TT. Thích Nhật Từ gửi tặng những bài học sâu sắc từ sự ra đi của Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Đã đọc: 442           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật tại Chùa Giác Ngộ, vào chiều ngày 10/07/2022, Thượng tọa Trụ trì Thích Nhật Từ đã có bài pháp thoại gửi đến đại chúng với đề tài: "Lời tạm biệt Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ người vợ hiền" mang lại nhiều điều suy gẫm vô cùng ý nghĩa và sâu sắc.


Cựu Thủ tướng Shinzo Abe (68 tuổi) đã bị bắn khi đang phát biểu vận động bầu cử Thượng viện tại TP. Nara (tỉnh Nara, Nhật Bản) vào trưa ngày 08/07/2022. Ông được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch và đã từ trần vào lúc 17 giờ 03 phút cùng ngày. Xe tang đưa thi hài của ông Abe đã được đưa về tư gia ở Tokyo trong ngày 09/07/2022. Người dân khắp nước Nhật vô cùng đau lòng về sự ra đi bất ngờ của vị cố lãnh đạo, trong khi bày tỏ sự phẫn nộ đối với kẻ đã có hành vi tàn ác.

Vợ của ông Abe, Cựu Đệ nhất Thủ tướng Phu nhân là bà Akie Abe đã kết hôn với ông vào năm 1987. Khi đó, bà là nhân viên của một đài phát thanh. Còn ông là một chính trị gia trẻ đầy triển vọng. Vào năm 2006, ông Shinzo Abe đã trở thành vị Thủ tướng trẻ nhất của Nhật Bản khi ông được 52 tuổi. Trong năm 2007, vì lý do sức khỏe nên ông đã từ chức. Đến năm 2012, ông bắt đầu nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai và duy trì cho đến khi từ chức. Ông đã làm Thủ tướng đến bốn nhiệm kỳ và trở thành vị Thủ tướng tại vị lâu nhất trong lịch sử chính trị của nước Nhật. Có thể nói uy tín của ông trong Đảng phái và trong lòng người dân Nhật Bản là vô cùng to lớn.

Lá thư từ biệt của bà Akie Abe dành cho chồng của mình có tựa đề là "Thư gửi người đi: Shinzo thương yêu", do dịch giả Nhật Hạ phiên dịch. Thượng tọa Nhật Từ đã mượn bản dịch này để trình bày trước đại chúng và chỉ đổi đại từ danh xưng là "mình" thành "anh" để giúp khán thính giả mọi miền đều có thể dễ dàng hiểu được.

Cái chết của ông Abe là vô cùng bất ngờ. Đây là cái chết bất đắc kỳ tử hay còn gọi là hoạnh tử. Và bà Abe chỉ được gặp mặt chồng trong bệnh viện vừa đầy có 3 phút. Sau đó, ông đã vĩnh viễn ra đi mà không kịp để lại lời trăn trối gì với người vợ dấu yêu. Trong lá thư, bà Akie Abe kể rằng vào sáng hôm ấy, vẫn như mọi khi, ông Abe vẫn ăn sáng với những món ăn đơn giản bà nấu, rồi chào tạm biệt vợ để đi làm. Ông Abe vẫn miệt mài trong công tác vận động tranh cử giúp cho các thành viên, ứng cử viên trong Đảng của mình. Ông và những người cùng chung chí hướng luôn luôn nỗ lực trong các chính sách chính trị, ngoại giao nhằm xây dựng hình ảnh một Nhật Bản thân thiện, phát triển, kết nối cùng với thế giới trên nền tảng của sự hòa bình toàn cầu; góp phần lấy lại sức mạnh cho Nhật Bản mà không cần phải đi theo con đường chiến tranh, xâm lăng, mở rộng bờ cõi. Bên cạnh đó, văn hóa chào hỏi cúi gập người và cúi đầu xin lỗi mà ông chủ trương áp dụng đã khiến cho cả thế giới khâm phục về tinh thần bất khuất, kiên cường, tính trách nhiệm cao, sự trung thực của người Nhật.

Trong nhiệm kỳ của mình, Cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã có bốn lần sang thăm Việt Nam và gặp gỡ, hợp tác cùng các nguyên thủ quốc gia của nước ta như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng đương nhiệm Phạm Minh Chính, Chủ tịch nước đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc. Ông cũng là người đã đề xuất Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (năm 2017). Đây cũng là cơ hội tốt giúp cho Việt Nam tăng trưởng kinh tế.

Ngoài mối quan hệ đồng minh, ông Shinzo Abe còn tạo dựng được sự liên kết tình cảm chân thành với ba đời Tổng thống Hoa Kỳ là các ông Barack Obama, Donald Trump, Joe Biden. Cho nên, ông Joe Biden và một số chính khách tại các quốc gia châu Âu đã tổ chức lễ quốc tang cho ông Abe. Điều đó cho thấy ông Abe đã giúp cho Nhật Bản nhận được sự tín nhiệm, yêu thương hơn trên trường quốc tế, kể cả đối với những nước từng xem mình là kẻ thù. Ông đã giúp cho Nhật Bản phần nào chuyển nghiệp dân tộc, chuyển nghiệp quốc gia. Tương tự, chúng ta có thể học hỏi để áp dụng cho gia tộc mình. Chẳng hạn như trong gia tộc mình có người làm nghề sát sanh, bên cạnh việc cố gắng khuyên nhủ người thân đổi nghề nếu có thể, thì mình và họ cùng cố gắng tạo nhiều việc thiện, việc công đức hơn như phóng sanh, cứu người, giúp đỡ các mạng sống, thương yêu loài vật, bảo vệ môi trường,... để gia tộc có cơ hội được chuyển nghiệp.

Khi đến bệnh viện thăm và trong lễ tang của ông Shinzo Abe, bà Akie Abe đều mặc những bộ đồ đơn giản nhưng ông vô cùng yêu thích. Điều này thể hiện tính đồng hành của hai vợ chồng, trên nền tảng của hiểu biết và thương yêu giữa người với người. Trong suốt bốn tiếng ngồi xe từ nhà đi đến bệnh viện, bà Akie luôn luôn cầu nguyện rằng sẽ có phép màu xảy ra và ông Abe sẽ tỉnh dậy. Nhưng rồi ông cũng đã ra đi theo quy luật vô thường. Về phía bản thân mình, khi rơi vào trường hộ tương tự, chúng ta cũng nên phát khởi những niềm tin, nguyện cầu thiện lành như thế và dùng mọi sự cố gắng để biến điều đó thành sự thật. Và giả sử tình huống xấu phải xảy ra, thì chúng ta cũng không nên bị sốc, hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để đối diện. Trở lại câu chuyện của ông Shinzo Abe, sau mọi nỗ lực duy trì sự sống suốt năm tiếng đồng hồ để vợ chồng được gặp nhau, dù chẳng nói được lời nào, ông cũng đã từ trần. Có thể nói, ông đã "yên tâm" để từ biệt vợ và ra đi. Từ đó, khi người thân sắp hấp hối, dù không nói chuyện được, nhưng tâm thức của họ vẫn có thể cảm nhận được. Thì chúng ta cũng có thể gửi lời tiễn biệt với người thân đó. Chúng ta nên khuyên nhủ họ không nên luyến tiếc cuộc sống này, luôn giữ vững những tâm niệm thiện lành, tốt đẹp để chuẩn bị cho tiến trình tái sanh ở cảnh giới an vui, tươi sáng hơn.

Cuối lá thư, bà Akie Abe nói rằng sau khi làm tang lễ cho chồng xong, bà sẽ trở lại ngôi nhà thân thuộc của hai vợ chồng và sẽ sống ở đó với trọn tình yêu thương đối với chồng đến hết cuộc đời. Cũng như thế, khi người thân của mình ra đi, chúng ta không nên bi quan, phiền lụy, tự hành hạ, dằn vặt bản thân trong các cảm xúc, tâm lý tiêu cực hoặc tìm cách tự tử, kết liễu, quyên sinh đời mình. Đó là cách giải quyết đau khổ bằng cách chồng chất thêm đau khổ. Trong giai đoạn trống vắng từ sự mất mát ấy, chúng ta nên suy nghĩ lạc quan và tiếp tục sống tốt cho bản thân mình, hồi hướng các công đức lành mà mình làm cho người đã khuất. Ngoài ra, chúng ta cũng nên nói những lời thương yêu nhưng không bi lụy, không gây hiềm khích, hận thù, lo lắng, sợ hãi để người đã mất có thể nhẹ nhàng, an lòng, tin tưởng ra đi thật thuận lợi trên lộ trình tái sinh sau đó. Có như thế, khi người thân mất đi, chúng ta không bị đau khổ và ám ảnh tâm lý nặng nề. Ngược lại, hãy chuyển hóa đau thương thành động lực sống tích cực, giá trị sống cao đẹp cho bản thân mình. Có như thế, chúng ta mới thật sự tưởng niệm người mình quý mến, kính trọng một cách đúng đắn theo như lời Phật dạy.

Tin: Minh Lượng
Ảnh: Thanh Phong



















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập