Xuân với câu chuyện thiền môn

Đã đọc: 375           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nói đến Thiền tông, tức (thiền Như Lai thanh tịnh) là chúng ta nghĩ đến giáo lý (tinh hoa-minh triết) của kinh Kim Cang. Trong dòng thiền này, người ta biết đến tổ Huệ Năng chỉ nghe một câu kinh Kim Cang do tổ Hoàng Nhẫn giảng ở thiền viện Hoàng Mai với câu: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc pháp sanh tâm, ương vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” ngài Huệ Năng liền Đại ngộ và thốt lên: “đâu ngờ tánh mình xưa nay thanh tịnh, đâu ngờ tánh mình vốn không sinh diệt…Ngang đó, Ngũ tổ Hoàng Nhẫn biết Huệ Năng ngộ đạo. Theo dòng thiền Như Lai thanh tịnh, tổ Huệ Năng (638-713) chỉ là người đốn củi, không biết chữ mà ngộ “Bí mật” thiền tông. Đây là nét kỳ đặc của dòng thiền này, bởi chỉ do “biện tâm” kiến tánh mà thấy Chân Pháp. Chân pháp theo dòng thiền Như Lai thanh tịnh là “vô trụ tam giới” hay còn gọi là “nhất tự thiền”. Đó là bí kíp của giác ngộ-giải thoát rốt ráo toàn triệt, (khác với giác ngộ-giải thoát hoàn cảnh) thành tựu trong tam giới).

Trải qua những lo toan sợ hãi của đại dịch Covid-19 hoành hành. Xuân Quý Mão cổ truyền lại tới. Sắc xuân ấm áp tràn ngập lòng người, lòng đời và cả Dân tộc. Đứng trước thềm xuân, tạo vật dường như hóa thân đổi khác, khiến lòng người xôn xao rạo rực. Cửa thiền xuân nay lại mở:

Nhân dịp xuân mới, người viết muốn chia sẻ cùng bạn đọc và đạo hữu câu chuyện thiền môn giữa tổ sư Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma với tổ Huệ Khả xem các ngài nói gì về Bí quyết của thiền tông:

Nhị tổ Huệ Khả (480-601) là tổ Thiền tông người (Trung Hoa). Một hôm đến trước Sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma (470-543) bạch rằng: “Bạch HT tâm con chẳng an, xin thầy dạy cho con Pháp an tâm”. Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhìn thẳng Huệ Khả bảo: “Đem tâm ra đây, ta an cho”. Huệ Khả sửng sốt quay lại tìm tâm không thấy”. Liền đó,tổ Đạt Ma lại bảo: “Ta đã an tâm cho ngươi rồi”. Ngang đây, Huệ Khả biết được đường vào.

Thời gian lâu sau, Huệ Khả lại bạch tổ: “Từ nay về sau con dứt bặt hết các duyên”. Tổ lại bảo: “Chớ rơi vào đoạn diệt”. Huệ Khả thưa: “Không rơi!”. Tổ hỏi: “làm thế nào?”. Huệ Khả thưa: “Con thường biết rõ ràng, nói không thể đến”. Tổ dạy: “Đây là chỗ giáo ngoại biệt truyền bất khả luận của chư Phật chớ nên hoài nghi”.

Thú vị đặc sắc của câu chuyện thiền này là ở chỗ ngài Huệ Khả “tìm tâm không thấy” mà lại biết được đường vào”. Và từ chỗ “dứt bặt hết các duyên” mà lại “thường biết rõ ràng, nói không thể đến” và “chỗ truyền bất khả luận của chư Phật, chớ hoài nghi”.

Theo duy thức học, cái “tâm không an” mà câu chuyện nêu trên của Huệ Khả chỉ là những pháp hữu vi, những nhân, những duyên, những chuyển biến và hiện khởi đủ dạng, đủ loại từ thô đến tế nơi tâm thức con người mà có huyễn hóa, điện chớp, mà có bóng trăng dưới nước với bao hình thể sắc mầu… (đây tạm gọi là “tướng có mà như không” nhưng chúng sinh thường mê lầm mà ham thích, chụp giật, thủ chấp và cho rằng đó là ta, là của ta.)

Nếu không còn bị khuất lấp bởi các chấp luyến nhiễm ô, phiền não này, tâm thức sẽ quay hướng về mà thấy lại cảnh giới Giác Thể thanh tịnh thường hằng nơi Như Lai Tàng và Chân Như (đây tạm gọi là “Tường Không mà Như Có”. “Tướng Có mà Như Không” và “Như Không” và “Như Có”. Đây đều chỉ một chữ “Như” trong duy thức Phật giáo. Điều này được HT Thích Phước Hậu (1866-1949) phản ánh nội dung được coi là rất thực tế và tế nhị qua bài kệ dưới đây:

“Kinh điển lưu truyền tám vạn tư

Học hành không thiếu cũng không dư

Đến nay tính lại đà quên hết

Chỉ nhớ trên đầu một chữ Như.”

-Có thể xem chữ “Như” này chính là sự tương ứng với tính “chẳng vọng tưởng” được nêu trong kinh. Tính này là chỗ tâm thức đã vượt qua, đã không còn chịu tác động của vọng tưởng, của chủng tử, của bát thức tâm vương cùng 51 tâm sở của Sắc pháp…Nên đây là chỗ tuyệt nhiên vắng bóng Nhân-Ngã-chúng sinh thọ giả; cũng vắng bóng tứ cú (Có-Không-vừa Có cũng vừa Không, Không Có cũng Không Không) và cũng vắng bóng cả chứng đắc, mạng căn, chứng đồng phận…cho đến vắng bóng cả thời gian, không gian, số lượng, hòa hợp và bất hòa hợp nữa…Do vậy, chỉ là do vọng tưởng mà lại có thọ dụng, chấp trước từ nơi tự tâm con người sau đó sinh ra đủ loại tư tưởng, cộng tướng, ngoại tính, phi tính lần lượi sinh khởi. (theo kinh Kim Cang)

Nói đến Thiền tông, tức (thiền Như Lai thanh tịnh) là chúng ta nghĩ đến giáo lý (tinh hoa-minh triết) của kinh Kim Cang. Trong dòng thiền này, người ta biết đến tổ Huệ Năng chỉ nghe một câu kinh Kim Cang do tổ Hoàng Nhẫn giảng ở thiền viện Hoàng Mai với câu: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc pháp sanh tâm, ương vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” ngài Huệ Năng liền Đại ngộ và thốt lên: “đâu ngờ tánh mình xưa nay thanh tịnh, đâu ngờ tánh mình vốn không sinh diệt…Ngang đó, Ngũ tổ Hoàng Nhẫn biết Huệ Năng ngộ đạo. Theo dòng thiền Như Lai thanh tịnh, tổ Huệ Năng (638-713) chỉ là người đốn củi, không biết chữ mà ngộ “Bí mật” thiền tông. Đây là nét kỳ đặc của dòng thiền này, bởi chỉ do “biện tâm” kiến tánh mà thấy Chân Pháp. Chân pháp theo dòng thiền Như Lai thanh tịnh là “vô trụ tam giới” hay còn gọi là “nhất tự thiền”. Đó là bí kíp của giác ngộ-giải thoát rốt ráo toàn triệt, (khác với giác ngộ-giải thoát hoàn cảnh) thành tựu trong tam giới).

Từ câu chuyện trên cho ta thấy: “Tâm” vừa đối tượng, vừa là nội dung, đồng thời vừa là mục đích cuối cùng của giác ngộ-giải thoát mà các thiền sư hướng trên bước đường tu. Do vậy mà góc nhìn khác biệt về mùa xuân giữa người giác ngộ toàn triệt với người giác ngộ hoàn cảnh trong tam giới. Thế nên, với tư duy của người Đại ngộ Chân pháp, mùa xuân của cuộc thế là mùa xuân đoạn trường sinh diệt luân hồi (âm dương). Còn xuân của người Đại ngộ là xuân miên viễn (trường tồn) không còn chi phối trong vòng xoáy âm dương sinh diệt của tam giới.

Vậy nên, mỗi khi xuân về trước của thiền môn, kẻ sĩ (từ cổ chí kim) người có tu, hay không tu đều suy ngẫm và nghĩ tới bài thơ “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền sư với nội dung thâm hậu, ẩn áo dưới đây:

“Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa nở

Sự việc thì đi mãi…

Trên đầu tuổi đã già.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Đêm qua sân trước “nảy” nhành mai.

                                                                                    (Xuân Quý Mão 2023 –PL 2567)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập