GHPGVN tinh tiến thực hiện việc gì năm 2011? - phần 1

Đã đọc: 1934           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trên cơ sở lời chỉ dạy Tinh tấn của Hòa thượng Chủ tịch, chúng tôi (chúng con) xin mạnh dạn đề xuất một số hoạt động đối với các ban/ngành viện cốt lõi của Giáo hội để thực hiện mục tiêu “xây dựng Giáo hội tinh tiến”.

Chúng tôi (chúng con) rất xúc động khi đọc được phát biểu của Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHGPVN, trong đó Hòa thượng nhắc nhở “Mỗi người trong chúng ta phải phấn đấu không ngừng để luôn được tinh tiến, chung sức xây dựng một Giáo hội tinh tiến.”

Đây là một lời nhắc nhở rất cốt yếu trong bối cảnh hoạt động của Giáo hội nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung hiện nay.

Giáo hội hoạt động theo hình thức tự nguyện, đồng thuận, không có giáo quyền. Vì vậy, Giáo hội chỉ thực sự hoạt động hiệu quả nếu tất cả các thành viên của Giáo hội, các chùa đều đồng lòng chung sức, nỗ lực đoàn kết cũng hoạt động vì Phật sự và mục tiêu chung.

Phật giáo Việt Nam hiện nay còn ở thế bị động, rời rạc, thiếu hợp tác và gắn kết trong việc thu hút và hướng dẫn Phật tử tu tập và duy trì tín đồ. Nếu tất cả chư Tăng Ni, Phật tử cùng tinh tiến, dũng mãnh trên đường hoằng dương Phật pháp, đem ánh sáng của Từ bi và Trí tuệ chiếu rọi khắp mọi nơi, thì những giải pháp, việc làm sẽ được đưa ra và thành tựu.

Trên cơ sở lời chỉ dạy Tinh tấn của Hòa thượng Chủ tịch, chúng tôi (chúng con) xin mạnh dạn đề xuất một số hoạt động đối với các ban/ngành viện cốt lõi của Giáo hội để thực hiện mục tiêu “xây dựng Giáo hội tinh tiến”.

ĐỐI VỚI BAN HOẰNG PHÁP

1. Biên soạn bộ sách và đĩa hình “Phật pháp cho mọi người”, trong đó có những tập giáo lý chung, và những tập giáo lý cho từng đối tượng cụ thể như thiếu nhi, thanh niên, gia đình, người cao tuổi, bác sĩ, giáo viên, công nhân, thương nhân, với những tình huống của đời sống. Ví dụ tập sách cho thương nhân, doanh nhân thì có các tình huống tạo động lực cho nhân viên, giảm stress, tìm kiếm lợi nhuận…

Các tập sách này được biên soạn theo hình thức giáo dục từ xa, có bài giải thích, có tóm tắt, có câu hỏi ôn tập, có câu hỏi kiểm tra, có gợi ý tình huống ứng dụng. Biên soạn theo hình thức này sẽ giúp Phật tử tự học trong trường hợp không có giảng sư.

Nội dung sách cũng được biên soạn theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, ngôn ngữ thông thường, Việt hóa tối đa từ Hán Việt, tránh đi sâu vào những vấn đề lý luận Phật học cao siêu, khó hiểu, xa lạ.

Đi kèm với bộ sách “Phật pháp cho mọi người”, Ban Hoằng pháp xây dựng bộ đĩa giảng pháp theo nội dung bộ sách này, đảm bảo tính chuẩn mực trong việc giảng dạy giáo lý cơ bản và ứng dụng. Sách kèm đĩa sẽ được phân phối đến các chùa, các đạo tràng.

Có thể nói đây là việc cấp thiết và hoàn toàn trong khả năng thực hiện của Ban Hoằng pháp Trung ương.

Bên cạnh bộ sách này, Ban Hoằng pháp phối hợp với Ban Văn hóa xây dựng các áp phích, tờ rơi, bưu thiếp, sách bỏ túi để truyền bá Phật pháp vào các dịp lễ hội lớn, lễ hội đầu năm.

2. Xây dựng quy chế, xác định rõ nhiệm vụ, tập huấn bài bản, thúc đẩy hoạt động của các hoằng pháp viên

Điều đáng mừng là Ban Hoằng pháp đã thấy rõ tầm quan trọng của Phật tử trong hoạt động hoằng dương Phật pháp, vì vậy đã đưa ra vị trí hoằng pháp viên để thực hiện nhiệm vụ hoằng dương Phật pháp.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay vị trí, vai trò của các hoằng pháp viên còn rất mờ nhạt, họ vẫn là bóng của quý Thầy và chưa phát huy vai trò đúng với tên gọi “hoằng pháp viên”, tức người hoằng pháp. Xin đề xuất một số nhiệm vụ của hoằng pháp viên:

- Giới thiệu Phật pháp đến với mọi người tùy điều kiện, hoàn cảnh
- Giúp đỡ, hướng dẫn những người đến với đạo
- Giúp đỡ, hướng dẫn đồng đạo tu tập theo đúng chính pháp
- Hỗ trợ hoạt động hoằng pháp của chư Tôn đức, của chùa, của Giáo hội

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hoằng pháp viên, Ban hoằng pháp nên tổ chức các khóa tập huấn bài bản, dài ngày, có giáo trình, tài liệu Phật pháp, chuyên môn (Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng nắm bắt tâm lý, Kỹ năng quản lý hoạt động, Kỹ năng thuyết phục…), được cấp chứng nhận hoằng pháp viên.

Hàng năm, nên có chỉ tiêu đánh giá, xếp hạng, tuyên dương công đức các hoằng pháp viên để thúc đẩy sự tinh tấn của họ. Các chỉ tiêu đánh giá có thể là số người giới thiệu gia nhập đạo Phật, số thời gian diễn giảng Phật pháp, số Phật tử hướng dẫn tại đạo tràng, số Phật sự tham gia, tính phức tạp của môi trường hoạt động hoằng pháp.

Có thể nói hoằng pháp viên chính là những “người lính” trên tuyến đầu của Giáo hội, không chỉ có chức năng hoằng pháp mà cả chức năng hộ pháp. Ban Hoằng pháp có thể kết hợp với Ban Hướng dẫn Phật tử để đào tạo cả nhiệm vụ quản lý các đạo tràng.

3. Xúc tiến nghiên cứu và xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến Phật pháp trên internet, đảm bảo Phật tử trẻ và những người tiếp cận internet có thể học Phật pháp mọi lúc, mọi nơi một cách bài bản, chuyên nghiệp. Phattuvietnam.net sẽ có đề xuất cụ thể về Cổng đào tạo trực tuyến Phật pháp này.

BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ

Nếu ban Hoằng pháp có nhiệm vụ thu hút Phật tử, thì Ban Hướng dẫn Phật tử là cơ quan nòng cốt của Giáo hội trong việc duy trì, quản lý và giúp Phật tử gắn bó lâu dài với Phật pháp. Lâu nay, chúng ta chưa thấy vai trò này được phát huy, nhất là với phân ban Hướng dẫn cư sĩ Phật tử.

1. Xác định rõ mô hình, xây dựng quy chế tổ chức, quản lý, tập hợp các sinh hoạt của thanh thiếu niên Phật tử ngoài hệ thống gia đình Phật tử, đảm bảo đa số các chùa đều có sinh hoạt thanh thiếu niên Phật tử mà không cần chờ đến lúc Sửa đổi hiến chương Giáo hội. Đây là việc làm cấp bách và thiết yếu nhất của Ban Hướng dẫn Phật tử trong giai đoạn hiện nay, vì nếu để giới trẻ rơi vào tay ngoại đạo (vốn đang rất hăng say hoạt động) thì coi như đóng cửa tương lai Phật giáo.

Đặc biệt, Ban Hướng dẫn Phật tử cần xây dựng được Bộ tài liệu hướng dẫn sinh hoạt thanh thiếu niên cho người trụ trì, cho các thanh thiếu niên Phật tử nòng cốt, trong đó hướng dẫn cụ thể về nội dung, hình thức học giáo lý, sinh hoạt thanh thiếu niên (văn nghệ, thể thao, vui chơi…)

Ngoài ra, tổ chức Trại họp bạn các ban chủ nhiệm câu lạc bộ thanh thiếu niên Phật tử trên toàn quốc để chia sẻ và đúc kết kinh nghiệm sinh hoạt.

2. Xây dựng công văn hướng dẫn cụ thể các chùa tổ chức quy y Tam bảo, phát thẻ Phật tử, thống kê biến động, quản lý tín đồ, coi đây là việc làm bắt buộc của các chùa. Đồng thời, Ban Hướng dẫn Phật tử cần tổ chức hội thảo và đúc rút kinh nghiệm, biên soạn tài liệu hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho các chùa (thông qua Ban Trị sự, Ban đại diện) về hoạt động duy trì và quản lý Phật tử, cụ thể:

- Tổ chức hoạt động đạo tràng
- Nắm bắt tâm tư, tình cảm của Phật tử và người dân địa phương
- Kỹ thuật thống kê tín đồ
- Tổ chức các hoạt động tu tập, sinh hoạt tại chùa
- Chống cải đạo
-  Hướng dẫn Phật tử tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương

3. Phối hợp với Ban Hoằng pháp tổ chức các hội thi giáo lý, thuyết trình Phật pháp, hội thảo ứng dụng Phật pháp trong đời sống. Nếu Ban Hoằng pháp là cơ quan giảng dạy giáo lý thì Ban Hướng dẫn Phật tử chính là nơi kiểm định hiệu quả học tập, tu học giáo lý của Phật tử.

Hiện nay, việc tổ chức hội thi giáo lý còn mang tính tự phát, chưa theo lịch trình thường lệ, chưa rộng khắp các cấp giáo hội, chưa rõ Ban Hoằng pháp hay Ban Hướng dẫn Phật tử tổ chức. Theo chúng tôi, việc tổ chức hội thi giáo lý, hội thi thuyết trình Phật pháp nên giao cho ban Hướng dẫn Phật tử thực hiện để đảm bảo tính khách quan trong đánh giá việc dạy và học Phật pháp.

Ban Hướng dẫn Phật tử nên tổ chức hội thi giáo lý theo các cấp giáo hội: cấp huyện – cấp tỉnh – cấp vùng miền, phân chia theo các nhóm đối tượng thiếu niên, thanh niên, trung niên… Hình thức thi không chỉ thi viết, hay trắc nghiệm, mà cần có việc ứng dụng Phật pháp trong các tình huống đời thường.

Ngoài các hội thi giáo lý, thuyết trình Phật pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử có thể tổ chức các cuộc thi khác, ví dụ:
- Thi viết thư chủ đề Phật pháp: Phật tử viết thư gửi người có liên quan để chia sẻ việc tu học và giá trị Phật pháp mang lại cho đời sống cá nhân, gia đình
- Thi sáng tác văn học Phật giáo (phối hợp với ban Văn hóa)
- Thi văn nghệ Phật giáo

4. Đối với một số nhóm đối tượng Phật tử đặc thù như sinh viên, nghệ sĩ, trí thức, doanh nhân, nhà khoa học, Ban Hướng dẫn Phật tử cần tạo ra các sân chơi phù hợp để tập hợp họ, ví dụ như Hội doanh nhân Phật tử, Câu lạc bộ Sinh viên Phật tử, Nhóm nghệ sĩ Phật tử Hà Nội…

Định kỳ hoặc đột xuất, Ban Hướng dẫn Phật tử tổ chức các hoạt động cho các nhóm Phật tử này, ví dụ Tọa đàm của Phật tử Trí thức, Văn nghệ của Phật tử nghệ sĩ, Hội trại của Phật tử sinh viên, Từ thiện của Phật tử doanh nhân.

Còn nữa

 

Theo: phattuvietnam.net

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập