánh người có 16 : Thọ, tưởng, hành, thức, tài, sắc, danh, thực, thùy, tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến. Vì 16 thứ này mà tánh người tạo ra hai loại nghiệp :
Một : Nghiệp thiện.
Hai : Nghiệp ác.
Hai loại này dẫn loài người đi trong lục đạo luân hồi.
Tánh Phật : Là bao trùm tự nhiên thanh tịnh rỗng lặng và hằng tri, luôn ở trong thanh tịnh, vì là thanh tịnh nên không bị luôn hồi.
Theo pháp môn Thanh tịnh thiền : « Khi tâm vật lý tự nhiên thanh tịnh thì những thứ vọng tưởng nó không phát ra làn sóng điện từ Âm Dương trong thân người, vì không rung động làn sóng âm dương này, nên thân người không bị kéo cái Tưởng suy nghĩ đi được. Vì vậy, ai tập thuần thục được rồi, tự nhiên những thứ ý trong tánh Phật hiện ra, ai sống được với tánh Phật của chính mình thì tánh người nó sẽ ẩn, nghĩa là người vẫn hiện hữu nhưng chúng ta không sử dụng nó ».
Tánh Phật : Bao gồm 6 thứ trùm khắp :
Ý là chủ của 5 thứ :
1- Lúc nào cũng thấy, gọi là hằng thấy.
2- Lúc nào cũng nghe, gọi là hằng nghe nghe.
3- Lúc nào cũng động, muốn phát ra tiếng, gọi là hằng pháp.
4- Biết, cái này biết 3 thứ trên, gọi là hằng tri.
Bốn thứ, thấy, nghe, nói, biết nó nằm gọn trong vỏ bọc của điện từ Quang gọi là tánh.
Vậy muốn giải thoát :
Nghĩa là đừng dính mắc bất cứ thứ gì nơi trái đất này, Đức Phật gọi là vô trụ với vật chất. Vô trụ ở đây không phải là từ bỏ, mà con người sống nơi trái đất này phải tuân theo quy luật vật lý của trái đất.
Và sao còn luân hồi :
Bởi con người luôn sử dụng cái Tưởng và hành động theo 16 thứ nêu trên.
Cốt tủy của đạo Phật là dạy con người Giác ngộ và giải thoát !
1 / Giác ngộ : Hiểu biết rõ ràng từ con người, vạn vật, trái đất, tam giới, Phật giới và quy luật luân hồi nhân quả.
2 / Giải thoát : Biết con đường thoát ra ngoài quy luật nhân quả luân hồi của trái đất này để trở về Phật giới.
Cư sĩ : Nguyễn Đức Sinh
Tài liệu tham khảo :
- Thiền học đời Trần – nhiều tác giả -( Nxb. Tôn giáo -2003)
- Khai thị thiền tông và Hành đúng theo lời Phật dạy chắc chắn được giải thoát –(Nxb – Tôn giáo-năm 2015).
- Chúng ta luôn có lòng từ bi! An Tường Anh
- An yên bằng cách loại trừ xung đột An Tường Anh
- Sen quê màu hạ Nguyễn Đức Sinh
- “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng Mỵ (Mị) Chu, Diễn Chu, bồ cu, bồ câu … Bùi Chu” (phần 39) Nguyễn Cung Thông
- Tạo phước từ những điều đơn giản! An Tường Anh
- Trái Tim Yêu Thương Đích Thực Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Tĩnh tâm giữa khen chê Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Lòng tin chân chính Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (13) Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (13)
- Lại nói về Pháp “nhẫn” Nguyễn Đức Sinh
- Hạnh lắng nghe trong Phật giáo nguyên thủy và phát triển Đức Quang
- Khổ Đau Về Vật Chất Trong Kiếp Người Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Biết Khổ Để Chuyển Hóa? Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Bốn chân lý Kinh Chuyển Pháp Luân Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Tứ diệu đế là nền tảng Đạo Phật Thích Đạt Ma Phổ Giác
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Sen quê màu hạ
- Thức - trong giáo lý ngũ uẩn đạo Phật
- Xuân nghìn năm-xuân đối diện
- Xuân với câu chuyện thiền môn
- Nhân Ngày Thành Đạo chúng ta tri ân và khắc ghi lời Phật dạy
- Độ sinh và độ tử
- Nhân diện lục đạo luân hồi vào cửa Thất giác. ( hay con đường thứ 7 vãng sinh Tịnh độ)
- Thiền sư Vạn Hạnh với triết lý “Dung tam tế”
- Ý nghĩa siêu độ, bạt độ trong nghi thức Mông Sơn thí thưc
- Sơ tổ Trúc lâm Trần Nhân Tông với Yên sơn
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)