Dụng công thiền và những chướng ngại

Đã đọc: 3985           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

 NGỒI ĐÚNG TƯ THẾ KIẾT GIÀ-là thù thắng nhất
 TÁC Ý BA TÂM HẠNH CĂN BẢN.
- Tâm hạnh thứ nhất: Nguyện lòng tôn kính Phật tuyệt đối.
- Tâm hạnh thứ hai: Nguyện lòng thương yêu đến tất cả chúng sinh vô hạn.
- Tâm hạnh thứ ba: Nguyện lòng khiêm hạ tột cùng như đất.
 BA BƯỚC DỤNG CÔNG
- Một: biết rõ toàn thân, an trú toàn thân, cảm giác toàn thân. Phải cảm giác từ trong nội tạng, xương tủy đến ngoài da. Biết toàn thân để giữ thân đúng tư thế, giữ thân mềm mại, giữ thân bất động
- Hai, quán thân vô thường, từ trẻ đến già, từ già đến chết, từ chết đến tan hoại hoàn toàn. Lúc về già, cơ thể suy yếu, bệnh, chết, thân thể mục rữa, rồi xương cũng tan rã thành bột bay luôn
- Ba, biết thân này đang thở vào, thân này đang thở ra. Biết thôi chứ không điều khiển ngắn dài nhiều ít gì hết
• Nếu bị vọng tưởng thì chỉ việc quay lại biết toàn thân, quán thân vô thường, biết thân đang thở.
• Nếu bị vọng tưởng mạnh, dai dẳng, thì quay lại tác ý tôn kính Phật, từ bi, khiêm hạ, niệm Phật sám hối
 XẢ THIỀN

 NĂM CHƯỚNG NGẠI CỦA THIỀN LÀ GÌ?
- Chướng ngại đầu tiên: Sự bất ổn của thân, chưa quen ngồi yên lâu, bị tê đau.
- Chướng ngại thứ hai: Vọng tưởng, làm quên công phu, làm mệt mỏi, hôn trầm, cứ thúc xả sớm.
- Chướng ngại thứ ba: Ảo giác vô số loại, làm mình bị lừa chạy theo. 
- Chướng ngại thứ tư: Thần thông diệu dụng. biết đủ thứ chuyện làm mình tự hào tổn phước.
- Chướng ngại cuối cùng: Chấp ngã, làm mình không giải thoát.

 CÔNG PHU THIỀN ĐỊNH ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI NHỮNG ĐIỀU SAU:
- Kín đáo không khoe khoang về công phu thiền định.
- Trong đời sống thường tác ý đi tác ý lại ba tâm hạnh.
- Thường nhớ thân vô thường. Siêng năng làm phước gây tạo công đức.
- Kiên quyết diệt trừ ý bất thiện, niệm Phật sám hối sau khi lỡ khởi ý bất thiện.
 Hành giả đi qua giai đoạn tu vất vả mà không có kết quả, vọng tưởng làm mất công phu hoài, nhưng kiên quyết không thoái chí. Đó là giai đoạn Chánh tinh tấn. Giai đoạn này lâu hay mau tùy phước mỗi người.
 Hành giả bắt đầu chứng được Chánh niệm tỉnh giác, tâm rỗng rang sáng tỏ nhưng còn nhiều ý niệm về đạo lý. Đó là giai đoạn Chánh niệm. Đầu Chánh niệm đến cuối Chánh niệm khác xa lắm, có khi mất vài mươi kiếp mới qua hết.
Hai quả vị Tu đà hoàn và Tư đà hàm thì tương ứng với giai đoạn Chánh niệm cạn và sâu.
 Khi chứng được chánh niệm ở mức độ sâu, hành giả dần dần diệt được Năm triền cái là Sân, Tham, Hôn Trầm, Trạo cử (thân không yên) và Nghi hối (chưa tự tin)
Khi chứng được Thánh quả Tu đà hoàn thì cũng phá được Nghi, cái nghi của Kiết sử, khiến vị này tin kính Phật tuyệt đối
 Qua khỏi chánh niệm, hành giả bắt đầu nhập Sơ thiền của Chánh Định, lọt vào trạng thái bất động từ tâm đến thân, nhưng kiến giải về đạo lý tu hành vẫn còn vi tế khởi liên tục. Cảm giác hỷ lạc toàn thân, tỉnh giác toàn thân, diệt mất bản năng tình dục. Nếu chứng thánh quả thì ngang đây tương ứng Tam quả A na hàm.
 Có người chỉ đủ phước chứng thiền mà không chứng thánh quả. Vì trước đây không hết lòng tôn kính Phật.
 Chứng thiền thì hay tỏ ra an nhiên tự tại. Chứng thánh thì quan tâm đến đạo đức.
 Phải xác định mục tiêu tối hậu của Thiền là diệt trừ Bản ngã vì bậc A la hán Vô ngã hoàn toàn
 Trong việc tu Thiền, hành giả tiến rồi lui là chuyện bình thường, nhưng cứ phải kiên trì mãi cho đến khi đạt được Bất thoái chuyển. Có những người chứng được Thiền khá sâu rồi, thậm chí ngồi yên được vài ngày, vậy mà không đủ phước để duy trì, bị lui lại mất hết. Có những vị đời trước chứng sâu, vì phải tái sinh cách ấm, cũng mất hết để bắt đầu lại, nhưng sẽ nhanh chóng chứng lại. 
 Hành giả phải khéo léo vừa tu Thiền vừa làm phước mãi đến vô lượng vô biên.

Nguồn từ: FB Trần Chánh Giới

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập