"Vì Con" Mẹ Có Được Hạnh Phúc

Đã đọc: 2258           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trong cuộc sống, người mà khiến chúng ta đau lòng và phiền muộn thường là những người thân thiết nhất, tình thương càng sâu đậm thì tổn thương càng nhiều.

Cách đây một năm, vào mùa Vu Lan các Ni chúng trong chùa có duyên sự nên được tiếp chuyện cùng bác Diệu Chơn. Tuổi bác Diệu Chơn năm đó khoảng hơn 70, với đôi mắt thật buồn như muốn khóc cùng dáng vẽ mệt mỏi thất vọng. Giọng trầm buồn Bác hỏi:
-     ** Thưa sư cô, tôi có thể vào ở chùa tu luôn được không? -    **- Thưa Bác có hỏi ý kiến của các người con chưa? -    **   Các con  tôi không ai đồng ý cả, nhưng tôi thì chán lắm rồi, chỉ muốn vào chùa ở luôn không về nữa! -         ** Như vậy thì các con của Bác vì thương nên sợ rằng vào ở trong chùa với cuộc sống đạm bạc, trở ngại cho sức khỏe của Bác nên không đồng ý. -   *  **  Không! thương mẹ cái gì mà chúng chẳng bao giờ nhớ đến sinh nhật của tôi? Hai ba tháng mới về thăm một lần, khi về thì ngồi chưa được nửa ngày vội về, nói bận chuyện chồng chuyện con. Tôi trách móc rầy la thì giận hờn. Tôi nói tôi có bịnh chúng cũng không màng phone hỏi thăm. Tôi nấu món ăn ngon gọi về ăn, thì nói có việc phải làm không về được. Thật là tức muốn chết luôn. Con cái gì mà không nhớ tới Mẹ, cũng không sợ Mẹ buồn, mẹ giận gì hết. Các Cô xem như vậy đó, thôi đi tu núp bóng Từ Bi của Phật cho xong một kiếp người vô phước. (nói xong khóc thật nhiều)
-    **    Thưa Bác, sống với người thân yêu mà quá nhiều khổ lụy và phiền não như vậy, thì có phải Bác nghĩ rằng vào chùa sống chung với những người xa lạ không thân bằng quyến thuộc gì cả, thì sẽ tìm được an lạc và hạnh phúc chăng?!
-    **    Tôi không muốn nghĩ nhiều như vậy, chỉ muốn đi cho con tôi nó thấy Mẹ là quan trọng, không có Mẹ xem chúng  có hối hận không? Có nhận ra tôi đã làm những gì và hy sinh nhiều như thế nào để chúng có được như ngày nay. Ơn Mẹ to tát lắm đấy!!! (khóc)
-    **    Xin thưa, Ni chúng đã nghe được những lời tâm sự vừa rồi. Bây giờ để giúp cho Bác có được một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản hơn, thì nhắc lại lời Phật dạy có câu: “Sống vì người không vì mình”.  
    Suy nhghĩ vì người thì được hạnh phúc, suy nghĩ vì mình quá nhiều thì đau khổ. Người muốn tu hoàn cảnh nào cũng có thể tu được, trước hết là tu tại thế gian (tu tại gia) với những người thân yêu bên cạnh. Khi đạt được hạnh phúc cho chính bản thân mình và tạo hạnh phúc cho những người thân sống chung quanh rồi, khi đó mới nghĩ đến chuyện tu xuất thế gian (tu xuất gia).
Bác hãy chuyển sự suy nghĩ vì mình quá nhiều mà nên thấy rằng, các cô cậu còn trẻ có rất nhiều gánh nặng bổn phận, trách nhiệm và chuyện công ăn việc làm nhiều khó khăn, luôn luôn phải tranh đấu để lo cho gia đình đã bận rộn lắm rồi, chưa nhắc đến những bực dọc và phiền toái từ trong sở làm. 
Nếu nhận biết như vậy Bác càng thương họ nhiều hơn, tâm bao dung, lòng hỷ xã, nghĩa là vui sống trong đồng cảm và tha thứ. Khi nghe các con quá bận không có thì giờ để nghỉ ngơi, không còn nhớ thời gian qua bao lâu, kể cả sinh nhật của chính bản thân họ có lẽ cũng không nhớ!!. 
Niềm hạnh phúc họ mang lại cho Mẹ là đã có  cố gắng dành thì giờ ít ỏi về thăm Mẹ, được ăn những món ăn chính tay Mẹ nấu, thì những thời khắc hạnh phúc đó tuy không nhiều nhưng nếu với lòng thương con không tính toán, không đòi hỏi sự đền đáp, không chấp đúng chấp sai, không một lời trách cứ, không một niệm buồn phiền hay tổn thương vì cái tự ái chẳng đáng gì cả, thì hạnh phúc đó có phải đã tăng lên bội phần.
Sự an lạc là phần thưởng quí báu có ngay từ tâm cao thượng của những người Mẹ thương con vô bờ bến. 

Ni chúng mong rằng sau buổi nói chuyện hôm nay trong mùa Vu Lan đầy tình thương yêu lòng hân hoan của những người con, những người Mẹ có thể vô cùng sung sướng mà nói rằng: 
“VÌ CON MẸ CÓ ĐƯỢC HẠNH PHÚC”.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

1.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập