Lê Tùng Vân, giả sư quy y, cạo đầu cho các đồ đệ Bồng lai

Đã đọc: 5392           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Xét về góc nhìn văn hoá, thì các tiết mục các bé bồng lai - của ông Lê Tùng Vân, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Hoàn Nguyên đã cài cắm tư tưởng ngoại lai vào sâu trong trí óc của trẻ em Việt Nam.

Năm chú tiểu toàn tấu hài tàu, đánh mất văn hoá Việt Nam trong mắt trẻ- Bồng lai chỉ quy y một ngôi. 

Đã đến lúc, người có chuyên môn về văn hoá, văn học nước nhà phân tích rõ về Tổng công ty Điền Quân (Chương trình thực tế Thách Thức Danh Dài) và  vai diễn của các cư dân thi thố, trong đó có năm “chú tiểu” con nhà bồng lai. Qua mấy mùa quan sát từ xa thì các tiết mục dự thi của các trẻ em đều mang phong thái tàu, các nhân vật ở trong các tiểu truyện Tây Du Ký hoặc Bao Công Xử Án. Các tiểu nhỏ hoàn toàn được nhận vai từ người lớn, mang đầy ý thức chiến tranh, đấu tố v.v.. Qua những tư duy thách thức nói trên, khôn khéo ban giám khảo ( Trấn Thành, Trường Giang, Ngô Kiến Huy) và chủ đầu tư Khương Dừa đang thiếu am tường về văn hoá và đời sống dành cho con trẻ, khi chương trình xuất bản trên truyền hình thì không biết là bao nhiêu triệu trẻ em Việt trong ba miền đã không còn biết về những sự tích nhân văn, lễ giáo và truyền thống cha ông chúng ta. Mặc dù được xem như là kênh giải trí nhưng vô tình Bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du lịch đã bỏ ngỏ kiểm duyệt khâu tầng số độ tuổi của diễn viên bán chuyên nghiệp. Và trong cái cảm giác của các gia đình Việt khi mở truyền hình phát sóng HTV lên thì đã làm cho con trẻ mất cảm hứng và dần quên đi những nét thơ ngây, nét thuần đạo đức ( trẻ nhỏ hành xử theo cách của người lớn?). Vậy các cháu thiếu nhi sẽ nghĩ gì về một Việt nam không còn sản phẩm văn hoá bản địa. Với lại, người lớn đã sử dụng con nít (bé) để làm tiếng cười, mua vui trên trí óc của các bé chưa hoàn chỉnh phát triển, từ thể chất đến tinh thần. Dù các bé diễn rất hay, rất tài, rất nhập vai nhưng mỗi khi thoát vai các bé lại trở về trạng thái u đần, ứng xử không chuyên như một bé đã từng học qua các trường kỹ năng (Buổi clip Khương Dừa chọc các bé), dù các bé có hồn nhiên diễn xuất cỡ mấy, đạt cỡ mấy đi chăng nữa nhưng qua sự nhận xét, quan tâm về tâm lý học thì đây là “tài năng nhất thời”, tài năng trên sân khấu... các bé nhà BL khác hẳn với danh hiệu thần đồng Việt nam về toán học, âm nhạc học, sử học, cờ vua học trên các đấu trường thế giới, mang hình ảnh đẹp, thông minh về cho Việt nam. 

Xét về góc nhìn văn hoá, thì các tiết mục các bé bồng lai - của ông Lê Tùng Vân, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Hoàn Nguyên đã cài cắm tư tưởng ngoại lai vào sâu trong trí óc của trẻ em Việt Nam. Trong khi chủ trương của nhà nước và văn hoá Unesco thế giới đang khuyến khích mọi tầng lớp, dân tộc hướng về gốc và giữ gìn nền văn hoá nước nhà, trong đó điện ảnh, hài việt, phục trang và các nghi lễ cổ truyền cần bảo tồn và phát huy hết khả năng những giá trị tâm hồn có được. Chính vì thế “ tiết diễn thầy trò Đường Tăng, mà các em bé bồng lai trước đó đã diễn và đạt về số tiền kỷ lục đã sai lệch với nguyên bản (bản gốc) và đưa ra những khái niệm già không ra già, trẻ không ra trẻ. Đặc biệt trong phần nội dung thoại của các bé có phần không đúng với tông chỉ của nhà Phật. Làm đánh mất đi hình ảnh của một sư phụ đại trí, đại từ bi và đại nguyện (mục đích dấn thân, chịu khổ hoá thân, nguyện Bồ tát Đại thừa, chỉ để đi đến con đường thành Phật và thỉnh trọn bộ Đại tạng kinh), vì nguyện lực Đại sư Huyền Trang ( Đường Tăng) quá lớn, quá rộng trên hết vì truyền bá chân lý nên đi bên cạnh, cùng đường với Đường Tăng đã có thêm các xứ giả bổ trợ, hộ pháp và kể cả chư Thiên, thánh nhân luôn theo sau những chặn đường thỉnh kinh. Giới hạnh của Đại sư Thích Huyền Trang (Sư phụ) không bao giờ tỳ vết hoặc ứng xử, giáo hoá của người vô cùng văn minh, trung đạo, bất nhị nhân duyên. 

Trở lại clip quảng cáo “ Bao công xử án” của chủ công ty Khương Dừa, càng thêm cho thấy, một lần nữa kịch bản tự vẽ của “đại gia đình giả sư”, cùng máu mủ (báo Công lý và Xã hội) đã coi thường tác giả cuốn truyện và khán giả. Một kênh truyền hình chính thống mà đi nhái bản quyền, và ăn cắp sở hữu trí tuệ  (quyền sở hữu trí tuệ) của người khác, sửa lời, cắt nội dung, tuỳ ý lồng ghép thoại có chủ đích “ phiên bản lỗi”.

Còn đối với Phật giáo, có giáo luật, có Tăng luật, giáo sản, tôn chỉ hoạt động, đó là sự truyền thừa của các dòng phái, do các Kỳ Đại hội Phật giáo và Chính phủ công nhận tính hợp pháp từ hạ trung ương đến thượng trung ương. Để mà chi, để duy trì tính ổn định, hoà hợp và đúng giáo nghĩa chính tâm của Phật giáo. 

Riêng về phần Đạo Phật, từ đầu khởi thủy, trước công nguyên đã lan truyền, truyền bá Chánh Pháp của Đức Phật đến các quốc gia vùng Đông Á, ( Phương Đông) đã có hệ thống. ( nề nếp) sự thống nhất toàn diện của một Đạo Phật trên thế giới. Y cứ ( Ba tạng kinh Luật luận) và hai pháp môn ( Nguyên thủy pháp, Đại thừa pháp), từ đó các pháp tu, các pháp học mới triển khai đồng bộ, bám chắc vào hai pháp nói trên để hướng dẫn nhân sinh bước tới khoa học và thực nghiệm tâm linh. 

Hiện nay, có vô số nhân vật như Duy Tuệ, Thanh Hải, Trần Tâm, Tân Diệu, Trần dần hay  đặc biệt đáng lưu tâm Bồng Lai (Bí giáo), Tâm Đức (Cao sư- Lê Tùng Vân, thầy ông nội) đã xuất hiện trong chiếc áo Phật giáo, thế nhưng từ hành xử đời thường, đến tiếp xử quần chúng, các pháp hành hàng ngày đã đi sai bét với những gì lời Phật dạy ( trong kinh -luật -luận) và thậm chí tự ý mở đạo tràng quy y nói năng tuỳ thích của mình và thiếu chất liệu tu học nghiêm trọng trong hệ thống kinh văn cơ bản của Đạo Phật. Cách giảng thuyết giáo lý của người tại gia Phật tử như Lê Tùng Vân , pháp danh Tâm Đức vô cùng tuỳ tiện, mù mờ ( quy y chiếc áo của ông LTV ( Phật) chứ không phải quy y tam bảo. Vậy là ông đã dẫn dắt quần chúng chỉ “quy y một ngôi”. 

Đó là nguồn cơn mâu thuẫn, thậm chí ông ấy còn vay mượn hương khói, bàn thờ, chuông trống, y áo, toạ cụ, kinh chú , tượng Phật, tổ sư từ mô hình chuẩn của Phật giáo Việt nam để làm bình phong. Bình phong sân khấu đó, có thể nói là ho ra bạc, khạc ra vàng...hoặc  đẻ ra con...

Nếu Phật giáo , các Giáo hội, thiền phái không sớm cảnh tỉnh thì hậu quả rất khó lường cho một nền pháp nhân, pháp lý của Phật giáo Việt nam bị các chiêu trò thế gian lợi dụng. Làm cho tâm Bồ đề của Phật tử xa rời chân lý, quên dần ai là người đại diện cho Phật thừa tự pháp tại xã hội hiện đại này. 

Và có thể nhìn xa hơn, Bồng lai viên, ông Lê Tùng Vân, râu tóc bạc phơ, nhân cơ hội này mà phá hoại đạo pháp và gây mất niềm tin của người đời, gây xáo trộn, hoang mang và bất bình từ chính phủ về một Phật giáo lộn xộn, trăm chi ngàn nhánh ... để sự đoàn kết trong Tăng đoàn vắng dần những tiếng nói chính trực. 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập