Tâm Lý Học Tối Thượng Trong Vi Diệu Pháp

Vi Diệu Pháp, như thuật ngữ hàm ý, là giáo pháp cao siêu của đức Phật. Nó phơi bày tinh hoa về giáo thuyết uyên thâm của Ngài.
Pháp, được chỉ dạy trong kinh tạng (sutta pitaka), là giáo lý thông dụng (vohàra desanà), còn Vi diệu pháp là giáo lý tối thượng (paramattha desanà).
Theo Vi diệu pháp, cả tâm thức và vật chất tạo nên các bộ phận phức tạp của con người được phân tích chi li. Những vấn đề chủ yếu liên quan tới tiến trình sanh tử đều được giải thích chi tiết. các quan điểm phức tạp của Pháp được tịnh hóa. Con đường giải thoát được thiết lập theo các điều khoản rõ ràng.
Tâm lý học hiện đại, bị giới hạn như bản thân nó, vẫn nằm trong lãnh vực của Vi diệu pháp khi đề cập tới tâm, các tư tưởng, tiến trình tư tưởng và các trạng thái tâm thức. Tuy nhiên, Vi diệu pháp không thừa nhận có một linh hồn hay thực thể bất biến tồn tại. Phật giáo dạy tâm lý học nhưng trong đó không có linh hồn trường cửu.
Nếu đọc Vi diệu pháp như một cuốn sách giáo khoa hiện đại dựa trên tâm lý học, thì chúng ta sẽ trở nên thất vọng. Ở đây, không có sự nỗ lực nào được hình thành để xử lý tất cả các vấn đề mà một nhà tâm lý học phải đối mặt.
Ý thức được tịnh hóa. Các tư tưởng được giải thích và phân loại chủ yếu từ quan điểm đạo đức. Tất cả các trạng thái tâm thức được liệt kê. Bố cục của mỗi hình thái ý thức được thiết lập tỉ mỉ. Diện mạo của tiến trình tư tưởng sanh khởi qua năm giác quan và tâm trở nên cực kì thú vị. Như vậy, một biểu hiện rõ ràng của tiến trình tư tưởng không thể được tìm thấy trong bất cứ luận thuyết tâm lý nào khác.
Sự biến động tức thời thuộc tư tưởng của tâm hộ kiếp[1] và tâm tốc hành[2] chỉ được giải thích trong Vi diệu pháp mà trong tâm lý học hiện đại không lấy gì để so sánh kịp. Người tìm hiểu và nghiên cứu tâm lý học đặc biệt rất thích thú với Vi diệu pháp này.
Nguồn tâm thức ấy trôi chảy như một dòng suối, một quan điểm được một số nhà tâm lý học hiện đại như William James đã đưa ra chứng thực khiến nó trở nên vô cùng rõ ràng đối với người thấu hiểu Vi diệu pháp. Phải nói thêm rằng người học Vi diệu pháp có thể nhận thức hoàn toàn triết lý Vô ngã, điểm then chốt của Phật giáo, điều trở nên quan trọng với cả hai phương diện đạo đức và triết học.
Hiện tượng chết, tiến trình tái sanh vào các cảnh giới khác nhau mà không có bất cứ điều gì chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, học thuyết Nghiệp báo và Tái sanh mà chúng ta có thể kiểm chứng qua các sự kiện tự nhiên được giải thích một cách đầy đủ.
Ngoài việc chứa đựng một kho tàng quý báu chi tiết về tâm, Vi diệu pháp còn thảo luận đến yếu tố thứ hai cấu thành con người—sắc (rupa). Những yếu tố cơ bản của vật chất, những năng lực sắc pháp, các đặc tính của vật chất, nguồn gốc của vật chất, mối quan hệ của tâm và vật chất, đều được diễn tả cặn kẻ.
Trong Vi diệu pháp toát yếu (Abhidhammattha Saïgaha), cũng có giải thích vắn tắt về định luật Duyên khởi, và tiếp theo sau là mô tả pháp nhân quả tương quan tương duyên mà không thể tìm thấy trong bất cứ triết học nào khác.
Một nhà vật lý học không nên đào sâu vào Vi diệu pháp để có được kiến thức hoàn hảo về vật lý.
Chúng ta phải biết rõ rằng Vi diệu pháp không hề nỗ lực phô diễn kiến thức có hệ thống của tâm và vật chất. Vi diệu pháp chỉ nghiên cứu hai yếu tố hỗn hợp được gọi là chúng sanh nhằm giúp chúng ta thấu hiểu thực tướng của các pháp. Căn cứ vào những lập trường này, một nền triết học đã phát khởi. Dựa trên triết lý đó, một hệ thống đạo đức được triển khai để chứng đạt quả vị tối thượng, Niết-bàn.
Như Bà Rhys Davids nói rất đúng: Vi diệu pháp liên quan tới:
1.Những gì chúng ta tìm thấy (a) bên trong chúng ta, (b) xung quanh chúng ta.
2.Những gì chúng ta mong mỏi có được.
Theo Vi diệu pháp, tất cả các vấn đề bất hợp lý mà các nhà nghiên cứu và học giả quan tâm, nhưng không liên quan tới giải thoát, đều được thận trọng gác qua một bên.
Tác phẩm Vi diệu pháp toát yếu, mà tác giả được cho là Thượng Tọa Anuruddha Thera, một vị Tỳ kheo Ấn Độ ở Kanjeevaram (Kà¤cipura), biên soạn bản tóm tắt toàn bộ Luận tạng. Bản tóm tắt này vẫn trở nên lời giới thiệu phù hợp nhất đối với Vi diệu pháp. Bằng cách thấu hiểu tác phẩm này, chúng ta dễ dàng nắm bắt được kiến thức tổng quát về Vi diệu pháp.
Để thực sự nắm vững Tạng luận, chúng ta phải đọc đi đọc lại một cách thận trọng và sáng tạo tất cả bảy tác phẩm (trong Luận tạng) cùng với những chú giải và các lời giải thích của các chú giải ấy.
Vi diệu pháp không phải là một đề tài làm thỏa mãn ý định tìm tòi thoáng qua của người đọc hời hợt. Đối với người thông minh tìm kiếm chân lý, Vi diệu pháp là một hướng dẫn thiết yếu và luận giải sáng tạo. Ở đây, có thức ăn phong phú cho ý tưởng đối với những nhà tư tưởng nguyên bản và các nhà nghiên cứu chân chính, những người muốn phát huy trí tuệ của mình và hướng tới đời sống Phật giáo lý tưởng.
Tuy nhiên, đối với kẻ hiểu biết nông cạn, Vi diệu pháp có thể trở nên khô khan như cát như bụi.
Chúng ta có thể đặt câu hơi:“Quả thật Vi diệu pháp có thực sự trở nên tuyệt đối thiết yếu để chứng ngộ Niết-bàn, mục đích cứu cánh của Phật giáo, hoặc giúp chúng ta thấu đạt thực tướng của các pháp?”.
Chắc chắn rằng Vi diệu pháp vô cùng hữu ích để hoàn toàn thấu hiểu các pháp thoại của đức Phật và chứng ngộ Niết-bàn, bởi vì pháp này là chìa khóa mở tung cánh cửa của thực tại. Pháp này liên quan đến các thực tại và lối sống có lợi ích cao thượng dựa trên kinh nghiệm của những người đã thấu hiểu và chứng ngộ. Nếu thiếu kiến thức về Vi diệu pháp, đôi lúc, rất khó để hiểu rõ ý nghĩa đích thực về các pháp thoại sâu sắc của đức Phật. Để phát triển tuệ giác (Vipssana), Vi diệu pháp chắc chắn trở nên rất hữu ích.
Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định quả quyết rằng Vi diệu pháp là tuyệt đối cần thiết để chứng đạt giải thoát.
Hiểu biết và chứng ngộ là hoàn toàn mang tính cá nhân (sandiññhika). Tứ Diệu Đế thiết lập nền tảng của Phật giáo đều tùy thuộc vào tấm thân nhỏ bé này. Pháp không hề tách rời khỏi chính chúng ta. Hãy quán chiếu nội tại, Hãy tìm thấy chính mình. Ồ, hãy nhìn xem! Chân lý tự biểu hiện, phơi bày ra trước mắt.
Phải chăng thiếu phụ Panacara[3] vô cùng sầu muộn vì mất hết những người thân yêu nhất trong đời và đã chứng ngộ Niết-bàn nhờ quán chiếu những giọt nước giao thoa trên mặt nước từ chân mình rồi cuốn trôi theo dòng chảy, khi rửa chân bên bờ suối vắng?
Phải chăng Cåëapanthaka[4], người không thể học thuộc một câu kệ suốt trong bốn tháng, nhưng lại chứng đắc quả vị A-la-hán nhờ lãnh hội bản chất vô thường của chiếc khăn tay sạch mà mỗi ngày ông đưa lên ngang mặt trời để chiêm nghiệm?
Phải chăng Upatissa[5], trưởng lão Sariputta đã chứng ngộ Niết-bàn dựa trên việc nghe nữa bài kệ nói về thuyết nhân quả?
Đối với một số người, chỉ cần thấy một chiếc là vàng rơi cũng đủ để chứng đắc quả vị Độc Giác.
Đó là chánh niệm dựa trên hơi thở được thực hiện như căn bản đối với Bồ-tát để chứng đạt Phật quả.
Đối với những vị suy nghiệm sâu xa, thì chỉ cần một biểu hiện nhẹ nhàng thoáng qua cũng đủ để khám phá chân lý vĩ đại.
Theo một số học giả, Vi diệu pháp không phải là do đức Phật truyền dạy, mà về sau, do các nhà sư thông bác biên soạn ra rất tỉ mỉ.
Tuy nhiên, theo truyền thống, chính đức Phật đã chỉ dạy những phần cốt lõi của Vi diệu pháp.
Các nhà phân tích cho rằng để tỏ lòng biết ơn mẹ mình, người đã tái sanh vào cõi trời, đức Phật giảng giải Vi diệu pháp cho bà và các vị trời khác suốt trong 3 tháng. Đức Phật đã chỉ dạy cho ngài Xá-lợi-phất (Sariputta) các đề tài chủ chốt (màtikà) của giáo lý cấp tiến như các thiện pháp ((kusalà dhammà), bất thiện pháp (akusalà dhamma) và bất định pháp (abyàkatà dhammà) vv, sau đó, Xá-lợi-phất biên soạn thành Luận tạng bao gồm sáu bộ (ngoại trừ bộ kathavathu: Thuyết Sự).
Bất cứ tác giả nổi tiếng nào hoặc các tác giả của Vi diệu pháp đều phải được thừa nhận rằng họ vốn có thiên hướng trí năng khó có thể so sánh với đức Phật. Điều này rõ ràng trở nên phức tạp và tinh vi trong Pháp trí luận được mô tả chi tiết các mối liên hệ nhân quả khác nhau.
Trong tiếng Anh,thực sự rất khó để tìm ra một từ phù hợp nhằm phiên dịch tương đương chính xác từ Abhidhamma (Vi diệu pháp, luận).
Trong Vi diệu pháp, cũng có nhiều thuật ngữ chuyên môn khiến chúng ta không thể dịch ra tiếng Anh mà giữ nguyên ý nghĩa nguyên bản của chúng. Một số từ tiếng Anh tương đương như ý thức (consciousness), nguyện vọng (will), ý chí (volition), trí tuệ (intellect), nhận thức (perception) được sử dụng theo ý nghĩa đặc thù trong triết học phương Tây. Độc giả nên cố gắng hiểu rõ những thuật ngữ chuyên môn ấy theo ý nghĩa của Vi diệu pháp. Để tránh bất cứ hiểu lầm nào do các quan điểm nhận thức trước đây, mặc dù ngôn ngữ Pali, đôi khi, gây khó hiểu cho chúng ta, nhưng rõ ràng nó vẫn được sử dụng trong bất cứ ở đâu mà việc phiên dịch qua tiếng Anh (hay tiếng Việt) dường như không tương xứng. Để giữ đúng nguyên nghĩa hàm chứa trong các thuật ngữ Pali, từ nguyên gốc đã được giữ lại trong nhiều trường hợp.
Đôi lúc, các thuật ngữ chuyên môn Pali được sử dụng luôn mà không cần phiên dịch để người đọc làm quen với chúng và không lẫn lộn với các thuật ngữ nước khác khi phiên dịch. Thỉnh thoảng, đọc giả sẽ gặp những từ không thông dụng như lậu hoặc, vô minh, tâm hành v.v, nhưng chúng trở nên có ý nghĩa rất quan trọng đối với lập trường của Vi diệu pháp. Ý nghĩa chính xác của chúng được hiểu rất rõ ràng.
[1] Tâm hộ kiếp: là tâm chủ quan gìn giữ kiếp sống khi không bị cảnh giới kích thích tới (phần tiềm thức).
[2] Tâm tốc hành hay Tâm Ðổng Tốc: tâm này hiện khởi trong 7 tâm sát na để xử sự với đối tượng. Tâm này còn được gọi là tâm hưởng cảnh. Chính đây là giai đoạn quan trọng nhất trong lộ trình tâm vì chính tâm đổng tốc là tâm tạo ra nghiệp thiện hay bất thiện.
[3]Panacara vốn là một quả phụ đau khổ và tuyệt vọng, do vậy, sau khi xuất gia, cô là người rất tích cực trong việc giúp đỡ những phụ nữ bất hạnh.Khi còn trẻ, Panacara đắm chìm theo những lạc thú thế gian và phóng túng trong đời sống tình cảm. Cô là con gái của một gia đình trung lưu. Được cha mẹ dạy dỗ và săn sóc chu đáo, và cho ở tầng trên của ngôi nhà. Thế nhưng, bất chấp lời cảnh báo và răn dạy của cha mẹ, cô đã đem lòng yêu một đầy tớ nam trong nhà. Khi biết cha mẹ mình sắp sửa gả mình cho một thanh niên đồng giai cấp, cô đã bí mật sắp xếp để trón đi cùng người yêu cao bay xa chạy và định cư tại một ngôi làng xa xôi, hẻo lánh.
Vài năm sau, Panacara mang thai, ngày lâm bồn gần kề cô muốn trở về nhà cha mẹ để sanh con. Thế nhưng, người chồng đã ra sức thuyết phục cô từ bỏ ý định đó, vì anh ta sợ phải chịu sự trừng phạt vì tội đã dụ dỗ cô dạo trước. Thế rồi một ngày nọ, nhân lúc chồng đi vắng, cô đã bỏ về nhà cha mẹ. Dọc đường cô đã bị chồng đuổi kịp, và sau đó, cô đã hạ sanh một bé trai. Không còn lý do gì phài đi tiếp, họ đã cùng về lại căn nhà cũ nơi ngôi nhà hẻo lánh. Vài năm sau, cô lại có mang. Một lần nữa, cô lại cố gắng trở về nhà cha mẹ mình cùng đứa con trai lớn, nhưng cũng như lần trước, cô lại chuyển bụng dọc đường. khi người chồng kiếm được cô thì trời đã tối, anh ta liền đi vào khu rừng gấn đó tìm một ít nhánh cây để che tạm một túp liều cho vợ và con. Khi anh vừa đi thì cũng là lúc cô chuyển dạ và hạ sinh đứa con trai thứ hai, chính ngay lúc ấy, anh chồng bị một con rắn độc cắn chết tại chỗ. Màn đêm càng lúc càng dày đặc vây bủa khu rừng hoang vắng, suốt đêm cô bồn chồn sốt ruột chờ chồng trở về. Thêm vào nỗi tuyệt vọng của cô, một trận bão kéo tới, sấm chớp nổi lên, trời bổng chốc đổ mưa. Suốt cả đêm cô ôm hai đứa con vào lòng và tiếp tục chờ đợi nhưng người chồng vab64 bặt vô âm tín. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh, cô vội vã đi tìm chồng, và đã tìm thấy thi thể ồng chế từ đêm qua.
Khóc than cay đắng, Panaraca ẳm con đi đến bến sông, và phải vượt qua con sông này mới về đến nhà cha mẹ cô. Do mưa lớn suốt đêm, mực nước trên sông dâng cao và chảy xiết. bấy giờ, cảm thấy sức lực quá yếu, không thể cùng lúc bồng cả hai đứa trẻ lội qua sông được, nên Patacara bèn để đứa lớn lại bên này và bồng đứa trẻ mới sinh lội qua bờ bên kia. Sau khi đặt con xuống nơi an toàn, cô lội trở về để đưa đứa con lớn qua sông. Khi đến được giữa dòng, bỗng cô trông thấy một con diều hâu sà xuống quắp lấy đứa bé sơ sinh và bay mất hút trên bầu trời. Khi cô hoảng hốt hét to để đuổi con diều dâu, đứa con trai lớn lại tưởng mẹ nó đang gọi, nên liền nhảy xuống sông và lập tức bị nước cuốn phăng đi ngay trước mắt người mẹ trẻ. Trong vòng một đêm mà cô đã bị mất cả chồng lẫn hai đứa con.
Kiệt sức và tuyệt vọng, Panacara cố gượng chút hơi tàn lê lết tấm thân đi vào thị trấn nơi có nhà cha mẹ mình. Khi đến nơi, cô gặp một người đàn ông và hỏi thăm về cha mẹ mình. Ông ta cầu xin cô đừng hỏi gì nữa, nhưng cô vẫn một mực nan nỉ. Cuối cùng, với vẻ mặt buồn rầu, người đàn ông chỉ xuống nền đất hỏa táng và bảo cha mẹ cô đã thiật mạng do căn nhà bị sập trong trận bão đêm hôm trước. Cha mạ già và đứa em trai duy nhất của cô đều đã chết và thi thể của họ hiện đang được hỏa thiêu trên giàn hỏa. Vừa nghe xong tin kinh hoàng ấy cô đã hoàn toàn trở nên điên dại. Cô tự xá rách áo quần và chạy trần truồng trên đường. Mọi người đều gọi cô là bà điên và ném đủ thứ rác rưởi vào người cô. Tuy nhiên, nhờ nhiều phẩm chất của bản thân, cô đã bị đuổi vào trong Kỳ Viên Tịnh xá, nơi Đức Phật dang thuyết pháp với hội chúng đông đảo vây quanh. Cô chạy bổ về phía Đức Phật, dù cho nhiều người đã cố xua cô ra khỏi đạo tràng. Khi cô đến trước đấng Từ phụ, một nam cư sĩ đã tử tế quàng chiếc áo khoát của mình cho cô. Patacara cúi đầu đảnh lễ Đức Phật và tuôn trào những nỗi bi thống muôn trùng như đại dương của đời mình. Đức Từ phụ đã an ủi và xoa dịu nỗi đau của cô bằng một bài kệ; Ngài đã giúp cô tỉnh táo trở lại ngay lúc ấy.Cô ngồi yên lặng và chú tâm nghe pháp.
Cuối thời Pháp, Panacara xin xuất gia. Sau khi trở thành một Tỳ Kheo Ni, cô đã tinh tấn tu tập cho đến khi đạt được quả vị tối thượng của đời phạm hạnh. Những thi kệ của Tôn giả Panacara trong Trưởng Lão Ni Kệ (112-116) phản ảnh rất rõ sự giác ngộ và chứng đắc của cô. Là một vị trưởng lão ni nhiều kinh nghiệm, Tôn giả có nhiều đệ tử xuất gia. Tôn giả có đủ khả năng cho họ những lời chỉ dạy thích hợp và hướng dẫn họ đạt đến giác ngộ. Tôn giả đã vượt lên trên những bi kịch của đời mình và đã trở thành một nhà trị liệu tâm lý hiệu quả đối với những người bị tâm bệnh và bị trấn kích tinh thần.
[4] Caeapanthaka được phiên âm là Châu-lợi-bàn-đạt, sinh tại Ràjagaha, Ấn Độ, cùng với anh ruột là Maha Pantaka xuất gia thọ Tỳ-kheo giới. Anh Tôn giả thì thông minh, nhanh lẹ, không bao lâu thì đắc A-la-hán. Tôn giả thì chậm lụt, học mãi vẫn tối tăm, ký ức tồi kém, đến nỗi anh Tôn giả phải bảo Tôn giả quay về sống đời cư sĩ. Tôn giả buồn khổ từ giã nơi tu học, đang đứng tần ngần trước cổng tinh xá, thì được Thế Tôn trông thấy. Thế Tôn ân cần dẫn Tôn giả vào trong, ban cho Tôn giả một cái khăn sạch, bảo Tôn giả lau sạch, dặn Tôn giả trú tâm vào cái khăn ấy mà nỗ lực thiền quán. Liền ngay sau đó Tôn giả đắc A-la-hán, thông suốt Tam tạng Giáo điển và có thần thông vi diệu.
[5]Upatissa hay Sariputta được phiên âm là Xá-lợi-phất (zh. 舍利弗, sa. śāriputra, pi. sāriputta), cũng được gọi là Xá-lợi tử, "con trai của bà Xá-lợi (śāri)", là một nhà lãnh đạo tâm linh ở Ấn Độ cổ đại. Ông cùng Mục-kiền-liên là hai đệ tử tỳ-kheo gương mẫu nhất của Phật Thích-ca Mâu-nivà được xem là người có "đệ nhất trí tuệ" trong Tăng-già thời Phật sinh tiền. Năm sinh và năm mất của Xá-lợi-phất không được rõ, chỉ có tài liệu ghi ông mất vào tháng cuối của mùa mưa, năm 546 TCN.
Trưởng lão Xá-lợi-phất xuất thân từ một gia đình Bà-la-môn, là con trưởng của một gia đình thuộc thế cấp Bà la môn giàu nhất làng Upatissa, gần Nàlanda ngày nay. Upatissa cũng là tên được đặt cho ngài khi sơ sinh. Mẹ ngài tên là Sàrì. Trong bốn người con trai, ngài được mang tên của mẹ, trong khi một người em của ngài lại có tên của cha là Vagantaputra. Tôn giả có ba em trai và ba em gái, về sau đều theo ngài xuất gia đắc quả A La Hán. Những tiểu sử của các vị này đều được tìm thấy trong "Trưởng lão tăng kệ" và "Trưởng lão ni kệ".[1]
Ba người em trai của Tôn giả có tên tuần tự như sau: Cunda (Thuần đà), Upasena và Revata (Ly Bà Ða). Ba em gái của Tôn giả là Càlà, Upacàlà và Sìsùpacàlà. Ly Bà Ða là vị đệ tử thiền định đệ nhất của Phật. Vì ngài là con út, bà mẹ rất cưng quí không muốn cho xuất gia nên tìm cách cưới vợ cho ngài rất sớm. Vào ngày hôn lễ, không may cho hai gia đình, cậu bé tình cờ thấy bà ngoại già 120 tuổi của cô bé, và trực nhận lý vô thường, trong phút chốc cậu đâm ra chán ngấy tất cả cảnh hoa lệ giả dối của cuộc phù sinh, và muốn thoát ly bằng mọi giá. Ðược anh cả yểm trợ, cậu út chuồn ngã sau giữa lúc đám tiệc linh đình, và trực chỉ đi đến một ngôi tinh xá, xuống tóc xuất gia. Ít năm sau khi nhập đạo, vào một mùa an cư, trên đường đi bái yết Phật, tôn giả dừng chân ở một khu rừng cây Khadìra (cây gai) và tại đây ngài đắc quả, nên về sau ngài được hiệu là "Ly Bà Ða ở rừng gai". Ngài được Phật khen là người xuất sắc nhất trong những vị yêu thích độc cư ở núi rừng.
Em trai giữa của tôn giả là Upasena hay Vagantaputta, là vị tỳ kheo được Phật khen ngợi có hạnh hoan hỉ đệ nhất. Ngài từ trần sau khi bị rắn độc cắn, như được ghi trong một kinh của Tương ưng bộ.
Người em kế ngài là Cunda (Thuần Ðà) được mệnh danh là Tiểu Thuần Ða (Cula Cunda), để phân biệt với Trưởng lão Ðại Thuần Ðà. Khi tôn giả Xá Lợi Phất nhập diệt, chính vị này đã hầu cận ngài và mang di vật của ngài trở về thông báo với đức Phật và Thánh chúng.
Ba người em gái của tôn giả cũng xuất gia sau khi đã lập gia đình, mỗi người có một người con. Những người con trai này cũng đã theo tu học với tôn giả Ly Bà Ða. Chính tôn giả Xá Lợi Phất, vào một dịp đến viếng thăm người em út của ngài lâm bệnh, đã gặp các cháu và khen ngợi hạnh kiểm tốt đẹp của họ, như được tìm thấy trong Trưởng lão tăng kệ 42, phần luận sớ.
Vốn trí tuệ thông minh xuất chúng từ trong bụng mẹ, từ khi còn bé đã có nhiều thuyết giảng, lời nói chững chạc, sâu sắc khiến nhiều người nể phục. Sau khi Đức Phật ngộ Đạo, Xá-lợi-phất cùng bạn thân là Mục-kiền-liên (sa.mahāmaudgalyāyana, pi. mahāmoggallāna) gia nhập Tăng-già và mang danh hiệu là "Trí tuệ đệ nhất".Khi Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Mục Kiền Liên chứng A La Hán, Đức Phật đã giao cho 2 vị trọng trách Thống Lĩnh Tăng Đoàn. Tôn giả mất vài tháng trước ngày Phật nhập diệt. Trong nhiều chùa, người ta thấy tranh tượng của ngài Xá-lợi-phất và ngài Mục-kiền-liên tả hữu bên cạnh tượng Đức Phật.
Ngài Xá-lợi-phất là một người đầy nghi ngờ trước khi gia nhập Tăng-già. Theo kinh sách, Tôn giả trở thành đệ tử của Đức Phật sau khi gặp Tỉ-khâu A-thuyết-thị (pi.assaji). Thấy gương mặt trang nghiêm sáng ngời, phong độ thanh thoát của A-thuyết-thị, Tôn giả liền hỏi ông ta tin tưởng nơi ai. A-thuyết-thị trả lời bằng bốn câu kệ trứ danh, sau được gọi là "Duyên khởi kệ":
若法因緣生
法亦因緣滅
是生滅因緣
佛大沙門說
Nhược pháp nhân duyên sinh
Pháp diệc nhân duyên diệt
Thị sinh diệt nhân duyên
Phật Đại sa-môn thuyết.
Các pháp nhân duyên sinh
Cũng theo nhân duyên diệt
Nhân duyên sinh diệt này
Phật Đại sa-môn thuyết.
Nghe xong, ngài Xá-lợi-phất liền ngộ được Đạo Lý Duyên Khởi, chứng sơ quả Tu Đà Hoàn, một trong Tứ Thánh Quả. Trực nhận ngay về lý "Có sinh thì có diệt" thuật lại cho bạn là Mục-kiền-liên rồi hai người xin Phật cho gia nhập Tăng-già, trở thành đệ tử của Phật Thích-Ca. Tôn giả Xá Lợi Phất chứng thánh quả A-la-hán 4 tuần sau khi xuất gia. Ông đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc hoằng dương chánh pháp của Phật Tổ và được Phật ca ngợi là bậc "Trí tuệ đệ nhất" trong Tăng đoàn. Ông đã nhiều lần thay mặt Phật Thích-Ca thuyết pháp cho đại chúng và đã trợ lực cho nhiều vị thánh tăng đắc chánh quả A-la-hán.
Tôn giả Xá-lợi-phất là một vị Thượng Thủ Tăng Đoàn, đức hạnh và trí tuệ của Ngài phủ trùm khắp tăng đoàn thời ấy, không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật giao trọng trách quản lý tăng đoàn quan trọng cho Ngài mà không chọn những vị A La Hánkhác,dù khi đó Ngài còn rất trẻ. Ngài xuất hiện rất nhiều trong hệ thống kinh Nikaya, tuy nhiên thì những bài thuyết pháp của Ngài không được ghi chép nhiều.
- Thành tâm kính nguyện Dương Kinh Thành
- Chùa Phổ Hoá tổ chức Trai đàn Dược Sư Thất Châu cầu an diên thọ Quảng Ấn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học huyện Củ Chi và quận 3 Quang Tròn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học TP. Thủ Đức, quận 8 và quận Tân Bình Quang Tròn
- Đẩy nhanh tiến độ biên soạn Từ điển Phật giáo Việt Nam Minh Đức - Quang Tròn
- Thiệp,băng rôn,ảnh bìa Facebook: Kính mừng Phật Đản PL.2562 - DL.2018 Chùa Bửu Minh
- Tự tại tùy duyên Thích Đồng Trí
- Thái Bình: PG TP.Thái Bình tổ chức Đại lễ Phật đản Nhuận Nguyện
- Kính mừng Phật Đản Phật Lịch 2562 - Dương lịch 2018 Thích Giác Tâm
- Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh chúc mừng Phật đản các chư tôn đức - Giáo phẩm Nguồn: baotintuc.vn
- Mùa vu lan bông hồng cài áo Trần Kiêm Đoàn
- Đại lễ cầu siêu bạt độ và chẩn tế tại chùa Hưng Long Quảng Ấn
- Ba mươi năm đi tìm tượng Phật sơ sinh cho ngày Phật Đản Thích Giác Tâm
- TT. Thích Nhật Từ Ra Mắt Bộ Sách Về "Thiền Vipassana: Chính Niệm, Trị Liệu Và Tuệ Chiếu" Ngộ Trí Viên - Trí Thắng
- Chùa Giác Ngộ: Dấu Ấn Lễ Bế Mạc Khóa Tu Xuất Gia Gieo Duyên Lần 03 Và Khóa Tu Ngày An Lạc - Tuổi Trẻ Hướng Phật 44 Ngộ Trí Viên - Ngộ Trí Thắng
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)