Nền tảng Đạo Phật theo suy nghĩ của tôi

Đã đọc: 1183           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Mục đích của đạo Phật là tìm ra lẽ thật của thân tâm và hoàn cảnh

Mục đích của đạo Phật là tìm ra lẽ thật của thân tâm và hoàn cảnhChúng ta phải nói ra những gì chân thật để mọi người hiểu đúng Phật giáo mà không còn nghi ngờ điều gì. Phá bỏ những tập tục mê tín của các truyền thuyết khác xen vào làm mờ tối đạo Phật là việc cần thiết tối quan trọng nhằm giúp mọi ngườitin sâu nhân quả theo nguyên lý duyên sinh, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau. 

Này cácthiện hữu tri thức! Không có gì là kết thúc, không có gì không thể làm được, miễn là ta không nản lòng, không thất vọng, hay bỏ cuộc nửa chừng. Với một quyết tâm cao độ, với ý chí sắt đá, với nhận thức làm mới, tôi tin chắc rằng, ta sẽ làm chủ được bản thân, làm chủ được vận mệnh của mình.

Chúng tôi viết quyển sách này với mong muốn được trình bày theo cái hiểu và suy nghĩ của riêng mình. Kính mong rằng các bậc cao Tăng thạc đức niềm tình tha thứ nếu có chỗ nào sai xót. Chúng con hàng hậu học, vừa học, vừa tu vừa hướng dẫn lấy Kinh luật luận làm nền tảng. Trước tiên, chúng tacần phải hiểu biết rõ ràng về Phật giáo và ứng dụng lời Phật dạytrong đời sống hằng ngày. Chuyển nghiệp là quá trình nỗ lực làm cho phàm tính trong con người trở thành Thánh tính của bậc hiền. 

Phàm phu chuyển hóa, lữ khách xoay đầu. Tuy nhiên chỗ này, ranh giới mê ngộ trong đường tơ kẻ tóc, phải thật là cẩn thận mới được. Chiếc chìa khóa vạn năng của việc này không gì khác hơn là sự quyết tâm đổi đời, làm mới lại chính mình với những chất liệu của bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Mấu chốt của việc này nằm ở chỗ khởi phát lòng tự tin chính mình, quyết tâm nỗ lực làm mới để chuyển hóa những thói quen làm tổn hại cho người vật mà sống đời an vui, hạnh phúc.

Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại văn minh vật chất dưới sự tiếp cận của khoa học hiện đại, do đó cần phải truyền bá Phật giáo thích hợp với căn cơ, trình độ của mọi người mà vẫn giữ được bản chất giác ngộ, giải thoát. Ở đây, chiêu thuật của nhà Thiền chỉ là “tâm cảnh như như”, vào được thì sống, không vào được thì chết. Tuy nhiên cũng phải mất mấy mươi năm tương chao mới có thể thốt ra được lời “à, thì ra là vậy” trước muôn ngàn ngỗn ngang của cuộc tồn sinh nhiễu nhương này.

Mục đích của đạo Phật là tìm ra lẽ thật của thân tâm và hoàn cảnh. Chúng ta phải nói ra những gì chân thật để mọi người hiểu đúng Phật giáo mà không còn nghi ngờ điều gì. Phá bỏ những tập tục mê tín của các truyền thuyết khác xen vào làm mờ tối đạo Phật là việc cần thiết tối quan trọng nhằm giúp mọi ngườitin sâu nhân quả theo nguyên lý duyên sinh, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau. Này cácthiện hữu tri thức! Không có gì là kết thúc, không có gì không thể làm được, miễn là ta không nản lòng, không thất vọng, hay bỏ cuộc nửa chừng. Với một quyết tâm cao độ, với ý chí sắt đá, với nhận thức làm mới, tôi tin chắc rằng, ta sẽ làm chủ được bản thân, làm chủ được vận mệnh của mình.

Bài kinh Chuyển Pháp Luân của đức Phật, giảng tại vườn Nai cho năm anh em Kiều Trần Như nghe, Bát Chính Đạo là nội dung chính Đức Phật muốn nói ra, khi Ngài đã lìa khỏi hai cực đoan. Đức Phật đã trải qua hai lối sống hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực trong cung điện, và sáu năm tu khổ hạnh nhưng không tìm ra lối thoát. Ý nghĩa chính của con đường trung đạo là sự thức tỉnh và thấy biết đúng như thật của đức Phật qua hai kinh nghiệm từng trải trong đời, để rút ra một kết luận và khuyên nhủ mọi người đừng để bị rơi vào hai cực đoan ấy.

Thứ nhất là đắm mình trong dục lạc thế gian như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ nhiều, dẫn đến nguy hại, là một điều chúng ta cần phải tránh xa. Tự hành hạ mình bằng các hình thức tu khổ hạnh, ép xác, dẫn đến thân đau khổ, tâm u mê, không sáng suốt, tác hại vô cùng là điều ta không bao giờ nên làm.

Đức Phật cho thấy, cuộc sống của chúng ta ít bao giờ được hoàn hảo với bất cứ một ai. Ai cũng có một nỗi khổ, niềm đau riêng, bởi bản chất của con người, ai cũng đều có khát vọng, mong muốn, tìm cầu hưởng thụ tiện nghi vật chất. Khi những chướng duyên, nghịch cảnh của xã hội làm cho con người phiền muộn, đau khổ, họ sẽ tìm về với gia đình, người thân, mong được an ủi, sẻ chia và nâng đỡ. Đức Phậtcó tầm nhìn và sự hiểu biết sâu rộng hơn, nhờ trải qua hai lối sống thái quá, nên Ngài biết cách tìm về con đường trung đạo, nhằm giúp bản thân hoàn thiện, cùng nâng đỡ, sẻ chia, để mọi người cùng đạt đến sự an lạc, hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại.

Chánh kiến, chánh tư duy thuộc về trí tuệ. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về giữ giới. Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định thuộc về định lực.

Tám nguyên tắc hành động Bát Chánh Đạo không phải là một tiến trình sắp xếp theo thứ tự nhất định, như việc yếu tố này phải đứng trước.


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập