Thái Lan: Mã số hóa sách cổ Phật giáo viết tay trên lá cọ

Đã đọc: 1268           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chính phủ Thái Lan đã số hóa và cung cấp trực tuyến vài nghìn bản viết tay từng vùng phía bắc Thái Lan. Các văn bản kỹ thuật số được lưu trữ tại Thư viện Số mới các Bản viết tay Bắc Thái (DLNTM). Các bản viết tay được ghi chép trên lá cọ, được buộc lại với nhau bằng dây để tạo thành sách.

Việc số hóa sẽ làm cho những tài liệu dễ tiếp cận hơn, và để bảo vệ nội dung trong trường hợp bản gốc bị phá hủy do hỏa hoạn hoặc mối mọt, côn trùng gặm nhấm. Nguyên nhân các bản gốc viết tay bị tản mạn thất lạc là do người mượn mà không trả lại.

 Việc sáng kiến này là một phần của Dự án Bảo tồn Bản viết tay Bắc Thái (BMP), được tài trợ bởi chính phủ Đức. Dự án này đã được tiến hành từ năm 1987 đến nay, và tổn phí 730.000 Euro.

 4.274 bản viết tay, một số trong đó thọ hơn 500 năm tuổi, đã được số hóa. Tổng cộng khoảng 7.000 bản viết tay. Một số các bản thảo đang được xem xét bởi các Hiệp hội Bản viết tay Thái để đưa vào cơ sở dữ liệu “Ký ức thế giới” của UNESCO.

 Nhóm nhiên cứu số hóa được dẫn dắt bởi giáo sư Harald Hundius, một Viện sĩ và chuyên gia Đức về ngôn ngữ Pali cổ.  Trong số các bản thảo Thái được viết bằng tiếng Pali và Giáo sư Harald Hundius áp dụng cho một khoản trợ cấp từ Quỹ nghiên cứu của Đức vào năm 1971, để nghiên cứu việc này. Giáo sư Harald Hundius đã đến Thái Lan để học tiếng Lanna địa phương trong thời gian 3 năm từ Singkha Wannasai, một học giả tại chùa Wat Sung, Phrae.

 Giáo sư Harald Hundius hoan hỷ với Phật sự này và chia sẻ rằng: “"Tôi vẫn còn nhớ cảnh của 15 người dân miền Bắc ngồi tại Wat San Rim Ping, mở các bản viết tay, đọc cho nhau và mỉm cười. Tôi đã tò mò và cố gắng đọc những câu chuyện. Cuối cùng, tôi hiểu được câu chuyện sau nửa năm. Các văn bản rất khó. Tôi muốn học nhiều hơn và nhiều hơn nữa".

 Tiến sĩ Harald Hundius là một Giáo sư tại Đại học Passau (University of Passau), Đức, nghiên cức ngôn ngữ và văn học Thái Lan và Lào từ năm 1993 đến năm 2004. Ông cũng tham gia vào các dự án số hóa cho Thư viện Quốc gia Lào tại Campuchia. Ông đã làm việc trên dự án từ năm 1992.

 Các bản viết tay bao gồm các công trình cổ xưa về lịch sử, tôn giáo và pháp luật, cũng như văn hóa dân gian và truyện dân gian, và các công trình lịch sử nổi tiếng như hệ thống luật của vua Mengrai và Chiang Mai, một biên niên sử về lịch sử địa phương ở miền bắc Thái Lan.

 Những bản viết tay cổ nhất có từ năm 1471, và là một phiên bản tiếng Pali những câu chuyện Jataka, được gọi là "Chadok" ở Thái Lan, đó là những câu chuyện về tiền kiếp của Đức Phật. Bản gốc nằm tại chùa Wat Lai Hin ở Thái Lan. Tác phẩm này là bản sao của bản văn của ngài Huyền Trang thỉnh về từ Ấn Độ.

 Các bản viết tay chủ yếu được lưu giữ trong các ngôi chùa cổ trong khu vực, trong đó bao gồm Wat Phra That Si Chom Thong ở Chiang Mai; Wat Phra Singh, Wat Chedi Luang và Wat Duang Dee ở Chiang Mai, Wat Sung Men ở Phrae và Wat Lai Hin ở Lampang.

 David Wharton, Giám đốc kỹ thuật DLNTM, cho biết: "Chúng tôi đang hy vọng số hóa nhiều hơn nữa, để bảo tồn các bản gốc viết tay trên lá cọ từ các ngôi Cổ tự Phật giáo ở Thái Lan, số văn bản gốc bị thất lạc phần lớn do người mượn mà không trả, hoặc sự cố hỏa hoạn, thiếu sự bảo quản và mối mọt, côn trùng gặm nhấm. . .

 Số hóa những văn bản gốc này sẽ giúp công chúng dễ dàng tiếp cận nghiên cứu rộng rãi.

 Chúng tôi mong sự ý thức chung của cộng đồng trong sự trân quý và bảo quản tốt những giá trị quý báu này”.

 Phibul Choompolpaisal, Thư ký của Hiệp hội Bảo tồn Bản thảo xem xét các Dự án Bảo tồn do Giáo sư Harald Hundius chủ trì là nguồn cảm hứng cho những nhà nghiên cứu, trí thức học thuật.

 Theo ông, Cục Mỹ thuật đã khảo sát mục lục Bản thảo từ một vài ngôi Cổ tự Phật giáo trên 30 tỉnh tại Thái Lan. Bao gồm các ngôi Tự viện Phật giáo Hoàng gia Thái Lan, chùa Phật Ngọc, Chùa Bowon Niwet và Wat Rachathiwat . . .

  Boonlert Sananon, Chủ tịch Hiệp hội Bảo tồn Bản thảo cho biết: “Khoảng 10% của tất cả các Bản thảo viết tay (gốc) ở Thái Lan đã được đăng ký tại Cục Mỹ thuật từ năm 1975.

 Tài liệu từ 100 năm thì được xem là Cổ vật và được Bảo vệ (Theo Đạo luật 1941. Tài liệu cổ Act, Sites và Objects”.

 Theo Báo cáo của Tạp chí Kỹ thuật số các Bản thảo gốc được viết trên lá cọ và buộc lại bằng dây. Thư tịch viết tay quý hiếm tồn tại nhiều thế kỷ dễ bị tổn thương bởi hỏa hoạn, trộm cắp, mối mọt, côn trùng gặm nhấm.

 Hy vọng rằng việc bảo vệ các công trình số hóa trực tuyến sẽ giúp tuổi thọ những Văn bản gốc quý giá này, và cho phép truy cập toàn cầu.

 

  







Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập