Giá trị cơ bản của Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang

Đã đọc: 2328           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Nhân dịp Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) vừa được UNESCO vinh danh cộng nhận là di sản ký ức thế giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương năm 2012, xin giới thiệu những giá trị cơ bản của di sản quý hiếm này.

Tính xác thực
Chùa Vĩnh Nghiêm là nơi khắc, in ấn kinh, sách giáo lý thiền phái Trúc Lâm tại chùa Vĩnh Nghiêm từ thế kỉ 13 được ghi rõ trong sách chính sử Việt Nam. Bộ Mộc bản gồm 3.050 đơn vị ván khắc, trong đó, có 2 bộ kinh phật, và luật sa di giới, luận bàn, giải thích về kinh phật và trước tác của Phật hoàng Trần Nhân Tông cùng các vị cao tăng thiền phái Trúc Lâm. Ở các ván khắc tương ứng với trang đầu hay trang cuối cho biết chính xác thời gian chế tác, người san khắc, địa điểm lưu giữ, bảo quản của mỗi bộ ván khắc.

Tính quý hiếm và độc đáo
Về mặt tôn giáo, Thiền phái Trúc Lâm do Trần Nhân Tông- Vị hoàng đế đi tu sáng lập là Phật phái riêng biệt đầu tiên của Việt Nam trên cơ sở  tiếp thu có chọn lọc Phật giáo của Ấn Độ và Trung Quốc, vừa phù hợp với đặc trưng của văn hóa Việt Nam vừa khẳng định được bản lĩnh tự chủ trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài.

Không như các phái khác dựa vào thế lực siêu nhiên bên ngoài, Thiền phái Trúc Lâm là phương cách tu hành tự bản thân, sống thuận theo qui luật của tạo hóa, lạc quan trước mọi hoàn cảnh, đưa tư tưởng Phật giáo nhập thế thâm nhập sâu vào dân gian Việt Nam bao đời nay và ngày nay tiếp tục phát triển, phổ biến rộng rãi ở nước ngoài.

Trên góc độ ngôn ngữ, nhiều mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được khắc bằng chữ Nôm, là loại văn tự của riêng người Việt Nam ra đời từ thế kỷ 11, khác biệt các loại văn tự khác trên thế giới. Đây cũng là bước ngoặt đánh dấu quá trình phát triển của hệ thống văn tự Viêt Nam, được sử dụng một cách có hệ thống trong trước tác của Phật hoàng Trần Nhân Tông và các cao tăng Thiền phái Trúc Lâm cũng như các trí thức đương thời. Họ sử dụng chữ Nôm để viết lời thuyết pháp dưới dạng văn vần (tiện cho việc phổ biến giáo lí nhà Phật vào dân gian). Những lời thuyết pháp được viết bằng chữ Nôm là những tổng kết ngắn gọn dưới dạng thơ hoặc là những diễn giải tư tưởng Phật học dưới lăng kính của người Việt Nam.

Về văn học, bản sách Thiền tông bản hạnh gồm nhiều tác phẩm văn học khác nhau: Yên Tử sơn Trúc Lâm Trần triều Thiền tông bản hạnh thể luận dưới dạng thơ lục bát gồm gần 800 câu (kể về sự tích thiền phái Trúc Lâm và sự hình thành của các nhà sư triều Trần) của Thiền sư Chân Nguyên, miêu tả cảnh đẹp của chùa chiền và quan trọng hơn là cảnh đẹp của tâm hồn người đã đắc đạo, cho thấy kết quả của việc tu hành dựa theo bản lực của thiền phái Trúc Lâm. Đương thời, hướng dẫn phương pháp dạy dỗ con cái, rèn luyện thế hệ trẻ theo chuẩn mực đạo đức của người Việt đương thời.

Giá trị về y học, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm còn là sự đúc kết kinh nghiệm dân gian, khảo nghiệm, tinh túy về y dược thời bấy giờ. Mộc bản là để truyền bá, phổ biến kinh nghiệm, vừa thể hiện lòng nhân ái của đạo Phật, qua đó nâng cao vị thế của nhà sư (theo trường phái Trúc Lâm) trong xã hội đương thời, là một biện pháp hoằng dương Phật pháp (hỗ trợ dân, làm dân quý, khiến dân tin theo).

Xét về mỹ học, bộ mộc bản được khắc công phu, cầu kỳ, tốn kém nhiều công sức. Người thợ khắc gỗ Việt Nam phải là người đa năng: giỏi chữ Hán,chữ Nôm; có bàn tay khéo léo, có con mắt tinh tường và bản tính kiên trì, nhẫn nại, thận trọng với trình độ thẩm mỹ rất cao mới tạo ra được các mộc bản này.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được khắc bằng chữ Hán và chữ Nôm với nhiều kiểu chữ khác nhau như chân thư, thảo thư, lệ thư, hành thư…, chữ khắc đẹp xứng đáng là những tác phẩm thư pháp.

Ngoài mộc bản kinh, sách, luật chùa Vĩnh Nghiêm còn có một số mộc bản in sớ điệp là loại văn bản chỉ có trong Phật phái Trúc Lâm, các tông phái khác không có loại văn bản này.

Ý nghĩa quốc tế
Kinh, sách được in ra từ kho Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là tư liệu của Thiền phái Trúc Lâm. Tư tưởng, giáo lý hành đạo của Thiền phái Trúc Lâm đã thấm nhuần sâu sắc và ảnh hưởng lan tỏa sâu rộng ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, tại Việt Nam có hàng nghìn ngôi chùa thuộc Thiền phái Trúc Lâm. Trên thế giới, thiền viện mang đặc trưng tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm cũng phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng đến Phật tử ở các nước sở tại. Phật tử  và nhà tu hành không chỉ là người Việt ở hải ngoại mà còn thu hút đông đảo tăng, ni, Phật tử là người các nước sơ tại.

Thơ nôm của các vị cao tăng Phật phái Trúc Lâm đã ảnh hưởng sâu sắc đến thời kỳ sau này. Nhiều người nước ngoài  đã học tập chữ Nôm để nghiên cứu, khai thác kho tàng thơ văn chữ Nôm thời trung đại Việt Nam để giới thiệu rộng rãi văn hóa Việt Nam ra thế giới. Qua nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du mà tổ chức UNESCO đã vinh danh Nguyễn Trãi, Nguyễn Du của Việt Nam là Danh nhân văn hóa thế giới.

Những tác phẩm văn học của các Thiền sư Việt Nam thiền phái Trúc Lâm nói riêng, Việt Nam nói chung mang đậm tư tưởng hướng thiện của đạo Phật đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học Thiền tông thế giới, mà những tác phẩm còn tồn tại trên ván khắc chùa Vĩnh Nghiêm là những đóng góp đáng trân trọng...

Nguồn: Báo Bắc Giang

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập