Hạnh Phúc Mầu Nhiệm Trong Nghi Thức Quán Đảnh Của Kim Cương Thừa

Đã đọc: 1625           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Kế đến, là nghi thức chúc phúc của Văn Thù Sư Lợi. Đây là một lời dạy trong Kim Cương Thừa[1], là một lời dạy về mật chú. Để thực tập các lời dạy mật chú, chúng ta phải được bắt đầu luôn sống trong thực hành. Ở đây, trong pháp hội, nếu có những người chưa từng lĩnh hội bất cứ truyền thừa hoặc nghi thức nhập môn trước đây, thì các bạn không hình dung ra được chính mình có mặt trong Văn Thù Sư Lợi. Đúng hơn, các bạn nên tưởng tượng đức Văn Thù Sư Lợi hiện diện trên đỉnh đầu của chính mình.

               Vậy, nét đặc trưng duy nhất của sự tiếp cận Kim cang thừa là gì? Trước đây, chúng ta đã nói về sự quan trọng tối ưu của việc nuôi dưỡng phối hợp định tỉnh và trí tuệ thâm diệu được tập trung vào tánh không. Trong giáo học của Kim cương thừa, có một phương thức thực tập duy nhất có thể khiến chúng ta đạt được sự kết hợp này với hiệu quả chắc chắn hơn. Cũng vậy, chúng ta đã nói đến hai thân của đức Phật: Pháp thân (Dharmakaya) và Sắc thân (Rupakaya) (Báo thân và Hóa thân). Pháp thân được xem là đại diện cho sự hoàn thiện lợi ích cá nhân và Sắc thân đại diện cho sự hoàn thiện lợi ích của chúng sanh khác. Như trạng thái rốt ráo của Phật quả là một sự hợp nhất của hai hiện thân (Sắc thân và Pháp thân), tương tự, có hai lãnh vực hoặc khía cạnh cơ bản đối với đạo lộ, con đường phù hợp với việc chứng đắc trạng thái giác ngộ rốt ráo. Những điều này ám chỉ cho sự thực tập tánh không, điều liên quan tới Pháp thân và sự thực tập các phương tiện khéo léo liên quan tới Sắc thân.

          Cốt lõi của giáo pháp Đại thừa và những sự thực tập là hợp nhất hai lãnh vực này: tuệ giác tánh không và phương tiện khéo léo của tâm Bồ-đề. Nói chung, hầu hết giáo lý và sự thực tập trong kinh điển đều đề cập đến sự hợp nhất của hai lãnh vực này: phương pháp và trí tuệ, diễn ra dưới dạng củng cố, hổ trợ hoặc bổ sung lẫn nhau. Ví dụ, tâm Bồ-đề được sử dụng như động lực thúc đẩy nhằm tạo ra xung lực cho sự phát huy tuệ giác trong tánh không. Hơn nữa, nhận thức về tánh không này được từ bi bổ sung và làm tăng trưởng mạnh mẽ. Theo văn kinh, sự kết hợp là những lời ca ngợi lẫn nhau hơn.

          Nếu có khả năng tạo ra sự hợp nhất giữa phương pháp và trí tuệ theo cách như vậy khiến chúng trở nên hoàn toàn không thể tách rời hoặc phân biệt được, thì sự tiếp cận như thế đối với đạo lộ sẽ rất sâu sắc và ích lợi hơn nhiều. Theo giáo nghĩa  Kim cương thừa, đây là cách rất hoàn hảo trong việc nhất hai lãnh vực: phương pháp và trí tuệ của đạo lộ. Trước hết, chúng ta thực tập thiền dựa trên tánh không và sau đó, nhận thức về tánh không của mình được hình dung hoặc có mặt trong hiện thân vật lý hoặc thánh thân (thân của bực thánh). Chúng ta lại tập trung chú ý vào thánh thân và nhận thức tánh không của nó. Sự kết hợp hoàn hảo nhất xảy ra trên cấp độ thiền định cao nhất.

          Nếu chúng ta có thể thâm nhập vào con đường Kim cang thừa dựa trên cơ bản hiểu biết rỏ ràng về giáo lý mật tông, thì nó thực sự trở nên hoàn hảo và vô cùng lợi ích. Trong quá khứ, các thiền sư Tây Tạng đã nhấn mạnh nhiều ý nghĩa về giáo lý Kim cương thừa qua biểu tượng Kim cương chử[2] và chuông. Người Tây tạng cho rằng nếu sử dụng các pháp khí này với nhận thức hoàn toàn về ý nghĩa của chúng và hiểu biết rốt ráo đạo lộ Kim cang thừa, thì khi chúng ta rung chuông, nó sẽ có biểu tượng và ý nghĩa rất cao cả. Tuy nhiên, nếu hành động rung chuông đơn thuần, thì thực sự không mang lại bất cứ tính thiêng liêng thâm thúy nào. Điều này chúng ta có thể thấy trâu bò có đeo chuông xuông quanh cổ của chúng và tạo ra tiếng ồn lớn gây khó chịu.

          Lý do tôi chỉ ra điều này là bất hạnh thay, đôi lúc, có những người vội vàng muốn nắm bắt giáo học Kim cang thừa bởi vì cách mà trong đó được chỉ bày là tốt nhất, cao nhất và nhanh nhất khiến nhiều người hấp tấp tiếp nhận các quán đảnh[3] mà không có nhận thức hoàn toàn về những  gì nó liên quan đến và có ý nghĩa thực sự của nó. Có một nguy cơ đáng sợ  khi sự rung chung của chúng ta trở nên như sự rung chuông của trâu bò. Đây là điều rất thực tế tồn tại trong một số Phật tử Tây Tạng. Khi họ nghe có một buổi lễ quán đảnh, thì mọi người vội vã đến đó với nhiệt tình cao độ. Tuy nhiên, một số người khi nghe có các buổi thuyết giảng về Phật giáo, thì họ cho rằng “ồ, vâng, tốt…”. Đôi lúc, tôi khai thác nhược điểm này và sử dụng nó làm lợi thế cho mình.Tôi thông báo có một lễ hội quán đảnh Kalachakra[4]và mọi người nhanh chóng đến tham dự. Vừa qua, tôi thực hiện nghi lễ Kalachakra rất nhanh nhằm tranh thủ nhiều thời gian hơn để giải thích những yếu tố then chốt và khái quát tổng thể giáo lý Phật giáo. Bằng cách đó, khiến họ phải ngồi lắng nghe giáo pháp. Đây là phương tiện khéo léo của tôi! Mặc dù tôi nghỉ mình khá thông minh, nhưng có một số Phật tử còn thông minh hơn cả tôi nữa. Họ tính toán dứt khoát chỉ có mặt chính xác khi ngày lễ hội quán đảnh Kalachakra diễn ra.

          Bạn nên hình dung vị thầy là hiện thân của đức Văn Thù Sư Lợi; Ngài cấm thanh gươm màu cam bên tay phải và cầm bông sen với quyển kinh bên tay trái. Đây là cách bạn hình dung về vị thầy. Hãy tưởng tượng vòng hoa trên đầu vị thầy cũng giống như vòng hào quang màu trắng trên điỉnh đầu của đức Văn Thù Sư Lợi, quanh cổ có màu đỏ và giữa ngực có màu xanh cũng tương tự đức Văn Thù. Hãy hình dung nơi có mandala[5] hoàn hảo được trang trí giống với thân của đức Văn Thù Sư Lợi.

          Ban đầu, bạn thỉnh nguyện vị thầy, người mà mình đã hình dung như thân của đức Văn Thù Sư Lợi để trao cho bạn năng lực và sự chúc phúc của đức Văn Thù. Bây giờ, bạn hãy hình dung trước mặt mình rằng đức Văn Thù Sư Lợi được chư Phật, chư Bồ-tát vây quanh. Trước quý Ngài, bạn quy y Tam bảo và thực hành các hạnh nguyện của Bồ-tát nhằm tạo nên ước vọng để tiến hành những hoạt động của Bồ-tát.

          Trong quá khứ, giữa các thành viên của giáo đoàn  đã tiếp nhận năng lực mật tông, họ có thể hình dung chính bản thân mình như đức Văn Thù được mô tả trước đây. Nếu đây là lần đầu tiên thực hành theo giáo học Kim cang thừa, thì bạn nên hình dung đức Văn Thù đang hiện diện trên đỉnh đầu của mình. Tại thời điểm này, mọi người nên nổ lực phản chiếu về những gì đích xác là bản chất của tự ngã hay cái tôi. Chúng ta luôn có những tư tưởng về “ý thức cái tôi”: “tôi là thế này, tôi là thế kia”. Chúng ta nên suy ngẫm về những gì chính xác là tự ngã. Như tôi đã trình bày, trong ý nghỉ thông thường của mình, chúng ta luôn hướng tới với nhận thức rằng có một điều gì đó được gọi là tự ngã hoặc cái tôi chi phối tất cả các yếu tố tâm, sinh lý. Chúng ta có những ý nghỉ như “thân thể của tôi”, “tâm của tôi” hoặc “các cảm giác của tôi” vv. Do vậy, xuất hiện cảm nghỉ rằng có có một tự ngã, tôi hoặc cái tôi riêng biệt với các yếu tố tâm, sinh lý thực nghiệm. Hơn nữa, trong cùng thời điểm, nếu chúng ta đã quán sát kỉ tự ngã này là riêng biệt với thân, tâm, thì khái niệm bắt đầu biến mất.

          Trong tác phẩm Bảo Hành Vương Chánh Luận của mình, ngài Long Thọ đã tuyên bố rằng con người không phải là các yếu tố đất, nước, gió, lửa, nhưng không có bất cứ ai nằm ngoài các yếu tố ấy. Ngài cũng nói rõ khái niệm của con người hoặc tự ngã sanh khởi từ cơ bản hợp nhất của các yếu tố đó (năm uẩn), nên con người không thể hiện hữu theo thực tại độc lập hoặc thực tại bản chất. Long Thọ tiếp tục chỉ ra rằng giống như con người hoặc tự ngã không thể được tìm thấy trong hoặc hoặc tách biệt khỏi các yếu tố cơ bản tạo thành, tương tự, chính những yếu tố riêng biệt, nếu đặt dưới sự phân tích đồng dạng là gán ghép lại, thì không thể được tìm thấy sở hữu trong bất cứ thực tại phụ thuộc hay thực tại nội tại nào. Sự phân tích có thể bao trùm toàn bộ cả các lãnh vực của hiện tượng.

          Những người đã bắt đầu thực hành giáo học Kim cang thừa trước đây, thì bây giờ, nên hình dung rằng nhận thức hiểu biết tánh không mà chúng ta vừa phát huy sẽ hòa vào tánh không và biểu hiện trong hình thức của hạt giống màu cam với âm tiết câu thần chú Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhih[6]. Sau đó, âm tiết này chuyển hóa thành đức Văn Thù Sư Lợi với tay phải cầm thanh gươm màu cam, tay trái cầm cành hoa sen và quyển kinh. Những người đó tiếp nhận lễ quán đảnh lần đầu sau khi đã phản chiếu bản chất của tánh không nên hình dung đức Văn Thù tọa vị trên đỉnh đầu của mình.

          Trên đỉnh đầu của đức Văn Thù là A Súc Bệ Phật với khuôn mặt màu xanh và hai tay cầm chùy kim cương. Trong cùng một hình thức, bậc thầy như Văn Thù Sư Lợi, với ánh sáng lòng từ phát khởi và chạm đến trái tim của bậc thánh trong mandala được hình dung trước mặt bạn. Từ trái tim thánh thiện trong ánh sáng (trí tuệ) mandala phát ra ở tất cả các hướng và làm lan tỏa sự chúc phúc của chư Phật, chư Bồ-tát khắp mười phương. Những hiện tượng này trở lại trong hình tượng của đức Văn Thù hòa nhập và xuyên suốt tất cả các lổ chân lông trên cơ thể bạn.

          Trong tâm mình, bạn hãy hình dung như đức Văn Thù mang trên đỉnh đầu bánh xe màu trắng bao gồm bốn cái căm xe, bánh xe của trí tuệ. Ở giữa bánh xe là âm tiết Dhih. Ở hai bên chữ Dhih, ngay chính giữa bánh xe, là chữ Ah nằm bên phải và chữ Om nằm bên trái. Trên bốn cây căm của bánh xe, từ phía trước, theo chiều kim đồng hồ, hãy quán tưởng các chữ Ra, Pa, Tsa và Na. Bây giờ, bạn nên quán tưởng  việc thoát ra khỏi tâm điểm các biểu tượng  của vị thầy theo chiều hướng bánh xe trí tuệ tương tự với tất cả các âm tiết, những điều hòa tan vào tâm của bạn. Theo cách này, hãy quán tưởng việc tiếp nhận các phước lành của thần chú và ngôn ngữ của đức Văn Thù. Hãy lập lại theo tôi với câu thần chú Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhih.

          Trong cổ họng của bạn là âm tiết Dhih theo chiều ngang với đầu chữ của nó đối mặt với lưng của bạn. Khi tất cả chúng ta niệm thần chú Dhih, Dhih, Dhih…108 lượt trong một hơi thở ra vào, bạn nên hình dung nhiều chữ Dhih nhỏ tỏa ra từ chữ DHIH lớn qua cổ họng của mình và được hấp thụ bởi chữ Dhih trong tâm mình. Theo cách này, hãy hình dung rằng nó làm tăng trưởng tâm và năng lực trí nhớ của bạn.

          Bạn nên lập nguyện để thực hiện trì niệm thần chú của đức Văn Thù Sư Lợi trên cơ bản hằng ngày, có thể xuyên suốt toàn bộ một xâu chuổi (lần hết tràng hạt 108 hạt). Nếu bạn không trì niệm hết một xâu chuổi, thì có thể thực hiện 7 hoặc 21 biến trên cơ bản hằng ngày là được. Lễ hội chúc phúc của đức Văn Thù kết thúc. Tôi đã nhận được sự trao truyền từ hai vị Lama Tathag Rinpoche và Trijang Rinpoche. 

 

 



[1] Kim cương thừa (zh. 金剛乘, sa. vajrayāna) là tên gọi một trường phái Pht giáo xuất hiện trong khoảng thế kỉ thứ 56 tại Bắc Ấn Độ. Kim cương thừa bắt nguồn từ Đại thừa (sa. mahāyāna) và được truyền qua Tây TạngTrung QuốcNhật Bản (riêng bộ Vô thượng du-già không được truyền sang Trung Quốc và Nhật), Mông Cổ và Nga. Đây là một trong ba bộ phái Phật giáo chính hiện nay, hai bộ phái còn lại là Phát triển (còn gọi là Bắc tông, Đại thừa, Đại chúng) và Nguyên thủy (còn gọi là Nam tông, Tiểu thừa, Thượng tọa)

Xuất phát từ Phật giáo Đại thừa, nhưng trường phái này lấy thêm những phương pháp tu học huyền bí, có tính chất mật truyền. Thường thường các phái này được hướng dẫn bằng một vị Đạo sư, kinh sách của họ trình bày nhiều phép tu luyện được gọi là Đát-đặc-la (sa. tantra). Kim cương thừa hay sử dụng Chân ngôn (sa. mantra) và có ảnh hưởng mạnh nhất tại Tây Tạng. Vì hay sử dụng Chân ngôn, Phật giáo Tây Tạng cũng gọi Kim cương thừa là Chân ngôn thừa (sa.mantrayāna).

Giáo pháp của Kim cương thừa mang tính chất Mật giáo, bao gồm các yếu tố của phép Du-già (sa. yoga) và các tôn giáo thiên nhiên của Ấn Độ trộn lẫn với tư tưởng Phật giáo. Quan trọng nhất là ảnh hưởng từ Tây Bắc Ấn Độ với nhiều biểu tượng về Tịnh quang (sa. ābhāsvara, cũng được dịch là Cực quang, ánh sáng rực rỡ) cũng như ảnh hưởng của Bắc Ấn về việc tôn thờ tính dục.

Trong thời gian đầu, giáo pháp này chỉ được khẩu truyền, và đến giữa thế kỉ thứ 6 và thế kỉ thứ 10 mới được hệ thống hóa và kết tập hoàn chỉnh. Các tác phẩm quan trọng nhất của Kim cương thừa là Bí mật tập hội (sa. guhyasamājatantra) và Thời luân đát-đặc-la (sa. kālacakratantra) cũng sinh ra trong thời gian này. Các kinh sách quan trọng nhất của Kim cương thừa được gồm trong các Đát-đặc-la cũng như các bài Chứng đạo ca của các Thành tựu giả (sa. siddha, cũng gọi là Tất-đạt), là các bài diễn tả kinh nghiệm của phép tu Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā).

Lúc Kim cương thừa truyền qua Tây Tạng thì cũng là lúc giáo pháp này đã có một chỗ đứng vững chắc trong Phật giáo nói chung. Muốn lĩnh hội Kim cương thừa, hành giả phải có một kiến giải sâu xa về giáo pháp của các bộ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giáo pháp theo cách luận giải của Long Thụ (sa. nāgārjuna) và Vô Trước (sa. asaga). Vì vậy Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng được gọi là "Nhân thừa" (zh. 因乘, sa. hetuyāna) và Kim cương thừa được gọi là "Quả thừa" (zh. 果乘, sa.phalayāna). Trong Kim cương thừa, có một yếu tố quan trọng khác là vai trò của một vị Đạo sư, vị này Quán đỉnh và truyền lực, hướng dẫn đệ tử thiền quán, chú tâm vào một Thành tựu pháp (sa.sādhana) nhất định. Trong các phép này, sử dụng Chân ngôn, quán Mạn-đồ-la và bắt Ấn (Phật giáo) là những phương tiện quan trọng. Trong Kim cương thừa, Kim cương chử (sa. vajra), tức là chùy kim cương, biểu hiện sự Giác ngộ, ngộ được sự nhất thể của vũ trụ, vượt trên mọi nhị nguyên thông thường.  

 

 

[2]Kim cương chử hay chùy kim cương (tiếng Phạn: वज्र - vajra) là một trong những biểu tượng quan trọng của Phật giáo và Ấn Độ giáo. Đặc biệt, nó là biểu tượng của Kim cương thừa. Theo ngôn ngữ Tây Tạng thì nó có tên là dorje (Wylie: rdo-rje; ZWPY: dojê ), cũng là một cái tên nam giới ở Tây Tạng và Bhutan. Dorje cũng có nghĩa là một cái vương trượng nhỏ được các vị lạt-ma Tây Tạng cầm ở bên tay phải trong các buổi lễ tôn giáo. Đây là một pháp khí có tính chất cứng rắn của kim cương, có thể cắt mọi vật thể khác mà không vật thể nào cắt được nó, đồng thời, nó có thêm sức mạnh vô địch của sấm sét (tiếng Anh: diamond thunderbolt). Do vậy, nó là biểu tượng cho tinh thần kiên định và uy lực tâm linh.

Trong các cuộc hành lễ Phật giáo Tantra, kim cương chử và kiền trùy là cặp pháp khí được sử dụng cùng nhau. Trong đó, kim cương chử tượng trưng cho yếu tố Nam, còn kiền trùy tượng trưng cho yếu tố nữ (có học giả cho rằng kim cương chử tượng trưng cho sinh thực khí nam còn kiền trùy (chuông) thì tượng trưng cho sinh thực khí nữ. Trên đỉnh của kiền trùy dùng trong nghi lễ Phật giáo Tantra cũng có gắn một kim cương chử (đơn) với vai trò cán chuông, pháp khí này được gọi là vajraghanta (chuông kim cương). Kim cương chử còn được phối cặp với hoa sen, trong đó, kim cương chử biểu thị dương và kiến thức, còn hoa sen biểu thị âm và lý tính.

Hình ảnh 2 kim cương chử song trùng đặt chéo nhau có thể tạo nên bố cục cơ bản của Mạn đà la, tạo thành 4 điểm biểu thị 4 phương của vũ trụ. Nó cũng xuất hiện qua nhiều hình dáng như một trong những vòng bảo vệ chung quanh phần trung tâm của Mạn đà la. Kim cương chử thường được đúc bằng đồng và được mạ vàng. Có nhiều loại Kim cương chử nhưng loại phổ biến nhất là Kim cương chử ba ngạnh. Loại này có thể được so sánh với cây đinh ba thường được dùng ở Ấn Độ để tượng trưng cho uy quyền. Kim cương chử còn là vũ khí ưa thích của thần Indra trong điện thờ Ấn giáo.

 

 

[3] Quán đảnh là nghi thức của Phật giáo Tây Tạng. Nói nôm na là lễ nhập đạo hay nhập môn. Quán Đảnh dịch từ tiếng Tây Tạng Wang có nghĩa đen là: “Quyền năng ”, nhưng trong ý nghĩa là “ban truyền quyền năng’’. Điều đó hàm ý là sự ban truyền quyền năng của trí tuệ từ vị thầy sang đệ tử, cho phép vị đệ tử đó đi vào hành trì tu tập và gặt hái thành quả tu tập. 
Theo truyền thống Kim Cang Thừa, hành giả cần phải thọ nhận lễ Quán Đảnh để đón nhận năng lực gia hộ của chư Phật, chư Hộ Phật và chư Đạo Sư trước khi hành trì các pháp môn thiền quán tưởng theo hướng dẫn trong các nghi quỹ (sadhana). Hai lễ Quán Đảnh A Di Đà và Dược Sư có ý nghĩa là tăng thêm năng lực cho người hành trì pháp môn Niệm Phật. 
Lễ Quán Đảnh là nghi thức biểu tượng, là hành vi thiền định để tạo ra một tương ưng giữa Tâm và Tâm. Y cứ vào đó, trạng thái tâm chưa giác ngộ của người thọ nhận pháp Quán Đảnh tạo điều kiện làm quen và giúp cho tương ưng với tâm giác ngộ của một vị thày hay vị đạo sư. Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức, sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ. 

 

 

[4] Kalachakra là một cách luyện Thiền định của Phật giáo và được liệt vào hàng cao nhất trong cách luyện về Mật giáo Yoga. Theo lịch sử của Mật giáo, một năm sau khi Đức thích Ca Mâu Ni thành đạo, Ngài được vua Da Wa Zang Po của vương quốc Shambhala (một lãnh thổ được mô tả nằm cạnh sông Tarim thuộc trung tâm Á châu) thỉnh cầu Ngài chỉ dạy bộ môn Mật tông Kalachakra.

Theo truyền thống của Mật Tông Kalachakra đầu tiên được truyền liên tục qua bảy vị hoàng đế của vương quốc Shambhala, rồi kế đến hai mươi lăm vị danh sư. Những vị danh sư này được giao phó truyền bá rộng rãi cách luyện tập Mật Tông càng phổ biến càng tốt. Đúng vào thời điểm mà vị danh sư thứ mười hai làm truyền nhân, thì Mật Tông Kalachakra được truyền từ Shambhala sang Ấn Độ. Sự kiện này xảy ra nhờ sự viếng thăm của hai thương gia người Ấn, sau khi họ đã học hỏi được, vội truyền bá nó vào nước của họ. Về sau chính nhờ sự nỗ lực thành công của hai mươi lăm vị thông dịch viên mà Pháp Môn Thiền Định Vô Thượng này đã được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng. Vào khoảng thế kỷ thứ VIII, thời đại của B’u-Ton, sự tu tập đã trở nên thịnh hành một cách phổ biến tại nơi đây.

Trong bộ Bách Khoa Toàn Thư của sư Tổ B’u-Ton có viết rõ những điều chú thích rộng rãi nhất của Mật Tông Kalachakra và thông qua môn đệ của Ngài là Cho-Kyi Pal-Wa và kế tiếp là Je Tzong-K’a-Pa. Sau khi lĩnh hội những gì đã được truyền thụ, Je Tzong-K’a-Pa bắt đầu ẩn dật và tinh tấn Thiền định, Ngài đã đạt tới mức cao nhất của sáu bậc năng lực. Kết quả của sự ẩn dật đã đem đến cho Ngài một thành công lớn. Về sau Je Tzong-K’a-Pa truyền xuống cho đệ tử của ngài là K’a-Dr’ub Je, từ đó về sau sợi dây truyền và thụ không đứt khoảng, được tiếp nối từ đời này sang đời khác của các bậc danh sư bất khả tư nghì của Tây Tạng, và được sự tiếp nhận bằng thần thức của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 qua người Thầy của mình là Ngài Kyabje Yongdzin Ling Rinpoche, là vị thứ chín mươi bảy được thừa tự ngôi vị của ngài Je Tzong-K’a-Pa. Sợi dây liên kết không bị gián đoạn của Mật Giáo Kalachakra được truyền đến ngày hôm nay quả là một ý nghĩa phi thường.

Cũng như Je Tzong-K’a-Pa và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm vẫn thường nhấn mạnh, điều quan trọng trước khi bước vào sự tập luyện Đại thừa Mật Tông là phải có căn bản vững chắc về nền tảng phổ thông của Đại thừa, là sự đoạn tuyệt và phát Bồ Đề tâm, cùng sự thấu triệt Pháp khổ hạnh. Thiếu những yếu tố kể trên hành giả không thể tiếp nhận chắc chắn những kinh nghiệm cụ thể về các sự tập luyện của Mật giáo (Tantric). Tuy nhiên, việc thiết yếu nhất là sự phát tâm của hành giả nhằm tiếp nhận sự truyền pháp Mật tông. Một số người hy vọng được sự gia bị để tránh khỏi những tai ách, bệnh tật và những trắc trở trong cuộc đời họ. Một số khác đeo đuổi với mục đích là muốn được tái sinh (Rebirth) trong một đời sống sung sướng hơn. Cũng có một số người mong muốn rằng chính họ sẽ đạt được tái sanh để tiếp tục tu học. Vì thế muốn tiếp nhận đầy đủ sự điểm đạo (Initiation) tinh khiết, hành giả phải từ bỏ những ước vọng ở trên, vì chúng chẳng qua là những ước vọng ích kỷ. Hành giả phải đến nơi truyền giới với một thái độ mong muốn đạt được sự giác ngộ càng sớm càng tốt qua sự tu luyện Mật Tông trong một khuôn khổ với khả năng mang hạnh phúc cao cả đến cho chúng sanh.

Có tất cả ba cấp để tập luyện Mật Tông, dựa theo đó là Nội công, Ngoại Công và Kalachakra. Ngoại công gồm có: ngành thiên văn học, chiêm tinh học và toán học. Nội công gồm có các cách dạy liên quan đến sự cấu trúc thân thể con người và luôn cả hệ thống năng lực và phương cách khác của Kalachakra là học hỏi và luyện tập Thiền định theo vị thần Kalachakra thật sự và cung điện tròn Mandala của người đang ngự ở trên. Cung điện Mandala thường được vẽ bằng bột màu, có lúc được đắp thành mô hình bằng bột và dùng sơn hoặc bột cát muôn màu để vẽ cung điện Mandala.

Sự hiện hữu của cung điện Mandala rất quan trọng trong thời gian và phạm vi truyền pháp. Vì nó là mục tiêu để cho các hành giả quán tưởng và vị Giáo chủ Mật Tông phải đích thân diễn thuyết buổi truyền Pháp. Vị thần Thiền định Kalachakra có bốn mặt, hai mươi lăm cánh tay và bốn chân. Khuôn mặt chính của ngài là màu xanh dương, hằn lên nét phẫn nộ và nhe nanh. Khuôn mặt phải màu đỏ, khuôn mặt trái màu trắng và khuôn mặt phía sau là màu vàng, mỗi khuôn mặt có ba mắt. Tám cánh tay bên dưới màu xanh dương, nhóm tay ở giữa màu đỏ và nhóm tay trên cùng là màu trắng. Toàn thân của Ngài màu xanh dương, chân phải màu đỏ, chân trái màu trắng, ngài ôm choàng một người vợ màu vàng với bốn mặt và tám tay.

Buổi lễ truyền pháp Kalachakra kéo dài ba ngày. Ngày đầu tiên chuẩn bị cho nghi thức, trong suốt khoảng thời gian này dùng để giải thích những điều cần làm trước khi tập luyện Mật Tông. Đoạn Trừ là cách giác ngộ của bồ đề tâm và phải hiểu đúng nghĩa của vô tri. Trong suốt ngày đầu tiên tất cả Phật tử chưa được phép bước vào Mandala. Trong thời gian chuẩn bị nghi lễ, một người đại diện cho toàn thể các môn sinh, sẽ tung đũa trên một cái khay đặc biệt, nếu chiếc đũa rơi khỏi khay ba lần, toàn bộ đệ tử sẽ không được truyền pháp vào lúc đó.

Buổi truyền pháp thứ nhì và ngày kế tiếp là lễ truyền pháp chánh thức. Gồm có tất cả bảy phần. Được bắt đầu khi toàn bộ đệ tử được phép vào cung điện Mandala xuyên qua vị thần Kalachakra và sự hiện hữu của vị thần nữ. Lúc đó hành giả là đứa trẻ ra đời trong cung điện Kalachakra, vị Lạt Ma nâng niu mình như một người mẹ, sẽ chuẩn bị cho sự tỉnh thức chín mùi của mình. Đầu tiên nước sẽ được chú nguyện và chúng ta sẽ được tắm rửa như tắm rửa cho trẻ sơ sinh. Việc thứ hai là chú nguyện cho các vật trang sức trên đầu, gieo những hạt giống vô giòng trí tuệ của chúng ta để phát triển hiển lộ hào quang của Đức Phật, nghi lễ này giống như lần đầu tiên cạo tóc cho hài nhi. Việc thứ ba là chú nguyện vào khăn bịt mắt, việc này giống như gieo hạt giống cho vùng hào quang trên đầu, và cũng giống như xâu tai và đeo nữ trang lần đầu tiên cho hài nhi. Việc thứ tư là chú nguyện trong chuông và sau đó sẽ phát Phật ngôn (Buddha’s speech).

Tiếng chuông ngân giống như những lời bập bẹ đầu tiên của trẻ. Việc thứ năm là truyền thụ bằng hành động, ủy thác cho hành giả những gì cần thiết để tự luyện tập. Nếu chỉ vài môn đệ thì lúc này mọi người sẽ được trang phục với y phục bằng xương, cầm đinh ba, nếu không có thì họ phải tưởng tượng là đang cầm vật đó. Vào lúc này giống như đứa trẻ bắt đầu chập chững hành động. Việc thứ sáu, trong số các việc truyền thụ là chọn Mật danh, trong thời gian này hành giả sẽ nhận tên của một trong số năm vị Phật Thiền định. Giống như tên gọi của một hài nhi, hành giả sẽ đạt được sự giác ngộ nhân danh một vị Phật làm phương tiện. Việc cuối cùng là phép truyền thụ gồm hai phần: lễ truyền thụ chính thức và nghi thức liên quan đến buổi lễ, việc này giống như bài vỡ lòng tập đọc của thiếu nhi.

Mặc dù không cần hiểu rõ hết toàn bộ những chi tiết trong ba ngày lễ, tuy nhiên hành giả phải có nền tảng vững chắc về phép quán tưởng và sự phát tâm dũng mãnh, thì chắc chắn hành giả sẽ tiếp nhận được toàn bộ sự gia truyền của Mật Tông Kalachakra.

 

 

[5] Mandala (sa. मण्डल maṇḍala, मंड "tinh túy" + "chứa đựng", zh. 曼陀羅, hv. Mạn đà la) là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ. Trong tiếng Sanskrit, mandala có nghĩa là một trung tâm (la) đã được tách riêng ra hay được trang điểm (mand). Có thể coi mandala là một hình vũ trụ thu nhỏ. "Mandala" dịch nghĩa theo chữ Hán là "luân viên cụ túc" (輪圓具足), nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Theo ý nghĩa thực tiễn thì mandala là đàn tràng để hành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện...

Các tín đồ Ấn giáoPhật giáo, sử dụng mandala như một pháp khí hình thiêng, còn đối với các tín đồ Đại thừaKim cương thừa thì Mandala là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo, trong đó có một hay nhiều vị thần ngự trị.

Mật giáo đã thiết lập hai Mandala: Thai tạng giới mandala và Kim cương giới mandala, có nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng của hai bộ kinh Đại Nhật  Kim Cương Đỉnh và theo quan điểm tư tưởng của Phật giáo thì vũ trụ gồm hai phần. Một phần là nhân cách và phần kia là thế giới của nhân cách, là những pháp sở chứng và thọ dụng của Phật. Hai mandala này là sự hội nhập giữa thụ tri và sở tri.

Thai tạng giới mandala (Garbhadhatu mandala) là yếu tố thụ động, mô tả vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tính, như thai mẹ chứa đựng con và từ lý tính thai tạng mà sinh công đức, biểu hiện đại bi tâm của Phật.

Kim cương giới mandala (Vajradhatu mandala) là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, trí tuệ sở chứng của Phật. Ngũ Trí Như Lai là trọng tâm của mandala này. Bí tạng ký viết: "Thai tạng là lý, Kim cương là trí".

Phần lớn các mandala Phật giáo được vẽ, in hoặc thêu những mẫu hoa văn kỷ hà. Một trong những loại mandala lớn thường bắt gặp là mandala bằng cát. Những mandala này được tạo ra trong nhiều tuần lễ và sau đó lại được quét bỏ đi để nói lên tính vô thường của hiện hữu. Ngoài ra, ở Tây Tạng còn có các mandala ba chiều giống như cung điện.

Trong nhiều đền chùa ở Trung Quốc và Nhật Bản (như chùa Todai ở Kyoto), thì các bức tượng chư thần cũng được sắp xếp theo bố cục của mandala. Mandala lớn nhất trên thế giới hiện nay là những khoảng sân đồng tâm của các stupa ở BorobudurJavaIndonesia, có niên đại thế kỷ 8.

Màu sắc cũng mang tính tượng trưng cao trong những mandala, với mỗi phương được biểu thị bằng một màu riêng: xanh lục là phương bắc, trắng là phương đông, vàng cho phương nam và đỏ là phương tây.  

 

[6] Om A Ra Pa Sa Na Dhih là câu thần chú của của đức Văn Thù Sư Lợi. Câu thần chú này biểu hiện sự khôn ngoan, trí tuệ hoàn hảo, là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta vượt trên tất cả các ảo tưởng của vô minh và nhìn thấy thế giới này rõ ràng nhất và chân thật nhất.

 

 

 

Hạnh Phúc Mầu Nhiệm Trong Nghi Thức Quán Đảnh Của Kim Cương Thừa

                                                                         His Holiness Dalai Lama

                                                                         Minh Chánh chuyển ngữ

                                                                        

Kế đến, là nghi thức chúc phúc của Văn Thù Sư Lợi. Đây là một lời dạy trong Kim Cương Thừa[1], là một lời dạy về mật chú. Để thực tập các lời dạy mật chú, chúng ta phải được bắt đầu luôn sống trong thực hành. Ở đây, trong pháp hội, nếu có những người chưa từng lĩnh hội bất cứ truyền thừa hoặc nghi thức nhập môn trước đây, thì các  bạn không hình dung ra được chính mình có mặt trong Văn Thù Sư Lợi. Đúng hơn, các bạn nên tưởng tượng đức Văn Thù Sư Lợi hiện diện trên đỉnh đầu của chính mình.

          Vậy, nét đặc trưng duy nhất của sự tiếp cận Kim cang thừa là gì? Trước đây, chúng ta đã nói về sự quan trọng tối ưu của việc nuôi dưỡng phối hợp định tỉnh và trí tuệ thâm diệu được tập trung vào tánh không. Trong giáo học của Kim cương thừa, có một phương thức thực tập duy nhất có thể khiến chúng ta đạt được sự kết hợp này với hiệu quả chắc chắn hơn. Cũng vậy, chúng ta đã nói đến hai thân của đức Phật: Pháp thân (Dharmakaya) và Sắc thân (Rupakaya) (Báo thân và Hóa thân). Pháp thân được xem là đại diện cho sự hoàn thiện lợi ích cá nhân và Sắc thân đại diện cho sự hoàn thiện lợi ích của chúng sanh khác. Như trạng thái rốt ráo của Phật quả là một sự hợp nhất của hai hiện thân (Sắc thân và Pháp thân), tương tự, có hai lãnh vực hoặc khía cạnh cơ bản đối với đạo lộ, con đường phù hợp với việc chứng đắc trạng thái giác ngộ rốt ráo. Những điều này ám chỉ cho sự thực tập tánh không, điều liên quan tới Pháp thân và sự thực tập các phương tiện khéo léo liên quan tới Sắc thân.

          Cốt lõi của giáo pháp Đại thừa và những sự thực tập là hợp nhất hai lãnh vực này: tuệ giác tánh không và phương tiện khéo léo của tâm Bồ-đề. Nói chung, hầu hết giáo lý và sự thực tập trong kinh điển đều đề cập đến sự hợp nhất của hai lãnh vực này: phương pháp và trí tuệ, diễn ra dưới dạng củng cố, hổ trợ hoặc bổ sung lẫn nhau. Ví dụ, tâm Bồ-đề được sử dụng như động lực thúc đẩy nhằm tạo ra xung lực cho sự phát huy tuệ giác trong tánh không. Hơn nữa, nhận thức về tánh không này được từ bi bổ sung và làm tăng trưởng mạnh mẽ. Theo văn kinh, sự kết hợp là những lời ca ngợi lẫn nhau hơn.

          Nếu có khả năng tạo ra sự hợp nhất giữa phương pháp và trí tuệ theo cách như vậy khiến chúng trở nên hoàn toàn không thể tách rời hoặc phân biệt được, thì sự tiếp cận như thế đối với đạo lộ sẽ rất sâu sắc và ích lợi hơn nhiều. Theo giáo nghĩa  Kim cương thừa, đây là cách rất hoàn hảo trong việc nhất hai lãnh vực: phương pháp và trí tuệ của đạo lộ. Trước hết, chúng ta thực tập thiền dựa trên tánh không và sau đó, nhận thức về tánh không của mình được hình dung hoặc có mặt trong hiện thân vật lý hoặc thánh thân (thân của bực thánh). Chúng ta lại tập trung chú ý vào thánh thân và nhận thức tánh không của nó. Sự kết hợp hoàn hảo nhất xảy ra trên cấp độ thiền định cao nhất.

          Nếu chúng ta có thể thâm nhập vào con đường Kim cang thừa dựa trên cơ bản hiểu biết rỏ ràng về giáo lý mật tông, thì nó thực sự trở nên hoàn hảo và vô cùng lợi ích. Trong quá khứ, các thiền sư Tây Tạng đã nhấn mạnh nhiều ý nghĩa về giáo lý Kim cương thừa qua biểu tượng Kim cương chử[2] và chuông. Người Tây tạng cho rằng nếu sử dụng các pháp khí này với nhận thức hoàn toàn về ý nghĩa của chúng và hiểu biết rốt ráo đạo lộ Kim cang thừa, thì khi chúng ta rung chuông, nó sẽ có biểu tượng và ý nghĩa rất cao cả. Tuy nhiên, nếu hành động rung chuông đơn thuần, thì thực sự không mang lại bất cứ tính thiêng liêng thâm thúy nào. Điều này chúng ta có thể thấy trâu bò có đeo chuông xuông quanh cổ của chúng và tạo ra tiếng ồn lớn gây khó chịu.

          Lý do tôi chỉ ra điều này là bất hạnh thay, đôi lúc, có những người vội vàng muốn nắm bắt giáo học Kim cang thừa bởi vì cách mà trong đó được chỉ bày là tốt nhất, cao nhất và nhanh nhất khiến nhiều người hấp tấp tiếp nhận các quán đảnh[3] mà không có nhận thức hoàn toàn về những  gì nó liên quan đến và có ý nghĩa thực sự của nó. Có một nguy cơ đáng sợ  khi sự rung chung của chúng ta trở nên như sự rung chuông của trâu bò. Đây là điều rất thực tế tồn tại trong một số Phật tử Tây Tạng. Khi họ nghe có một buổi lễ quán đảnh, thì mọi người vội vã đến đó với nhiệt tình cao độ. Tuy nhiên, một số người khi nghe có các buổi thuyết giảng về Phật giáo, thì họ cho rằng “ồ, vâng, tốt…”. Đôi lúc, tôi khai thác nhược điểm này và sử dụng nó làm lợi thế cho mình.Tôi thông báo có một lễ hội quán đảnh Kalachakra[4]và mọi người nhanh chóng đến tham dự. Vừa qua, tôi thực hiện nghi lễ Kalachakra rất nhanh nhằm tranh thủ nhiều thời gian hơn để giải thích những yếu tố then chốt và khái quát tổng thể giáo lý Phật giáo. Bằng cách đó, khiến họ phải ngồi lắng nghe giáo pháp. Đây là phương tiện khéo léo của tôi! Mặc dù tôi nghỉ mình khá thông minh, nhưng có một số Phật tử còn thông minh hơn cả tôi nữa. Họ tính toán dứt khoát chỉ có mặt chính xác khi ngày lễ hội quán đảnh Kalachakra diễn ra.

          Bạn nên hình dung vị thầy là hiện thân của đức Văn Thù Sư Lợi; Ngài cấm thanh gươm màu cam bên tay phải và cầm bông sen với quyển kinh bên tay trái. Đây là cách bạn hình dung về vị thầy. Hãy tưởng tượng vòng hoa trên đầu vị thầy cũng giống như vòng hào quang màu trắng trên điỉnh đầu của đức Văn Thù Sư Lợi, quanh cổ có màu đỏ và giữa ngực có màu xanh cũng tương tự đức Văn Thù. Hãy hình dung nơi có mandala[5] hoàn hảo được trang trí giống với thân của đức Văn Thù Sư Lợi.

          Ban đầu, bạn thỉnh nguyện vị thầy, người mà mình đã hình dung như thân của đức Văn Thù Sư Lợi để trao cho bạn năng lực và sự chúc phúc của đức Văn Thù. Bây giờ, bạn hãy hình dung trước mặt mình rằng đức Văn Thù Sư Lợi được chư Phật, chư Bồ-tát vây quanh. Trước quý Ngài, bạn quy y Tam bảo và thực hành các hạnh nguyện của Bồ-tát nhằm tạo nên ước vọng để tiến hành những hoạt động của Bồ-tát.

          Trong quá khứ, giữa các thành viên của giáo đoàn  đã tiếp nhận năng lực mật tông, họ có thể hình dung chính bản thân mình như đức Văn Thù được mô tả trước đây. Nếu đây là lần đầu tiên thực hành theo giáo học Kim cang thừa, thì bạn nên hình dung đức Văn Thù đang hiện diện trên đỉnh đầu của mình. Tại thời điểm này, mọi người nên nổ lực phản chiếu về những gì đích xác là bản chất của tự ngã hay cái tôi. Chúng ta luôn có những tư tưởng về “ý thức cái tôi”: “tôi là thế này, tôi là thế kia”. Chúng ta nên suy ngẫm về những gì chính xác là tự ngã. Như tôi đã trình bày, trong ý nghỉ thông thường của mình, chúng ta luôn hướng tới với nhận thức rằng có một điều gì đó được gọi là tự ngã hoặc cái tôi chi phối tất cả các yếu tố tâm, sinh lý. Chúng ta có những ý nghỉ như “thân thể của tôi”, “tâm của tôi” hoặc “các cảm giác của tôi” vv. Do vậy, xuất hiện cảm nghỉ rằng có có một tự ngã, tôi hoặc cái tôi riêng biệt với các yếu tố tâm, sinh lý thực nghiệm. Hơn nữa, trong cùng thời điểm, nếu chúng ta đã quán sát kỉ tự ngã này là riêng biệt với thân, tâm, thì khái niệm bắt đầu biến mất.

          Trong tác phẩm Bảo Hành Vương Chánh Luận của mình, ngài Long Thọ đã tuyên bố rằng con người không phải là các yếu tố đất, nước, gió, lửa, nhưng không có bất cứ ai nằm ngoài các yếu tố ấy. Ngài cũng nói rõ khái niệm của con người hoặc tự ngã sanh khởi từ cơ bản hợp nhất của các yếu tố đó (năm uẩn), nên con người không thể hiện hữu theo thực tại độc lập hoặc thực tại bản chất. Long Thọ tiếp tục chỉ ra rằng giống như con người hoặc tự ngã không thể được tìm thấy trong hoặc hoặc tách biệt khỏi các yếu tố cơ bản tạo thành, tương tự, chính những yếu tố riêng biệt, nếu đặt dưới sự phân tích đồng dạng là gán ghép lại, thì không thể được tìm thấy sở hữu trong bất cứ thực tại phụ thuộc hay thực tại nội tại nào. Sự phân tích có thể bao trùm toàn bộ cả các lãnh vực của hiện tượng.

          Những người đã bắt đầu thực hành giáo học Kim cang thừa trước đây, thì bây giờ, nên hình dung rằng nhận thức hiểu biết tánh không mà chúng ta vừa phát huy sẽ hòa vào tánh không và biểu hiện trong hình thức của hạt giống màu cam với âm tiết câu thần chú Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhih[6]. Sau đó, âm tiết này chuyển hóa thành đức Văn Thù Sư Lợi với tay phải cầm thanh gươm màu cam, tay trái cầm cành hoa sen và quyển kinh. Những người đó tiếp nhận lễ quán đảnh lần đầu sau khi đã phản chiếu bản chất của tánh không nên hình dung đức Văn Thù tọa vị trên đỉnh đầu của mình.

          Trên đỉnh đầu của đức Văn Thù là A Súc Bệ Phật với khuôn mặt màu xanh và hai tay cầm chùy kim cương. Trong cùng một hình thức, bậc thầy như Văn Thù Sư Lợi, với ánh sáng lòng từ phát khởi và chạm đến trái tim của bậc thánh trong mandala được hình dung trước mặt bạn. Từ trái tim thánh thiện trong ánh sáng (trí tuệ) mandala phát ra ở tất cả các hướng và làm lan tỏa sự chúc phúc của chư Phật, chư Bồ-tát khắp mười phương. Những hiện tượng này trở lại trong hình tượng của đức Văn Thù hòa nhập và xuyên suốt tất cả các lổ chân lông trên cơ thể bạn.

          Trong tâm mình, bạn hãy hình dung như đức Văn Thù mang trên đỉnh đầu bánh xe màu trắng bao gồm bốn cái căm xe, bánh xe của trí tuệ. Ở giữa bánh xe là âm tiết Dhih. Ở hai bên chữ Dhih, ngay chính giữa bánh xe, là chữ Ah nằm bên phải và chữ Om nằm bên trái. Trên bốn cây căm của bánh xe, từ phía trước, theo chiều kim đồng hồ, hãy quán tưởng các chữ Ra, Pa, Tsa và Na. Bây giờ, bạn nên quán tưởng  việc thoát ra khỏi tâm điểm các biểu tượng  của vị thầy theo chiều hướng bánh xe trí tuệ tương tự với tất cả các âm tiết, những điều hòa tan vào tâm của bạn. Theo cách này, hãy quán tưởng việc tiếp nhận các phước lành của thần chú và ngôn ngữ của đức Văn Thù. Hãy lập lại theo tôi với câu thần chú Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhih.

          Trong cổ họng của bạn là âm tiết Dhih theo chiều ngang với đầu chữ của nó đối mặt với lưng của bạn. Khi tất cả chúng ta niệm thần chú Dhih, Dhih, Dhih…108 lượt trong một hơi thở ra vào, bạn nên hình dung nhiều chữ Dhih nhỏ tỏa ra từ chữ DHIH lớn qua cổ họng của mình và được hấp thụ bởi chữ Dhih trong tâm mình. Theo cách này, hãy hình dung rằng nó làm tăng trưởng tâm và năng lực trí nhớ của bạn.

          Bạn nên lập nguyện để thực hiện trì niệm thần chú của đức Văn Thù Sư Lợi trên cơ bản hằng ngày, có thể xuyên suốt toàn bộ một xâu chuổi (lần hết tràng hạt 108 hạt). Nếu bạn không trì niệm hết một xâu chuổi, thì có thể thực hiện 7 hoặc 21 biến trên cơ bản hằng ngày là được. Lễ hội chúc phúc của đức Văn Thù kết thúc. Tôi đã nhận được sự trao truyền từ hai vị Lama Tathag Rinpoche và Trijang Rinpoche. 

 



[1] Kim cương thừa (zh. 金剛乘, sa. vajrayāna) là tên gọi một trường phái Pht giáo xuất hiện trong khoảng thế kỉ thứ 56 tại Bắc Ấn Độ. Kim cương thừa bắt nguồn từ Đại thừa (sa. mahāyāna) và được truyền qua Tây TạngTrung QuốcNhật Bản (riêng bộ Vô thượng du-già không được truyền sang Trung Quốc và Nhật), Mông Cổ và Nga. Đây là một trong ba bộ phái Phật giáo chính hiện nay, hai bộ phái còn lại là Phát triển (còn gọi là Bắc tông, Đại thừa, Đại chúng) và Nguyên thủy (còn gọi là Nam tông, Tiểu thừa, Thượng tọa)

Xuất phát từ Phật giáo Đại thừa, nhưng trường phái này lấy thêm những phương pháp tu học huyền bí, có tính chất mật truyền. Thường thường các phái này được hướng dẫn bằng một vị Đạo sư, kinh sách của họ trình bày nhiều phép tu luyện được gọi là Đát-đặc-la (sa. tantra). Kim cương thừa hay sử dụng Chân ngôn (sa. mantra) và có ảnh hưởng mạnh nhất tại Tây Tạng. Vì hay sử dụng Chân ngôn, Phật giáo Tây Tạng cũng gọi Kim cương thừa là Chân ngôn thừa (sa.mantrayāna).

Giáo pháp của Kim cương thừa mang tính chất Mật giáo, bao gồm các yếu tố của phép Du-già (sa. yoga) và các tôn giáo thiên nhiên của Ấn Độ trộn lẫn với tư tưởng Phật giáo. Quan trọng nhất là ảnh hưởng từ Tây Bắc Ấn Độ với nhiều biểu tượng về Tịnh quang (sa. ābhāsvara, cũng được dịch là Cực quang, ánh sáng rực rỡ) cũng như ảnh hưởng của Bắc Ấn về việc tôn thờ tính dục.

Trong thời gian đầu, giáo pháp này chỉ được khẩu truyền, và đến giữa thế kỉ thứ 6 và thế kỉ thứ 10 mới được hệ thống hóa và kết tập hoàn chỉnh. Các tác phẩm quan trọng nhất của Kim cương thừa là Bí mật tập hội (sa. guhyasamājatantra) và Thời luân đát-đặc-la (sa. kālacakratantra) cũng sinh ra trong thời gian này. Các kinh sách quan trọng nhất của Kim cương thừa được gồm trong các Đát-đặc-la cũng như các bài Chứng đạo ca của các Thành tựu giả (sa. siddha, cũng gọi là Tất-đạt), là các bài diễn tả kinh nghiệm của phép tu Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā).

Lúc Kim cương thừa truyền qua Tây Tạng thì cũng là lúc giáo pháp này đã có một chỗ đứng vững chắc trong Phật giáo nói chung. Muốn lĩnh hội Kim cương thừa, hành giả phải có một kiến giải sâu xa về giáo pháp của các bộ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giáo pháp theo cách luận giải của Long Thụ (sa. nāgārjuna) và Vô Trước (sa. asaga). Vì vậy Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng được gọi là "Nhân thừa" (zh. 因乘, sa. hetuyāna) và Kim cương thừa được gọi là "Quả thừa" (zh. 果乘, sa.phalayāna). Trong Kim cương thừa, có một yếu tố quan trọng khác là vai trò của một vị Đạo sư, vị này Quán đỉnh và truyền lực, hướng dẫn đệ tử thiền quán, chú tâm vào một Thành tựu pháp (sa.sādhana) nhất định. Trong các phép này, sử dụng Chân ngôn, quán Mạn-đồ-la và bắt Ấn (Phật giáo) là những phương tiện quan trọng. Trong Kim cương thừa, Kim cương chử (sa. vajra), tức là chùy kim cương, biểu hiện sự Giác ngộ, ngộ được sự nhất thể của vũ trụ, vượt trên mọi nhị nguyên thông thường.  

 

 

[2]Kim cương chử hay chùy kim cương (tiếng Phạn: वज्र - vajra) là một trong những biểu tượng quan trọng của Phật giáo và Ấn Độ giáo. Đặc biệt, nó là biểu tượng của Kim cương thừa. Theo ngôn ngữ Tây Tạng thì nó có tên là dorje (Wylie: rdo-rje; ZWPY: dojê ), cũng là một cái tên nam giới ở Tây Tạng và Bhutan. Dorje cũng có nghĩa là một cái vương trượng nhỏ được các vị lạt-ma Tây Tạng cầm ở bên tay phải trong các buổi lễ tôn giáo. Đây là một pháp khí có tính chất cứng rắn của kim cương, có thể cắt mọi vật thể khác mà không vật thể nào cắt được nó, đồng thời, nó có thêm sức mạnh vô địch của sấm sét (tiếng Anh: diamond thunderbolt). Do vậy, nó là biểu tượng cho tinh thần kiên định và uy lực tâm linh.

Trong các cuộc hành lễ Phật giáo Tantra, kim cương chử và kiền trùy là cặp pháp khí được sử dụng cùng nhau. Trong đó, kim cương chử tượng trưng cho yếu tố Nam, còn kiền trùy tượng trưng cho yếu tố nữ (có học giả cho rằng kim cương chử tượng trưng cho sinh thực khí nam còn kiền trùy (chuông) thì tượng trưng cho sinh thực khí nữ. Trên đỉnh của kiền trùy dùng trong nghi lễ Phật giáo Tantra cũng có gắn một kim cương chử (đơn) với vai trò cán chuông, pháp khí này được gọi là vajraghanta (chuông kim cương). Kim cương chử còn được phối cặp với hoa sen, trong đó, kim cương chử biểu thị dương và kiến thức, còn hoa sen biểu thị âm và lý tính.

Hình ảnh 2 kim cương chử song trùng đặt chéo nhau có thể tạo nên bố cục cơ bản của Mạn đà la, tạo thành 4 điểm biểu thị 4 phương của vũ trụ. Nó cũng xuất hiện qua nhiều hình dáng như một trong những vòng bảo vệ chung quanh phần trung tâm của Mạn đà la. Kim cương chử thường được đúc bằng đồng và được mạ vàng. Có nhiều loại Kim cương chử nhưng loại phổ biến nhất là Kim cương chử ba ngạnh. Loại này có thể được so sánh với cây đinh ba thường được dùng ở Ấn Độ để tượng trưng cho uy quyền. Kim cương chử còn là vũ khí ưa thích của thần Indra trong điện thờ Ấn giáo.

 

 

[3] Quán đảnh là nghi thức của Phật giáo Tây Tạng. Nói nôm na là lễ nhập đạo hay nhập môn. Quán Đảnh dịch từ tiếng Tây Tạng Wang có nghĩa đen là: “Quyền năng ”, nhưng trong ý nghĩa là “ban truyền quyền năng’’. Điều đó hàm ý là sự ban truyền quyền năng của trí tuệ từ vị thầy sang đệ tử, cho phép vị đệ tử đó đi vào hành trì tu tập và gặt hái thành quả tu tập. 
Theo truyền thống Kim Cang Thừa, hành giả cần phải thọ nhận lễ Quán Đảnh để đón nhận năng lực gia hộ của chư Phật, chư Hộ Phật và chư Đạo Sư trước khi hành trì các pháp môn thiền quán tưởng theo hướng dẫn trong các nghi quỹ (sadhana). Hai lễ Quán Đảnh A Di Đà và Dược Sư có ý nghĩa là tăng thêm năng lực cho người hành trì pháp môn Niệm Phật. 
Lễ Quán Đảnh là nghi thức biểu tượng, là hành vi thiền định để tạo ra một tương ưng giữa Tâm và Tâm. Y cứ vào đó, trạng thái tâm chưa giác ngộ của người thọ nhận pháp Quán Đảnh tạo điều kiện làm quen và giúp cho tương ưng với tâm giác ngộ của một vị thày hay vị đạo sư. Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức, sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ. 

 

 

[4] Kalachakra là một cách luyện Thiền định của Phật giáo và được liệt vào hàng cao nhất trong cách luyện về Mật giáo Yoga. Theo lịch sử của Mật giáo, một năm sau khi Đức thích Ca Mâu Ni thành đạo, Ngài được vua Da Wa Zang Po của vương quốc Shambhala (một lãnh thổ được mô tả nằm cạnh sông Tarim thuộc trung tâm Á châu) thỉnh cầu Ngài chỉ dạy bộ môn Mật tông Kalachakra.

Theo truyền thống của Mật Tông Kalachakra đầu tiên được truyền liên tục qua bảy vị hoàng đế của vương quốc Shambhala, rồi kế đến hai mươi lăm vị danh sư. Những vị danh sư này được giao phó truyền bá rộng rãi cách luyện tập Mật Tông càng phổ biến càng tốt. Đúng vào thời điểm mà vị danh sư thứ mười hai làm truyền nhân, thì Mật Tông Kalachakra được truyền từ Shambhala sang Ấn Độ. Sự kiện này xảy ra nhờ sự viếng thăm của hai thương gia người Ấn, sau khi họ đã học hỏi được, vội truyền bá nó vào nước của họ. Về sau chính nhờ sự nỗ lực thành công của hai mươi lăm vị thông dịch viên mà Pháp Môn Thiền Định Vô Thượng này đã được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng. Vào khoảng thế kỷ thứ VIII, thời đại của B’u-Ton, sự tu tập đã trở nên thịnh hành một cách phổ biến tại nơi đây.

Trong bộ Bách Khoa Toàn Thư của sư Tổ B’u-Ton có viết rõ những điều chú thích rộng rãi nhất của Mật Tông Kalachakra và thông qua môn đệ của Ngài là Cho-Kyi Pal-Wa và kế tiếp là Je Tzong-K’a-Pa. Sau khi lĩnh hội những gì đã được truyền thụ, Je Tzong-K’a-Pa bắt đầu ẩn dật và tinh tấn Thiền định, Ngài đã đạt tới mức cao nhất của sáu bậc năng lực. Kết quả của sự ẩn dật đã đem đến cho Ngài một thành công lớn. Về sau Je Tzong-K’a-Pa truyền xuống cho đệ tử của ngài là K’a-Dr’ub Je, từ đó về sau sợi dây truyền và thụ không đứt khoảng, được tiếp nối từ đời này sang đời khác của các bậc danh sư bất khả tư nghì của Tây Tạng, và được sự tiếp nhận bằng thần thức của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 qua người Thầy của mình là Ngài Kyabje Yongdzin Ling Rinpoche, là vị thứ chín mươi bảy được thừa tự ngôi vị của ngài Je Tzong-K’a-Pa. Sợi dây liên kết không bị gián đoạn của Mật Giáo Kalachakra được truyền đến ngày hôm nay quả là một ý nghĩa phi thường.

Cũng như Je Tzong-K’a-Pa và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm vẫn thường nhấn mạnh, điều quan trọng trước khi bước vào sự tập luyện Đại thừa Mật Tông là phải có căn bản vững chắc về nền tảng phổ thông của Đại thừa, là sự đoạn tuyệt và phát Bồ Đề tâm, cùng sự thấu triệt Pháp khổ hạnh. Thiếu những yếu tố kể trên hành giả không thể tiếp nhận chắc chắn những kinh nghiệm cụ thể về các sự tập luyện của Mật giáo (Tantric). Tuy nhiên, việc thiết yếu nhất là sự phát tâm của hành giả nhằm tiếp nhận sự truyền pháp Mật tông. Một số người hy vọng được sự gia bị để tránh khỏi những tai ách, bệnh tật và những trắc trở trong cuộc đời họ. Một số khác đeo đuổi với mục đích là muốn được tái sinh (Rebirth) trong một đời sống sung sướng hơn. Cũng có một số người mong muốn rằng chính họ sẽ đạt được tái sanh để tiếp tục tu học. Vì thế muốn tiếp nhận đầy đủ sự điểm đạo (Initiation) tinh khiết, hành giả phải từ bỏ những ước vọng ở trên, vì chúng chẳng qua là những ước vọng ích kỷ. Hành giả phải đến nơi truyền giới với một thái độ mong muốn đạt được sự giác ngộ càng sớm càng tốt qua sự tu luyện Mật Tông trong một khuôn khổ với khả năng mang hạnh phúc cao cả đến cho chúng sanh.

Có tất cả ba cấp để tập luyện Mật Tông, dựa theo đó là Nội công, Ngoại Công và Kalachakra. Ngoại công gồm có: ngành thiên văn học, chiêm tinh học và toán học. Nội công gồm có các cách dạy liên quan đến sự cấu trúc thân thể con người và luôn cả hệ thống năng lực và phương cách khác của Kalachakra là học hỏi và luyện tập Thiền định theo vị thần Kalachakra thật sự và cung điện tròn Mandala của người đang ngự ở trên. Cung điện Mandala thường được vẽ bằng bột màu, có lúc được đắp thành mô hình bằng bột và dùng sơn hoặc bột cát muôn màu để vẽ cung điện Mandala.

Sự hiện hữu của cung điện Mandala rất quan trọng trong thời gian và phạm vi truyền pháp. Vì nó là mục tiêu để cho các hành giả quán tưởng và vị Giáo chủ Mật Tông phải đích thân diễn thuyết buổi truyền Pháp. Vị thần Thiền định Kalachakra có bốn mặt, hai mươi lăm cánh tay và bốn chân. Khuôn mặt chính của ngài là màu xanh dương, hằn lên nét phẫn nộ và nhe nanh. Khuôn mặt phải màu đỏ, khuôn mặt trái màu trắng và khuôn mặt phía sau là màu vàng, mỗi khuôn mặt có ba mắt. Tám cánh tay bên dưới màu xanh dương, nhóm tay ở giữa màu đỏ và nhóm tay trên cùng là màu trắng. Toàn thân của Ngài màu xanh dương, chân phải màu đỏ, chân trái màu trắng, ngài ôm choàng một người vợ màu vàng với bốn mặt và tám tay.

Buổi lễ truyền pháp Kalachakra kéo dài ba ngày. Ngày đầu tiên chuẩn bị cho nghi thức, trong suốt khoảng thời gian này dùng để giải thích những điều cần làm trước khi tập luyện Mật Tông. Đoạn Trừ là cách giác ngộ của bồ đề tâm và phải hiểu đúng nghĩa của vô tri. Trong suốt ngày đầu tiên tất cả Phật tử chưa được phép bước vào Mandala. Trong thời gian chuẩn bị nghi lễ, một người đại diện cho toàn thể các môn sinh, sẽ tung đũa trên một cái khay đặc biệt, nếu chiếc đũa rơi khỏi khay ba lần, toàn bộ đệ tử sẽ không được truyền pháp vào lúc đó.

Buổi truyền pháp thứ nhì và ngày kế tiếp là lễ truyền pháp chánh thức. Gồm có tất cả bảy phần. Được bắt đầu khi toàn bộ đệ tử được phép vào cung điện Mandala xuyên qua vị thần Kalachakra và sự hiện hữu của vị thần nữ. Lúc đó hành giả là đứa trẻ ra đời trong cung điện Kalachakra, vị Lạt Ma nâng niu mình như một người mẹ, sẽ chuẩn bị cho sự tỉnh thức chín mùi của mình. Đầu tiên nước sẽ được chú nguyện và chúng ta sẽ được tắm rửa như tắm rửa cho trẻ sơ sinh. Việc thứ hai là chú nguyện cho các vật trang sức trên đầu, gieo những hạt giống vô giòng trí tuệ của chúng ta để phát triển hiển lộ hào quang của Đức Phật, nghi lễ này giống như lần đầu tiên cạo tóc cho hài nhi. Việc thứ ba là chú nguyện vào khăn bịt mắt, việc này giống như gieo hạt giống cho vùng hào quang trên đầu, và cũng giống như xâu tai và đeo nữ trang lần đầu tiên cho hài nhi. Việc thứ tư là chú nguyện trong chuông và sau đó sẽ phát Phật ngôn (Buddha’s speech).

Tiếng chuông ngân giống như những lời bập bẹ đầu tiên của trẻ. Việc thứ năm là truyền thụ bằng hành động, ủy thác cho hành giả những gì cần thiết để tự luyện tập. Nếu chỉ vài môn đệ thì lúc này mọi người sẽ được trang phục với y phục bằng xương, cầm đinh ba, nếu không có thì họ phải tưởng tượng là đang cầm vật đó. Vào lúc này giống như đứa trẻ bắt đầu chập chững hành động. Việc thứ sáu, trong số các việc truyền thụ là chọn Mật danh, trong thời gian này hành giả sẽ nhận tên của một trong số năm vị Phật Thiền định. Giống như tên gọi của một hài nhi, hành giả sẽ đạt được sự giác ngộ nhân danh một vị Phật làm phương tiện. Việc cuối cùng là phép truyền thụ gồm hai phần: lễ truyền thụ chính thức và nghi thức liên quan đến buổi lễ, việc này giống như bài vỡ lòng tập đọc của thiếu nhi.

Mặc dù không cần hiểu rõ hết toàn bộ những chi tiết trong ba ngày lễ, tuy nhiên hành giả phải có nền tảng vững chắc về phép quán tưởng và sự phát tâm dũng mãnh, thì chắc chắn hành giả sẽ tiếp nhận được toàn bộ sự gia truyền của Mật Tông Kalachakra.

 

 

[5] Mandala (sa. मण्डल maṇḍala, मंड "tinh túy" + "chứa đựng", zh. 曼陀羅, hv. Mạn đà la) là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ. Trong tiếng Sanskrit, mandala có nghĩa là một trung tâm (la) đã được tách riêng ra hay được trang điểm (mand). Có thể coi mandala là một hình vũ trụ thu nhỏ. "Mandala" dịch nghĩa theo chữ Hán là "luân viên cụ túc" (輪圓具足), nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Theo ý nghĩa thực tiễn thì mandala là đàn tràng để hành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện...

Các tín đồ Ấn giáoPhật giáo, sử dụng mandala như một pháp khí hình thiêng, còn đối với các tín đồ Đại thừaKim cương thừa thì Mandala là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo, trong đó có một hay nhiều vị thần ngự trị.

Mật giáo đã thiết lập hai Mandala: Thai tạng giới mandala và Kim cương giới mandala, có nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng của hai bộ kinh Đại Nhật  Kim Cương Đỉnh và theo quan điểm tư tưởng của Phật giáo thì vũ trụ gồm hai phần. Một phần là nhân cách và phần kia là thế giới của nhân cách, là những pháp sở chứng và thọ dụng của Phật. Hai mandala này là sự hội nhập giữa thụ tri và sở tri.

Thai tạng giới mandala (Garbhadhatu mandala) là yếu tố thụ động, mô tả vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tính, như thai mẹ chứa đựng con và từ lý tính thai tạng mà sinh công đức, biểu hiện đại bi tâm của Phật.

Kim cương giới mandala (Vajradhatu mandala) là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, trí tuệ sở chứng của Phật. Ngũ Trí Như Lai là trọng tâm của mandala này. Bí tạng ký viết: "Thai tạng là lý, Kim cương là trí".

Phần lớn các mandala Phật giáo được vẽ, in hoặc thêu những mẫu hoa văn kỷ hà. Một trong những loại mandala lớn thường bắt gặp là mandala bằng cát. Những mandala này được tạo ra trong nhiều tuần lễ và sau đó lại được quét bỏ đi để nói lên tính vô thường của hiện hữu. Ngoài ra, ở Tây Tạng còn có các mandala ba chiều giống như cung điện.

Trong nhiều đền chùa ở Trung Quốc và Nhật Bản (như chùa Todai ở Kyoto), thì các bức tượng chư thần cũng được sắp xếp theo bố cục của mandala. Mandala lớn nhất trên thế giới hiện nay là những khoảng sân đồng tâm của các stupa ở BorobudurJavaIndonesia, có niên đại thế kỷ 8.

Màu sắc cũng mang tính tượng trưng cao trong những mandala, với mỗi phương được biểu thị bằng một màu riêng: xanh lục là phương bắc, trắng là phương đông, vàng cho phương nam và đỏ là phương tây.  

 

[6] Om A Ra Pa Sa Na Dhih là câu thần chú của của đức Văn Thù Sư Lợi. Câu thần chú này biểu hiện sự khôn ngoan, trí tuệ hoàn hảo, là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta vượt trên tất cả các ảo tưởng của vô minh và nhìn thấy thế giới này rõ ràng nhất và chân thật nhất.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập