Chùa Non Xuân và pho tượng thần Độc Cước ở Hiệp Hòa - Bắc Giang

Đã đọc: 5696           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chùa Non Xuân có tên Nôm là chùa Khánh thuộc xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Ngôi chùa toạ lạc ở đầu thôn Khánh, cách trục đường quốc lộ 37 không xa khoảng 100m về hướng Đông.

Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lê, là trung tâm Phật giáo của nhân dân địa phương từ bao đời nay. Chùa Non Xuân là nơi thờ Phật đồng thời còn kết hợp tín ngưỡng dân gian bản địa thờ thần Độc Cước và người có công tu sửa xây dựng ngôi chùa là Trần Đình Ngọc và dòng họ Trần ở Lương Phong.

Tấm bia đá tạo dựng năm 1738 niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư đời vua Lê Ý Tông cho biết thời gian này xây dựng chùa với các toà tam quan, thiêu hương, tiền đường, hành lang, gác chuông và những người công đức tu sửa, tạo tượng trong chùa. Đã qua hơn 200 trăm thi gan cùng tuế nguyệt, đến nay chùa Non Xuân vẫn còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hoá cổ xưa. Từ hệ mái tới kiểu dáng kiến trúc đến các đồ thờ tự cũng như hệ thống tượng Phật trong chùa. Ngôi chùa hiện nay còn khá chắc chắn, có bình đồ kiến trúc kiểu chữ nhị gồm toà tiền đường năm gian và Phật điện ba gian. Phần liên kết vì mái ở chùa giống nhau kiểu vì kèo cột ván, nét kiến trúc cổ có sự đan xen của hai thời đại thời Lê và thời Nguyễn mang giá trị nghệ thuật cao. Trong chùa còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật quý có giá trị nghiên cứu khoa học như bát hương cổ, mõ gỗ, hương án, bia đá …và hệ thống tượng Phật.

Phật giáo vào vùng đất Bắc Giang là Phật giáo Thiền Tông nhưng không thuần tuý, nó có sự kết hợp các yếu tố của Tịnh Tông, Mật Tông. Khi du nhập vào Bắc Giang, đạo Phật đã tiếp thu và kết hợp với các yếu tố văn hoá dân gian bản địa. Chùa Non Xuân là nơi kết hợp đủ các yếu tố văn hoá này. Ngoài hệ thống tượng Phật được bài trí trên chính điện, chùa còn có ban thờ thần Độc Cước. Có tượng của Ngài gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Độc Cước ở Lương Phong. Độc Cước nghĩa là một chân, tục thờ này gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỉ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất liền cứu dân làng. Tưởng nhớ công ơn của Ngài, người dân đã lập ban thờ ngay bên trái toà thượng điện gọi ban thờ thần Độc Cước. Tượng thần Độc Cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân. Tượng không lớn chỉ cao 30cm, tượng được thể hiện dưới dạng võ tướng với một nửa người theo lối bổ dọc, nửa còn lại là mây cuộn đang trong thế vần vũ. Tượng lộ nửa người bên phải, áo của tượng dưới dạng của một võ tướng còn được gọi là áo giáp nhẫn nhục, nhằm chống dục vọng để hướng tới việc hành đạo.

Việc thờ thần Độc Cước ở chùa Non Xuân còn gọi mở nhiều hướng nghiên cứu khác phải chẳng ngôi chùa là nơi chịu ảnh hưởng của quá trình du nhập Đạo Phật vào vùng đất Bắc Giang ngay từ buổi ban đầu. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa: Từ tu đứng một chân đến thần Độc Cước là vấn đề liên quan rất gần gũi. Tác giả Nguyễn Mạnh Cường khi viết: “Chùa Dâu-Tứ Pháp và hệ thống các chùa Tứ Pháp” cho rằng Tăng Già La Đồ Lê như một biểu tượng linh thiêng của phép tu đứng một chân cho nên khi nói đến Độc Cước là có thể nghĩ ngay tới nhà sư này. Hình tượng thần Độc Cước và hình ảnh bàn chân Phật được nhân cánh hóa lên thành phép tu đứng một chân, cũng không ngoài ý nghĩa tôn vinh công đức của Phật Thích Ca. Tức là vào buổi sơ khai của Phật giáo ở Việt Nam, các nhà truyền giáo Ấn Độ đã mang trong hành trang của mình bàn chân đức Phật-một biểu tượng tâm linh Phật giáo lúc ấy vào Việt Nam trong đó có vùng đất Kinh Bắc-Bắc Giang.

Ngoài thờ Phật, thờ thần Độc Cước, chùa Non Xuân còn có ban thờ những người có công xây dựng và tu sửa chùa mà điển hình ở đây là ông Trần Đình Ngọc và dòng họ Trần ở Lương Phong. Trần Đình Ngọc là người thôn Chấp Pháp (làng Chớp) xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà, sinh thời ông được mọi người kính nể. Khi ra làm quan lại tận tuỵ trung thành, nên được tham dự việc triều chính. Năm Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái thứ 8 (1727) khi chúa Trịnh sắp đi tuần du về phía Tây, sai các trung sứ đi san các chỗ hiểm, sửa đường, xây dựng hành cung, nhà cửa. Bùi Nhân Hữu xây dựng ở núi Độc Tôn (thuộc xã Cát Nê, huyện Phổ Yên) Trần Đình Ngọc làm chùa Tây Thiên (ở Sơn Đình, huyện Tam Dương thuộc vùng núi Tam Đảo). Hoàng Nghĩa Chữ làm cung Hy Sơn, bắt dân phu dịch trong tám huyện ra làm, sau đó Trần Đình Ngọc lại tiếp tục làm các công việc khác của triều đình, có công nên đến năm Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ hai (1736) triều đình định lệ tiến lộc của quan binh, phong cho du Quận Công Trần Đình Ngọc làm phụ Quốc công thần. Đến các năm 1783, 1789, 1797 giúp dân làm đình, làm chùa. Vì thế dân xã đã suy tôn ông và bố mẹ ông là hậu thần và hậu Phật. Tại vùng đất Lương Phong còn rất nhiều điểm di tích thờ Trần Đình Ngọc điển hình là Lăng họ Trần. Ở Chùa Chấp Pháp, thôn Chớp còn có tượng của ông được tạc từ thời Lê khi ông còn sống ngồi làm mẫu cho thợ tạc. Chùa Non Xuân là một trong nhiều điểm di tích thờ Trần Đình Ngọc ở Lương Phong, Hiệp Hoà. Cùng với giá trị văn hoá vật thể, chùa Non Xuân còn có giá trị văn hoá phi vật thể quý giá. Ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hoá tôn giáo, nơi tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm của nhân dân địa phương. Hội lệ hàng năm được tổ chức ngày 15 tháng giêng Âm lịch cùng với lễ hội đình Khánh nên không gian lễ hội rộng với nhiều nghi lễ và các trò diễn xướng văn hoá dân gian độc đáo như nghi lễ rước thánh, lễ cầu mưa, tục cướp cầu, đánh đu, đấu vật, hát cửa đình...

Là ngôi chùa cổ di sản văn hoá quý giá của dân tộc, chùa Non Xuân điểm tham quan, nghiên cứu hấp dẫn cho những ai muối tìm về cội nguồn văn hoá truyền thống dân tộc.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập