Hàn Quốc giao lưu, tìm hiểu văn hóa Phật giáo Pakistan

Đã đọc: 1336           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nguồn tin từ The Buddhist Door cho biết, một đoàn đại biểu Hàn Quốc gồm các tu sĩ, nhà nghiên cứu, người hành hương đã có chuyến đi 4 ngày đến khu khảo cổ Gandhara, Pakistan để thắt chặt quan hệ văn hóa giữa hai quốc gia, trên nền tảng các giá trị lịch sử và di sản Phật giáo.

Nhóm có bốn tu sĩ và các giáo sư, nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Phật giáo Dongguk ở Seoul, các doanh nhân người Hàn Quốc đang hoạt động tại Islamabad, các học giả và đại sứ Hàn Quốc tại Pakistan. Đoàn đã tham quan khu di tích lịch sử thuộc tỉnh Khyber và khu tôn giáo Taxila.

Trong chuyến tham quan đến Viện Bảo tàng Peshawar, đại sứ Hàn Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác song phương thúc đẩy quan hệ văn hóa giữa Hàn Quốc và Pakistan, cũng như giá trị độc nhất của di tích lịch sử thế giới Gandhara - nền văn minh có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển du lịch Phật giáo đến Pakistan.

Nền văn minh cổ đại Gandhara phát triển nở rộ ở lưu vực Peshawar, nay là vùng phía tây bắc Pakistan và đông bắc Afghanistan - là nơi hội lưu của hai con sông Kabul and Swat. Phát triển từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 11 Tây lịch, đỉnh cao là vào năm 100 TCN - 200 Tây lịch, vương quốc này là trung tâm Phật giáo Greco và tiếp sau đó là Phật giáo Gandhara, từ đây Phật giáo lan tỏa đến vùng trung và đông Á.

4 nhà sư Hàn Quốc đến khu khảo cổ Gandhara, Pakistan

Bộ trưởng Du lịch Atif Khan phát biểu trên tờ The News International, khẳng định:“Chúng tôi cần thúc đẩy du lịch tôn giáo tại Khyber Pakhtunkhwa, nơi có 6.000 di tích và địa điểm khảo cổ Phật giáo”.

Được biết, Khyber Pakhtunkhwa là điểm đến hành hương của nhiều người Hàn Quốc vì Phật giáo được giới thiệu đến triều đại Baekje (Hàn Quốc) vào năm 384 Tây lịch bởi tu sĩ Phật giáo Gandhara có tên Maranatha.

Theo đó, lịch sử Phật giáo Hàn Quốc có thể truy nguyên trực tiếp đến nền văn minh Gandhara với các thánh địa Phật giáo, tu viện và di tích khảo cổ ở Pakistan, đặc biệt là Khyber Pakhtunkhwa.

Hiện chính phủ đã chi 600 triệu rupee (tương đương 3,8 triệu USD) để bảo tồn các di tích này và tìm kiếm các nguồn quỹ để bảo tồn, cải thiện các địa điểm khảo cổ trong tỉnh.

Đại sứ Hàn Quốc cũng cho rằng Viện Bảo tàng Swat là nơi linh thiêng đối với Phật tử Hàn Quốc với sự kết nối có từ năm 723 Tây lịch, khi các nhà sư Hàn Quốc Hyecho đến thăm Gandhara và Uddiyana cổ, nay là Swat. Thung lũng Swat không những giàu có về các di tích Phật giáo cổ mà còn rất xinh đẹp và có cảnh quan hùng vĩ cùng với những người dân hiếu khách - Kwak chia sẻ với tờ Dawn.

Ông Park Joung-koo, trưởng khoa quan hệ quốc tế Đại học Dongguk, bày tỏ sự phấn khởi khi tham quan các địa danh Phật giáo tại thung lũng Swat và cho rằng nơi đây “đẹp ngoài sức tưởng tượng” của ông. Thung lũng Swat là nhà của các nền văn minh Ấn Độ và Gandhara cổ đại.

TS.Abdul Samad, giám đốc khảo cổ và bảo tàng cho biết chính phủ Pakistan đã mượn 42 hiện vật từ Viện Bảo tàng Peshawar cho một triển lãm ở Hàn Quốc nhằm nâng cao nhận thức của người dân Hàn Quốc về mối liên hệ văn hóa và tâm linh có lịch sử 1.600 năm giữa hai đất nước.

Di tích Phật giáo tại Pakistan

Chuyến đến Pakistan đoàn lần này là kết quả của triển lãm năm đó và chúng tôi mong muốn nhiều du khách quan tâm đến di sản, lịch sử và khảo cổ - Samad cho biết. Nhiều người Pakistan và Hàn Quốc không biết rằng một nhà sư từ Swabi đã mang Phật giáo đến Hàn Quốc. Trong 20 năm qua, du khách đã ngừng đến nơi này và nhiều người mất kết nối với các sự kiện thú vị nhưng chúng tôi đang nỗ lực làm sống lại các mối liên hệ văn hóa, lịch sử để phát huy và thúc đẩy du lịch di sản - theo tờ Dawn.

Theo dữ liệu từ năm 2010 của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Washington), 96,4% dân số Pakistan theo Hồi giáo. Và có khoảng 1.492 Phật tử tại đất nước này, thống kê năm 2012 của Cơ quan Đăng ký và Dữ liệu Quốc gia Pakistan.

Trần Trọng Hiếu_

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập