Xuân nghìn năm-xuân đối diện

“Làm vua giúp được trăm họ, làm Phật cứu độ muôn loài”. Thao thức với tâm kinh Bát nhã, Phật hoàng Trần Nhân Tông với trí huệ và tư tưởng trác việt, trước khi xuất gia tu Phật, Ngài đã cùng quân dân Đại Việt thực hiện thành công 2 cuộc chống giặc Nguyên- Mông vĩ đại (1285-1288) giành lại giang sơn gấm vóc cho Dân tộc. Tháng 10 năm 1299, Ngài nhường ngôi cho con là (Trần Anh Tông) vào Yên Sơn tu Phật. Thấu suốt kinh sách (nội điển - ngoại điển), Ngài đã thống nhất các phái thiền du nhập vào đất Việt. Với dòng thiền nhập thế, viên dung giữa đời và đạo, Ngài là người tiếp nối dòng thiền của Đức Bổn sư Thích Ca Văn. Chính từ dòng thiền Như Lai thanh tịnh này đã hun đúc lên ý chí mãnh liệt cho quân dân Đại Việt đánh tan ba cuộc xâm lăng hung hãn của giặc Nguyên- Mông .Và đến nay các học giả Phật giáo khi tìm hiểu- nghiên cứu dòng thiền này đều cho rằng đây là dòng thiền “biện tâm” để thấy Tánh.
Trải qua thời gian trên 700 năm dòng Thiền nhập thế Trúc lâm Yên Tử, hay còn gọi là Như Lai thanh tịnh thiền luôn ẩn chứa những điều vi diệu. Nhân dịp đầu xuân Quý Mão 2023, xin chân thành gửi tới các Phật tử và bạn đọc xa gần chùm thơ viết về non thiêng Yên Tử nơi ra đời Thiền phái Trúc lâm:
Rừng trúc
Về Yên Tử ngắm rừng trúc nhớ Trúc Lâm
Hoa Yên ánh trăng vàng nghiêng sáo trúc (1)
Dốc ngược cao sơn non thiêng chùa mưa pháp
Gặp tiếng người hòa tiếng trúc rộn câu kinh.
Cửa Phật
Tắm ở nơi này và Cầm thực (2) cũng từ đây
Đức vua cởi bỏ áo long bào vào của Phật
Giây phút ấy ai hay ngàn lau bay lất phất
Để bây giờ, Trúc lâm thiền phái mãi thành tên.
Chùa Đồng
Đến Chùa Đồng, Suối Tắm chửa nguôi quên
Đã bắt gặp tiếng chuông ngân đồng vọng
Thắp nén nhang tâm thành hoài niệm
Bỗng gặp sắc mây hồng, thắp sáng ở Ngọa Vân (3)
Pháp thiền riêng
Thống nhất mọi phái thiền du nhập vào Đất Việt
“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên”.
Như Lai thanh tịnh - Thiền nhập thế. (4)
Trúc lâm Yên Tử Pháp thiền riêng.
Thức cùng Ngọa vân
Mây nằm xuống
Đón Ngài về Thiên trúc
Chẳng phải vì nơi ấy, bớt ồn ào hơn cõi tục.
Ngài đánh giặc và Ngài phổ đạo
Hai việc lớn làm xong
Ra đi nhẹ nhàng như trong mộng
Ngọa Vân am sắc mai vàng
Pháp môn còn để lại
Cửa “không” huyền – Diệu hữu đạo Trúc Lâm.
Xuân nghìn năm - xuân đối diện
Ngút ngàn tùng xanh Yên Tử
Nghìn xuân đâu dễ phai mờ
Thẳm sâu Bạch Đằng muôn thủa
Sông núi tự thân vào thơ.
Đối diện hai chiều lịch sử
Cháu con chẳng hổ thẹn mình
Tựa vào khí thiêng sông núi
Hồn thơ hòa sắc bay lên!
Xuân Quý Mão2023
Nguyễn Đức Sinh
(Hội văn học Tp.Uông Bí-Quảng Ninh)
Chú thích:
(1) Dựa theo ý câu thơ của Sơ tổ Trần Nhân Tông
(2) Suối Tắm, Cầm Thực là 2 ngôi chùa được đặt tên sau khi Trần Nhân Tông đến Yên Tử xuất gia tu Phật (tắm và cầm thực (nhị ăn) ở đây.
(3) Ngọa Vân: ngôi chùa Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập diệt ở đây.
(4) “Dòng thiền Như Lai thanh tịnh”, hay còn có tên khác là Thiền tông, Thiền nhập thế; do Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông kế thừa và sáng lập.
- Xuân Viễn Xứ Bạch Vân Nhi
- Mừng Xuân Quý Mão - 2023 Minh Đạo
- Xuân về Chánh Bảo Trung
- Tiếng Xuân Khánh Hoàng
- Xuân Khánh Hoàng
- Xuân Viễn Xứ Bạch Vân Nhi
- Mừng Xuân Quý Mão - 2023 Minh Đạo
- Xuân về Chánh Bảo Trung
- Tiếng Xuân Khánh Hoàng
- Xuân Khánh Hoàng
- Xuân Lạc Xứ Minh Chánh
- Sấc Xuân Minh Đạo
- Xuân Của Mùa Xuân Mặc Phương Tử
- Truyền bá đạo Phật cho giới trẻ: Chúng ta chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng và sáng tạo(!?) Minh Hải, Ảnh: Sang Văn
- Cả một trời xuân HT. Thích Thái Hòa
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Thức - trong giáo lý ngũ uẩn đạo Phật
- Xuân với câu chuyện thiền môn
- Nhân Ngày Thành Đạo chúng ta tri ân và khắc ghi lời Phật dạy
- Độ sinh và độ tử
- Nhân diện lục đạo luân hồi vào cửa Thất giác. ( hay con đường thứ 7 vãng sinh Tịnh độ)
- Thiền sư Vạn Hạnh với triết lý “Dung tam tế”
- Ý nghĩa siêu độ, bạt độ trong nghi thức Mông Sơn thí thưc
- Sơ tổ Trúc lâm Trần Nhân Tông với Yên sơn
- Nhân mùa Phật đản: nghĩ về trí tuệ trong đạo Phật
- Thiền Chánh niệm và người thầy làm mới “pháp Bụt” ở Tây phương
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)